TRONG CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ
3.4.3. Thích nghĩa chỉ dùng Hán văn
Ngoài hai phương pháp chủ yếu vừa nêu trên, trong các bộ TĐHN.TkXIX cũng thường sử dụng một phương pháp nữa là thích nghĩa chỉ dùng Hán văn. Cách thích nghĩa này phổ biến trong Nam phương và Đại Nam.
Ví dụ, trong Thiên văn môn, sách Nam phương tình hình diễn ra như sau:
THIÊN CỬU TRÙNG: - nhất Tôn động, nhị liệt tú, tam Thổ tinh, tứ Tuế tinh, ngũ Hỏa
tinh, lục Thái dương, thất Kim tinh, bát Thủy tinh, cửu Thái âm [một là Tôn
động, hai là các sao, ba là sao Thổ, bốn là Thái tuế, năm là sao Hỏa, sáu là Thái duơng, bảy là sao Kim, tám là sao Thủy, chín là Thái âm].
CHU THIÊN THẬP NHỊ THỨ: - tức thập nhị
cung tự Tí chí Hợi [tức vòng quay mười hai cung, từ Tí đến Hợi].
XÍCH ĐẠO: - nhị thập bát tú chi quĩ [quĩ đạo của hai
mươi tám sao].
HOÀNG ĐẠO: - nhật hành chi quĩ [quĩ đạo của mặt trời].
BẠCH ĐẠO: - nguyệt hành chi quĩ [quĩ đạo của mặt trăng].
Còn đối với Nhật dụng, cách thích nghĩa chỉ dùng Hán văn diễn ra với
một đặc thù riêng, dùng chủ yếu đối với những dị tự, dị âm nhưng đồng nghĩa, những từ hoặc cụm từ này được sắp xếp liên tiếp cạnh nhau và chỉ thích nghĩa ở mục từ đầu tiên, còn các mục từ khác tiếp theo không cần thích nghĩa mà chỉ ghi bằng chữ Hán là Đồng thượng, Nhị giảđồng thượng,
Tam giảđồng thượng, có nghĩa là “giống như trên”, “hai mục này giống
như trên”, “ba mục này giống như trên”.
Ví dụ, trong Luân tự môn của Nhật dụng, có các mục từ thích nghĩa bằng
Hình 3.13: Trang văn bản Luân tự môn sách Nhật dụng TỔ là ông ĐẠI PHỤ CỐ TỔ PHỤ HIỂN TỔ KHẢO tam giảđồng thượng TỔ MẪU là bà ĐẠI MẪU CỐ TỔ MẪU HIỂN TỔ TỈ tam giảđồng thượng
Với cách thích nghĩa như vậy, mục từ TỔ, TỔ MẪU (được in đậm) về hình thức, có tính chất như mục từ chủ đề, còn các mục sau được liệt kê lần lượt, là những mục từ đồng nghĩa với nó.
Qua thống kê về hiện tượng này trong Nhật dụng, chúng tôi thấy có 26
môn loại trên tổng số 32 môn loại của bộ sách dùng chữ đồng thượng để thích nghĩa; có nghĩa là có 26 môn loại có những mục chữ Hán đồng nghĩa. Với 223 lần xuất hiện chữ đồng thượng trong bộ từ điển này, cũng có nghĩa là
có 223 chữ Hán đồng nghĩa với ít nhất 233 chữ Hán khác trong đó. Cho nên, số lượng 223 chữ Hán được chú giải bằng chữ đồng thượng cũng là một
minh chứng về tính phân tích của mục từ chữ Hán thể hiện qua những biểu hiện đồng nghĩa, thay thế đồng nghĩa. Mặt khác, hiện tượng này cũng cho thấy rằng sự lựa chọn cách giải nghĩa của tác giả mong muốn áp dụng trong tiếng Việt là nhất quán. Thích nghĩa chỉ dùng toàn Hán văn chứng tỏ các bộ sách này được biên soạn cho mục đích sử dụng Hán văn, viết văn Hán, còn Việt ngữ (chữ Nôm) chỉ đóng vai trò phụ trợ cho việc giải thích chữ Hán khi dạy, học chữ Hán.
“Phần giải thích” của mục từ trong các TĐHN.TkXIX được lí giải và dẫn dụ như vừa trình bày trên đây tóm lại gồm 3 thành tố: dùng chữ Nôm để thích nghĩa, dùng chữ Hán lẫn chữ Nôm và chỉ dùng chữ Hán để thích nghĩa. Chúng đã tạo nên tính đa dạng và linh hoạt khi chuyển đạt tri thức chữ Hán.
Tiểu kết chương 3:
Trên đây là những điểm cơ bản về cấu trúc của mục từ trong các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX.
Mục từ như là sự cụ thể hóa cho cơ cấu bảng từ cũng như cụ thể hóa cho từng môn loại, cho từng chủ đề cụ thể, bao gồm “Phần được giải thích” tức là phần chữ Hán thuần túy, tương ứng với “danh vật” (vật được gọi tên); “Phần giải thích” tương ứng với danh nghĩa (nghĩa của tên). Phần giải thích gồm chữ Nôm và chữ Hán, trong đó chữ Nôm thường đóng vai trò chua nghĩa, chú nghĩa được gọi là tục âm (chữ Nôm được dùng trong những trường hợp đơn nghĩa); phần chữ Hán được dùng khi cần giải thích các khái niệm.
Mục từ và cơ cấu của mục từ đã được xem xét về mặt đơn vị số lượng mục từ và số lượng của “phần được giải thích” của mục từ và “danh vật” của nó. Về mặt đơn vị số lượng mục từ cho thấy các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX là những bộ từ điển cỡ nhỏ hay bậc trung. Về tính chất của các bộ tự điển, tự điển này từ góc nhìn tự điển học chữ Hán nói riêng và từ điển học nói chung, chúng là các bộ “từ thư ”, song ngữ. Về mặt “danh vật” hay tên của các sự vật trong “phần được giải thích” cho thấy, các bảng từ về cơ bản là danh mục vốn từ ứng với cái học tam tài.
Chữ Nôm trong “phần giải thích” của mục từ đã thể hiện vai trò không thể thiếu của tiếng Việt được ghi bằng chữ Nôm trong việc đối dịch, diễn dịch chữ Hán, văn hóa Hán. Đối dịch Hán Nôm ở đây gồm hai loại: đối dịch đối xứng và đối dịch phi đối xứng. Đối dịch đối xứng và cả đối dịch phi đối xứng cho thấy khả năng của chữ Nôm, tiếng Việt trong việc chuyển tải các khái
niệm, tri thức chữ Hán. Bộ phận chữ Nôm trong phần giải thích làm nên tính chất “song ngữ” của tự điển, từ điển Hán Nôm.
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỰ CẬP NHẬT TRI THỨC CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX