CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ
2.4.3. Tính tầng bậc, cấu trúc bao hàm, cấu trúc mẹ con của bảng từ
Mối quan hệ giữa bảng từ - môn loại - mục từ tạo nên tính tầng bậc của tự điển, từ điển. Ở tầng 1 bao gồm bảng từ - môn loại. Ở tầng 2 bao gồm bảng từ - môn loại - mục từ. Bảng từ của chúng nhìn chung được xây dựng theo cấu trúc sau: bảng từ - môn loại - mục từ. Tầng bậc và quan hệ giữa bảng từ - môn loại - mục từ cho phép ta nhận thức về tính tổng hợp và tính phân tích của bảng từ - môn loại - mục từ. Nếu bảng từ lớn mà môn loại ít sẽ dẫn đến mỗi một môn loại sẽ có nhiều mục từ và sẽ khó học chữ Hán hơn. Nếu bảng từ cơ bản là
giống nhau mà lại được phân ra làm nhiều môn loại, tức tính phân tích của môn loại cao thì cơ cấu bài học sẽ nhiều lên, bài học vì thế sẽ giản đơn hơn. Càng tăng số lượng môn loại (tức là tăng tính phân tích cho nó) thì giá trị sư phạm, dạy chữ càng tăng. Quan hệ giữa tính tổng hợp của bảng từ và tính phân tích của môn loại và mục từ dường như vận động theo chiều hướng ngược nhau. Xu hướng tăng môn loại là xu hướng chủ đạo. Hơn nữa, trong một môn loại cũng cần phải được chia thành các nhóm nhỏ hơn nữa đã trở thành một trong những xu hướng chủ đạo trong thiết kế các sách dạy tri thức qua chữ Hán mà bốn bộ được chúng tôi nghiên cứu ở đây là những ví dụ.
Mỗi môn loại ứng với một bộ phận hay nhiều lĩnh vực của cái học tam tài. Do vậy, để hạn chế tính tổng hợp của môn loại, ở một vài trường hợp, môn loại lại được chi tiết hóa thành mục từ chủ đề và mục từ cụ thể. Điều này cho phép nói đến tính tầng bậc của bảng từ cũng như sự tiến hóa của nó theo thời gian. Tính tầng bậc của bảng từ và sự tiến hóa qua thời gian của nó đã được thể hiện rõ qua Bảng từ của Nam phương. Ở đây bảng từ được xây dựng theo cấu trúc
bao hàm, cấu trúc mẹ con, trong đó bảng từ gồm các môn loại, các môn loại lại bao gồm các mục từ thành phần.
Dưới đây là ví dụ về tính tầng bậc, cấu trúc bao hàm, cấu trúc mẹ con của bảng từ trong môn loại Thân thể môn của Nam phương.
THẦN là môi, với các mục từ cụ thể liên quan đến môi như: HẬU thần hậu; BẠC thần bạc; ...; THIỆT là lưỡi, với 2 mục từ cụ thể: THIỆT CĂN; THIỆT TIÊM; XỈ là răng, với các mục từ cụ thể: NHA SÀNG là lợi; NHA QUAN; XỈ PHÙNG là kẽ răng; ...; HÀM với các mục từ liên quan đến hàm như: DI; PHỤ CỐT XA...; YẾT HẦU là họng;… HUNG là ngực; ...; NHŨ là vú..; PHÚC là bụng;…; NGŨ TẠNG thuộc âm, với các mục từ như: TÂM là ruột ; CAN là gan; TÌ là dạ
dày; PHẾ là phổi; THẬN là bầu dục; ...; LỤC PHỦ thuộc dương, với: VỊ là vị; TIỂU TRÀNG là ruột con;
ĐẠI TRÀNG là ruột to; ...;
Nam phương là bộ sách của cái học cách trí được biên soạn ở dạng loại
thư nên nhiều mục từ có thể được qui vào một phạm trù bao quát hơn. Ở đây, chữ Hán có khuôn hình to hơn chữ Nôm. Chẳng hạn, tất cả những chữ về sao thì đều được đặt sau chữ TINH. Tất cả những chữ về khí thì đều được đặt sau chữ KHÍ. Những chữ chỉ một phạm trù bao quát có tính chủ đề đó được đặt trong một ô vuông. Một môn loại có thể có nhiều chữ được đặt trong ô vuông. Do vậy, chữ trong ô vuông tạo thành một loại mục từ bao quát, có tính chủ đề - mục từ chủ đề. Kết cấu ở bảng từ ở đây sẽ là: Bảng từ - Môn loại - Mục từ chủ đề (Tiểu môn loại) - Mục từ. Còn các mục từ có trong mục từ bao quát này có thể được gọi là mục từ thành viên hay mục từ cụ thể. Điều này không chỉ tạo nên tính tầng bậc, tính bao hàm, cấu trúc mẹ con của bảng từ mà còn góp phần tạo nên tính biểu ý của nó cũng như của 3 bộ còn lại mà chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi đề tài này.