Danh mục các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 31 - 32)

CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

2.1. Danh mục các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ

Thế kỉ XIX là một thế kỉ đáng chú ý của ngữ văn truyền thống Việt Nam về phương diện biên soạn từ điển song ngữ Hán Nôm. Các bộ từ điển đã lần lượt ra đời, trùng san trong thế kỉ này như: Nhật dụng thường đàm của

Phạm Ðình Hổ (1768 -1839), soạn xong năm 1827 tức Minh Mạng năm thứ 8, tân san năm Tự Đức nguyên niên 1848; Nam phương danh vật bị

khảo của Ðặng Xuân Bảng, soạn năm Kỉ Mão (1876), in năm Thành Thái

Nhâm Dần (1902); Ðại Nam quốc ngữ của Hải Châu tử Nguyễn Văn San, soạn xong năm Tự Đức 33 (1880), in năm Thành Thái Kỉ Hợi (1899); TựĐức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca của vua Tự Ðức, soạn

lúc sinh thời, năm Thành Thái thứ 8 (1896), Tu thư cục thuộc Quốc sử quán triều Nguyễn tu chỉnh lại, khắc in năm Thành Thái 10 (1898); Thiền

gia phạn số của Phúc Điền hòa thượng, soạn vào năm 1845 (Ất Tị, Thiệu Trị

thứ 5); Thiên tự văn (tác giả khuyết danh);.... Trong đó, bốn bộ tự điển,

từ điển Nhật dụng thường đàm (gọi tắt là Nhật dụng),

TựĐức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca (TựĐức), Nam phương danh vật bị khảo (Nam phương), Đại Nam quốc ngữ (Đại Nam) là những bộ tự điển, từ điển tiêu biểu nhất về độ dày, mức độ phổ biến cũng như các chủ định biên soạn. Chúng là những bộ sách có vai trò kép. Một mặt,

chúng là những sách học chữ Hán (tự học ), nếu xét về mục đích biên soạn. Mặt khác, chúng lại được xem là những tự thư , từ thư bởi vì ở chúng vừa có tính chất của “tự điển ”, “từ điển ”, nếu xét về phương diện kĩ thuật biên soạn. Chúng cũng là minh chứng cho sự tồn tại của loại hình từ điển biểu ý trong lịch sử biên soạn từ điển Việt Nam nếu như xem xét chúng theo kĩ thuật biên soạn. Chúng vừa là bảng chữ, bảng từ vừa là những bộ sách cung cấp kiến thức theo các chủ đề, môn loại. Chúng vừa là “bách khoa thư ” vừa là “từ điển giải thích ” vừa là “từ điển song ngữ ”. Chúng không chỉ là một sự đóng góp tạo nên bề dày cho ngữ văn truyền thống Việt Nam mà còn là những đóng góp tạo nên bề dày kinh nghiệm cho truyền thống biên soạn từ điển và bách khoa thư Việt Nam. Dưới đây chúng tôi lần lượt giới thiệu và sơ bộ mô tả về văn bản của bốn bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm thuộc đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)