Tính chất biể uý của bảng từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 62 - 66)

CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

2.4.4. Tính chất biể uý của bảng từ

Bảng từ được xếp theo môn loại. Hơn nữa có trường hợp, môn loại lại được phân thành các chủ đề nhỏ hơn. Lối sắp xếp đó đã tạo nên tính biểu ý cho loại hình tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX. Tính biểu ý trở thành một trong những đặc trưng chủ yếu nhất của bốn bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm Việt Nam thế kỉ XIX. Tính biểu ý ở đây được biểu hiện qua việc t

chức bảng từ theo môn loại cũng như sự triển khai cụ thể của các mục từ sau đó theo định hướng chủ đề, chủ điểm các tri thức nếu như xem xét tổ chức bảng từ và tổ chức tự điển của các bộ sách này theo sự phân loại từ điển biểu âm và từ điển biểu ý của từ điển học hiện đại mà chúng tôi đã dẫn ra trong Chương 1 của luận án này.

Xin dẫn dưới đây một số môn loại trong quyển thượng làm minh chứng cho tính biểu ý ở Nam phương:

Môn loại Thiên văn ( Thiên văn môn) (tờ 3a - 5b) của sách này, bắt

đầu bằng các mục từ như: THIÊN CỬU TRÙNG, CHU THIÊN THẬP NHỊ THỨ..., rồi sau đó đến các mục từ có tính chất chủ đề được đặt trong ô vuông nhằm chi tiết hơn về các lĩnh vực của thiên văn, như:

NHẬT với các mục từ cụ thể liên quan đến mặt trời như: HÂN, HÚC.... Mục từ chủ đề NGUYỆT với các mục từ cụ thể như: XUẤT, LẠC... Mục từ chủ đề TINH với các mục từ cụ thể liên quan đến sao như: TÚ, TRUNG NGUYÊN THÁI VI VIÊN... Mục từ chủ đề NGŨ TINH với các mục từ cụ thể là tên các sao như MỘC TINH, HOẢ TINH... Mục từ chủ đề VÂN là mây với các mục từ về mây như: THANH VÂN; HOÀNG VÂN; BẠCH VÂN; XÍCH VÂN; HẮC VÂN; DUẬT VÂN, LOẠN VÂN...

Còn ở môn loại Địa lí ( Địa lí môn) (tờ 5b - 8a) thì tình hình lại như

sau: ĐỊA CHẤN là đất động; ĐỊA LIỆT là đất sét; THỔ là đất; NGUYÊN là núi; LỤC là núi cao; BÌNH DƯƠNG; ỐC NHƯỠNG là đất thịt; ...; HÀM ruộng mặn;... Thật là muôn hình vạn trạng những thuật ngữ, tên gọi liên quan đến đất để rồi đi đến các mục từ chủ đề có đóng khung như SƠN là núi... Cũng với rất nhiều biểu hiện của núi như: ĐIÊN là đỉnh núi; THUÝ VI là gần đỉnh núi...; THẠCH là đá - với những biểu hiện cụ thể của đá như: THẠCH NHŨ; THẠCH PHÁT là rêu đá... Đây là môn loại cung cấp kiến thức về địa lí, địa chất.

Ở môn loại Thân thể ( Thân thể môn) (tờ 9b - 13a), gồm các mục

từ trỏ về các bộ phận cơ thể, được liệt kê lần lượt từ đầu tóc, mặt mũi đến chân tay, và cả các cơ quan nội tạng, sinh dục… Môn loại này bắt đầu với các mục

từ chủ đề như: ĐẦU gồm các mục từ cụ thể như LƯ là xương đầu; ĐỈNH; NÃO là óc... Mục từ chủ đề PHÁT là tóc, với các mục từ cụ thể: PHÁT TẾ là chân tóc; CHẨN; TẾ như tơ; SƠ tóc he ... Mục từ chủ đề DIỆN là mặt, với các biểu hiện cụ thể liên quan đến mặt như CHÍNH DIỆN; SẮC, MA DIỆN là mặt rỗ,... Mục từ chủ đề MỤC là mắt, với các mục từ cụ thể về mắt như: TÌNH mắt châu; MÂU TỬ là con ngươi; NHÃN KHUÔNG là vành mắt; NHÃN HUYỀN là mí mắt trên; ...

Môn loại Nhân sự ( Nhân sự môn) (tờ 16a - 23b) gồm các mục từ

biểu thị hoạt động của các bộ phận thân thể con người theo các chủ đề, các mục từ biểu thị quá trình sống, hoạt động sống như: ĐẦU với các mục từ cụ thể biểu thị động tác liên quan đến đầu như: ĐIỆU ĐẦU là lắc đầu; HÀM là gật đầu; TAO ĐẦU là gãi đầu; ĐÁI là đội đầu... Mục từ chủ đề PHÁT với các mục từ cụ thể biểu thị các động tác liên quan đến tóc như: MỘC là gội đầu; BẠT là nhổ tóc... Mục từ chủ đề MỤC với các mục từ cụ thể biểu thị các động tác liên quan đến mắt như: THỊ là trông; NGƯỠNG cử đầu vọng (ngẩng đầu trông lên); XÍ cử chủng vọng (kiễng chân trông); CỐ là trông

lại; THUẤN là chớp mắt; HẠ THỊ là trông dưới; TRẮC THỊ trắc mục vọng; .... Có thể nói, môn loại này như một cuốn nhật

kí về hoạt động sống của cuộc đời mỗi con người vậy.

Môn loại, sự sắp xếp, cách thức trình bày các mục từ cũng theo mô thức tương tự và kiến thức truyền tải qua các mục từ đó đã tạo nên tính chất biểu ý của loại hình tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX

Tiu kết chương 2:

Từ sự trình bày trên cho thấy, các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX được biên soạn trên cơ sở kế tục một truyền thống biên soạn tự điển, từ

thư của không chỉ Trung Hoa mà cả Việt Nam mà bốn bộ sách được nghiên cứu trong luận án này là những bộ tiêu biểu nhất.

Nguồn dẫn liệu là những sách không chỉ xuất xứ từ Trung Quốc mà còn xuất xứ từ Việt Nam. Chúng có tính cập nhật tri thức, trong đó đặc biệt là các tri thức Việt Nam, tri thức đương thời.

Sự nghiên cứu về cấu trúc của bảng từ tức cấu trúc vĩ mô của các tự điển và từ điển này cho thấy, chúng có qui mô tầm trung, ứng với vốn từ tối thiểu và tối thuận trong văn tự học chữ Hán.

Cấu trúc bảng từ được tổ chức theo môn loại, mang tính bao hàm, mẹ con, mà trong đó bảng từ bao hàm các môn loại, các môn loại bao hàm các mục từ, theo tuyến tính: Bảng từ - Môn loại - Mục từ chủ đề - Mục từ cụ thể.

Cấu trúc này và sự sắp xếp mục từ của chúng đã tạo nên một số đặc điểm của cơ cấu bảng từ các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX là: tính chất môn loại của bảng từ; tính tầm trung, bỏ túi của bảng từ; tính chất biểu ý. Khi xét bảng từ và tổ chức bảng từ theo đặc trưng tổng hợp tính và phân tích tính cho thấy, bảng từ của các bộ sách như Nhật dụng thường đàm, Nam phương danh vật bị khảo, Đại Nam quốc ngữ được tổ chức theo hướng chi tiết hóa theo môn loại. Chúng mang đặc trưng phân tích tính trong tổ chức môn loại và tổ chức bảng từ. Chính điều này đã làm tăng khả năng học chữ của chúng cũng như khả năng nhật dụng kiến thức, phổ biến cái học cách trí, cái học phi khoa cử của các bộ sách này. Điều này không chỉ thể hiện qua sự phân tích mà còn được minh chứng qua trải nghiệm lưu hành, xuất bản của chúng, nhất là với trường hợp Nhật dụng thường đàm.

Sự mô tả và nhận thức trên đây về cấu trúc bảng từ sẽ làm cơ sở cho mọi nghiên cứu về cấu trúc mục từ sẽ được trình bày ở chương 3 của luận án này.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)