tiếp cận của luận án này. Theo hướng tiếp cận đó, trọng tâm của vấn đề là xác lập cấu trúc bảng từ (cấu trúc vĩ mô) và cấu trúc mục từ (cấu trúc vi mô) của các bộ tự điển, từ điển này để từ đó rút ra những đặc trưng chủ yếu của chúng về qui mô, cách thức tổ chức bảng từ, tính chất môn loại và tính chất biểu ý của chúng
trên phương diện tổ chức trong mối liên hệ với chức năng dạy và học chữ Hán ứng với các định hướng biên soạn nhằm nhật dụng chữ Hán và tri thức qua chữ Hán, mở mang và phổ cập chữ Hán, bổ cứu những hạn chế của việc học chữ Hán đang chi phối học thuật đương thời là học chữ Hán vì khoa cử.
3. Cấu trúc vĩ mô hay cấu trúc bảng từ của bốn bộ tự điển được tổ chức theo môn loại, mỗi môn loại lại bao gồm các mục từ. Tổng hợp của các mục từ tạo nên bảng từ của từng bộ tự điển, từ điển. Cấu trúc bảng từ của chúng thể hiện theo bảng sau:
STT Tên sách Môn loại Mục từ
5 Nhật dụng thường đàm 32 2.479
6 Tự Đức Thánh chế Tự
học giải nghĩa ca 7 9.030
7 Nam phương danh vật bị khảo 33 4.767
8 Đại Nam quốc ngữ 50 4.790
Cấu trúc bảng từ hay cấu trúc vĩ mô của bốn bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ thứ XIX cho phép qui chúng về cơ bản thuộc loại tầm trung, tương ứng với vốn tự, vốn từ chữ Hán tối thiểu (Nhật dụng thường đàm),
tương ứng với vốn từ chữ Hán tối thiểu và tối thuận (Nam phương danh vật bị
khảo; Đại Nam quốc ngữ; TựĐức thánh chế tự học giải nghĩa ca).
Cấu trúc bảng từ được sắp xếp và tổ chức theo môn loại mà mỗi môn loại lại ứng với một phạm trù kiến thức của học thuật lúc bấy giờ. Về phương diện tổ chức, kết cấu bảng từ theo môn loại cho phép xếp chúng vào phạm trù tự điển, từ điển biểu ý. Hơn nữa, cấu trúc bảng từ của cả bốn bộ tự điển, từ điển này lại còn được tổ chức theo cấu trúc bao hàm, cấu trúc mẹ con. Các môn loại tạo nên cấu trúc bảng từ, bảng từ lại bao hàm trong nó các mục từ, cho nên tính chất môn loại và tính chất biểu ý là đặc điểm nổi trội nhất về phương diện tổ chức bảng từ.
Tổ chức bảng từ theo môn loại đã làm cho các bộ sách này có khả năng phản ánh các vấn đề của học thuật lúc bấy giờ. Học thuật lúc bấy giờ thuộc phạm trù học thuật thời trung đại, tính phân ngành hầu như chưa có. Cái học trung đại có tính truyền thống đó được gọi bằng các tên như "cái học tam tài", "cái học cách trí". Riêng về phương diện Nho học thì mọi chú giải phục vụ cho khoa cử từ chương hay định hướng giáo hóa của triều đình thì được gọi là "chính học". Các bộ tự điển này đã phản ánh những vấn đề của học thuật đương thời cho dù mức độ thể hiện của chúng có sự khác nhau.