Nhật dụng thường đàm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 32 - 34)

CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

2.1.1. Nhật dụng thường đàm

Hiện nay Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu trữ số lượng văn bản của

Nhật dụng với các kí hiệu: AB.511; VNv.135; VNv.67; AB.17;AB.134; VNv.69; A.3149.

Bản Nhật dụng được chọn nghiên cứu có kí hiệu AB.511 do Đồng Văn

Trai tàng bản, tác giả Phạm Đình Hổ , sách khắc in năm Tự Đức 4 (1851) gồm 51 tờ, khổ 22.5 cm x 15 cm. Sách gồm 104 trang, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 8 hàng, gồm 3 cỡ chữ lớn nhỏ khác nhau:

Hình 2.1: Trang bìa Nhật dụng

TựĐức tứ niên xuân nguyệt tân tuyên

Nht dng thường đàm

Đồng Văn Trai tàng bản

Chữ lớn nhất ở chính giữa hàng là những chữ Hán, ví dụ: HOÀNG THIÊN THƯỢNG ĐẾ, THÁI DƯƠNG, DẠ MINH, … Mỗi mục từ có thể từ 1 đến 4 chữ (tự, ngữ) được tổ chức theo hình thức song ngữ. Trật tự thông thường là: một mục từ chữ Hán lại có chua nghĩa bằng chữ Nôm. Chữ Hán có khuôn hình to hơn nhiều nếu so với chữ Nôm. Giữa mục từ chữ Hán và phần chua chữ Nôm thường có chữ “ là”.

Chữ lớn vừa mà mỗi hàng hai dòng là những chữ Nôm chỉ nghĩa những chữ Hán nói trên hay có khi là cả chữ Hán, ví dụ: là đức hoàng thiên thượng đế chúa tể thiên giới; là mặt trời; là trăng, ...

Chữ nhỏ là những chữ Hán thường nằm bên vai phải chữ Hán lớn nhất để đọc âm, để nếu cần thì có thể chú thích âm cho chữ Hán đó. Dưới đây là sự minh chứng:

Hình 2.2: Trang đầu môn loại Thiên văn sách Nhật dụng

- Thiên văn môn đệ nht

THIÊN là trời, TIÊU là da trời;

HẠO THIÊN THƯỢNG ĐẾ đức Hạo Thiên Thượng đế chúa tể

thiên giới; THIÊN THẦN các

thần thiên giới; NHẬT là mặt trời;

ĐẠI MINH đồng thượng (là mặt trời);

THÁI DƯƠNG đồng thượng;

KIM Ô đồng thượng; TRÚ là ngày; ...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)