Cập nhật tri thức ngoài kinh điển Nho học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 139 - 143)

ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỰ CẬP NHẬT TRI THỨC CỦA CÁC TỰĐIỂN, TỪĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

4.3.2. Cập nhật tri thức ngoài kinh điển Nho học

Tính chất phi kinh điển - phi khoa cử của mục từ Hán trong từ điển Hán Nôm là tính chất mà như Nguyễn Văn San nói là “không phục vụ cho lối học kinh tế”. Lối học “Kinh tế” là lối học ra làm quan (kinh thế tế dân) theo tinh

thần Nho học mà trong khuôn khổ, điều kiện của Việt Nam thế kỉ XIX là lối học khoa cử. Tính chất này được thể hiện qua 27/32 môn loại của Nhật dụng

(trừ 5 môn loại Nho giáo, Đạo giáo, Thích giáo, Văn nghệ, Binh khí), 6/7 môn

loại của TựĐức (trừ Chính hóa loại), 31/33 môn loại của Nam phương (trừ Lễ

nhạc môn và Binh hình môn) và 48/50 môn loại của Đại Nam (trừ Văn sự môn

Binh khí môn). Như vậy, các mục từ Hán đã chuyển tải các nội dung của

mọi mặt đời sống sinh động, từ trời đất thiên nhiên, con người, bệnh tật và các hoạt động sống, đồ vật, đến cây cỏ, chim cá... Đây chính là những tri thức nằm ngoài khoa cử từ chương và kinh điển Nho học. Vì thế có thể nói đây là đặc trưng tiêu biểu của mục từ trong các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX.

Ngoài những dẫn dụ về sự định hướng biên soạn cái học “phi kinh điển”, cái học “phi kinh tế”, cái học “phi khoa cử” trong trường hợp của Đại Nam đã

trình bày trong mục 3.2.4 có thể vận dụng và tham khảo trong nội dung phần này; dưới đây chúng tôi xin dẫn một số môn loại trong Nhật dụng như là một

đại biểu của loại hình loại thư cung cấp và cập nhật tri thức nhật dụng ngoài kinh điển:

Môn loại Quả thực gồm 61 loại quả, như: AM LA là quả dâu;

LĂNG là quả ấu; LẠI QUA là dưa chuột; KHIẾM là súng; KHỔ QUA là mướp đắng; MỘC MIẾT là quả táo; ... NGŨ LIÊM là quả khế; PHIÊN THÙY là quả ổi;

ĐẬU GIÁP là đậu ván; TÂY QUA là dưa hấu; THẢI QUA là quả mướp; VƯƠNG QUA là quả dưa gang;

Môn loại Hỏa dụng gồm 24 mục từ ghi chép về lửa và công dụng của lửa:

HỎA NHUNG là bùi nhùi; ĐĂNG LUNG là lồng đèn; TRIỆP ĐĂNG là đèn xếp; BÁC HỎA THẠCH là đánh đá lửa; PHÁT PHONG LÔ là quạt hoả lò; ỦNG MINH là chuyên trà; TIÊN DƯỢC là sắc thuốc; THIÊU THANG là nấu nước nóng; BÀO TRÀ là om trà;…

Môn loại Phục dụng gồm 64 mục từ ghi về trang phục nói chung và Nữ

trang môn lại chi tiết về trang phục và đồ đoàn của phụ nữ với 48 mục từ, như

là: SƠ là cái lược thưa; BỀ là cái lược bí; LƯỢC PHÁT TỬ là cái chẽ tóc; NHƯỠNG HOA LỘ là nước hoa; OẠT NHĨ là cái môi lấy ráy tai; ... PHẤN HẠP là cái bạng phấn; KHẨU CHI là sáp thơm; KHẨU CHI HẠP là cái bạng sáp; KÍNH HẠP là cái gương có khung gỗ; MẠCH HOA KÍNH là cái gương đồng...

UẤT ĐẤU là cái bàn là; HUÂN LUNG là cái lồng xông áo; TÚ HÀI là cái giày thêu; TÚ LÍ là cái dép thêu; NÊ NHUNG LÍ là dép da lợn; TIỄN NHUNG LÍ là dép thung thúc; LỘC BÌ LÍ là cái dép buộc da hươu; THỦY MÃ TỬ là cái chậu đàn bà tiểu tiện.

Những tri thức ngoài kinh điển này là những tri thức không có trong cái học khoa cử. Đó là những tri thức phục vụ cho sự hiểu biết. Chúng đã được cập nhật trong các bộ sách dạy và học chữ Hán. Qua chúng, ta nhận thấy rằng nhận thức của các soạn giả đã chuyển biến. Họ nhận ra sự bất cập của cái học khoa cử, cái học mà lúc này phần nhiều mang tính giáo điều, không giúp gì nhiều cho sự mở mang tri thức, mà tri thức lúc này đang rất cần kíp cho sự

nhận thức và kinh bang trong hoàn cảnh xã hội mới của các nhà Nho Việt Nam lúc bấy giờ.

Tiu kết chương 4:

Trong chương này, luận án đã trình bày về những định hướng biên soạn nhằm bổ sung và cập nhật tri thức qua chữ Hán của các TĐHN.TkXIX trên cơ sở xem xét chúng trong môi trường song ngữ Hán - Việt lúc đó.

Môi trường song ngữ Hán Việt mà các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm này ra đời chính là bối cảnh xã hội - ngôn ngữ mà ở đó, chữ Hán, Hán văn có ngôi vị thượng đẳng, là chữ chở đạo thánh hiền.

Việc học chữ Hán từ cách nhìn chính thống trong bối cảnh đó đồng nghĩa với cái học khoa cử. Song cái học chữ Hán đâu chỉ là khoa cử. Chữ Hán, Hán văn còn là kênh chủ yếu cho sự cập nhật và mở mang những kiến thức có tính thời đại, quốc gia, thường nhật. Học chữ Hán đâu chỉ dành cho sĩ tử đào luyện để làm quan. Vả lại, cả một xã hội ai cũng muốn làm cha mẹ của dân thì lấy đâu ra dân để họ làm cha mẹ.

Khắc phục tình trạng ấy của việc học chữ Hán là một trong những nguyên nhân chủ yếu cho sự ra đời của hàng loạt các bộ sách học chữ Hán mà cấu tạo của chúng ở dạng bảng từ, bố trí theo môn loại, thích nghĩa bằng Nôm, bổ cứu cho cái học chữ Hán chính thống đương thời mà Nhật dụng thường đàm; Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca; Nam phương danh vật bị khảo; Đại Nam quốc ngữ là những bộ tiêu biểu nhất.

Mỗi người một vẻ, mỗi bộ sách ấy đã được biên soạn theo hướng riêng của mình để góp sức cho một sự nghiệp chung làm phong phú đời sống Hán học và đời sống Hán Nôm của thế kỉ XIX trong nhiệm vụ là công cụ và phương tiện cho sự truyền tải và cập nhật kiến thức, mở rộng phạm vi những người biết chữ Hán, chữ Nôm.

Bốn bộ TĐHN.TkXIX ra đời trong môi trường song ngữ Hán Việt của thế kỉ này, mỗi bộ có những định hướng biên soạn của mình. Nhật dụng thường

đàm biên soạn theo định hướng nhật dụng hóa tri thức Hán học; TựĐức Thánh

chế Tự học giải nghĩa ca biên soạn theo định hướng “chính hóa” mang tính

nhà nước; Nam phương danh vật bị khảo biên soạn theo định hướng cái học “đa thức” và “cách trí”; Đại Nam quốc ngữ biên soạn theo định hướng cái học phi khoa cử “tường tận được tên của muôn vật”, chuyển tải tri thức mang tính phi khoa cử.

KẾT LUẬN

Luận án với đề tài Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX

nhằm nghiên cứu bốn bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm được biên soạn, trùng san vào thế kỉ XIX từ góc nhìn từ điển học nói chung, tự điển, từ điển chữ Hán và Hán Nôm nói riêng và từ góc nhìn xem chúng như là những sách dạy, sách học chữ Hán.

Các nhiệm vụ đó được cụ thể hóa qua việc triển khai các vấn đề như sau:

Chương 1: Nghiên cứu những vấn đề tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên

quan đến đề tài và xác lập những vấn đề lí thuyết về từ điển học, từ thư học cho hướng triển khai vấn đề của luận án. Chương 2: Giới thiệu về danh mục

các bộ tự điển, từ điển, cấu trúc bảng từ của chúng. Chương 3: Nghiên cứu

mục từ và cấu trúc tổng quát của mục từ trong tự điển, từ điển. Chương 4:

Nghiên cứu những định hướng biên soạn, mục đích và nội dung kiến thức mà các bộ sách này cung cấp với tư cách là các sách dạy chữ Hán.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 139 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)