Định hướng " đa thức” và “cách trí” trong “Nam phương danh vật bị khảo”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 121 - 128)

ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỰ CẬP NHẬT TRI THỨC CỦA CÁC TỰĐIỂN, TỪĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

4.2.3. Định hướng " đa thức” và “cách trí” trong “Nam phương danh vật bị khảo”

b kho”

Nam phương không chỉ là một bộ từ điển song ngữ Hán - Nôm thông thường mà ý nghĩa của nó nằm ở chính tên gọi của nó. Từ tên gọi và cách thức biên soạn cũng như những vấn đề chứa đựng trong nó, Nam phương đã thể hiện khát vọng biết đến ngọn nguồn sự vật. Tất nhiên, biết đến ngọn nguồn sự vật ở đây thuộc phạm trù “cách trí”. Lời tiểu dẫn do Đặng Xuân Bảng viết vào ngày tốt tháng 4 năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái (1901) có câu: “ Sự học, chẳng có gì cần hơn là cùng lí. Lí lấy gì mà cùng. Chính là cách vật vậy. Ôi cái gọi là cách vật, chính là thấu cùng đến được lí của sự vật vậy. Đâu có phải chỉ biết tên gọi của các vật mà thôi”.

Cách vật tức là nghiên cứu sự vật trong phạm vi của cái học Tam tài, cái học nhằm thấu hiểu thiên văn, địa lí, nhân sự, cái học ứng với sự hiểu biết về tự nhiên xã hội. Trong cái học gọi là cách vật ấy, muốn hiểu được vật, trước tiên phải định danh được chúng. Danh vật và danh nghĩa là hai mặt của quá trình nhận thức về sự vật.

Về điều này, Đặng Xuân Bảng viết: “Thế nhưng khi đấng Thánh nhân (chỉ Khổng Tử) dạy học trò học Thi, nhất định muốn học trò biết nhiều tên của các loài chim thú cỏ cây là vì sao vậy? Bởi vì, tên gọi của vật chính là chỗ lí thác gửi mà bảo tồn trong đó. Biết tên vật thì có thể thấu cùng lí của nó”. Tại sao Thiện Đình Đặng Xuân Bảng - một người có một sở học cũng như sự đỗ đạt có thể được coi là khá thành tựu đối với đạo thánh lại đặt ra vấn đề “cách trí”, vấn đề “đa thức” biết danh xưng cỏ cây chim thú? [Thiện Đình Đặng Xuân Bảng (1828-1910): 1846 đỗ Tú tài; 1850 đỗ cử nhân; 1856 đỗ Đồng Tiến sĩ; 1857 làm việc ở Nội các; 1860 bổ nhiếp Tri phủ Thọ Xuân; 1867 thăng Bố chính Thanh Hoá; 1870 thăng Tuần phủ Hưng Yên; 1872 thăng Tuần phủ Hải Dương... Có thể nói khá thành công, ngoại trừ trường hợp một lần bị biếm]. Đó có lẽ vì ông nhận thấy rằng cái học từ chương không đủ giải quyết công việc; rằng cái học trong sách vở xưa của người Bắc nhan nhản những cách nói khó hiểu, không phù hợp với đương thời. Đề cập đến vấn đề này ông viết: “Danh

và nghĩa của muôn vật ta có thể thấy chúng đủ cả trong sách Nhĩ nhã của Chu Công , Cấp tựu chương của Sử Du , Thi s của Lục Cơ

, Nam phương thảo mộc trạng của Kê Hàm thời Tấn, trong sách

Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân đời Minh, trong sách Quần

phương phổ của Vương Tấn Tượng , cho đến các sách Thuyết văn

, Tì nhã , Chính tự thông , Thông tục văn , Cách trí kính nguyên

, Tam tài đồ hội . Lời huấn hỗ của các sách ấy đối với người học sau

khá rõ ràng. Thế nhưng đọc những sách ấy nhan nhản những chỗ chê bôi, bài xích lẫn nhau. Qua đó mới hay, cái khó nhất của việc học không phải chỉ khó do yêu cầu của môn “cách vật” mang lại mà là ở chỗ khó biết tên của sự vật đấy”. Nhận thức trên về danh vật còn được ông phát triển trong sự liên hệ với thời gian, không gian: “Huống hồ xưa nay tên khác, Nam Bắc âm riêng. Cho nên đối với những gì nhằm phân biện sự vật, chính đính danh xưng không chỉ là khó mà lại còn là những cái rất khó lắm thay!”. Qua đó ta có thể thấy Thiện Đình Đặng Xuân Bảng cho rằng, mọi sách vở của các nhà chỉ có giá trị trong những thời điểm nhất định, không thể giáo điều mà áp đặt cái nhìn của người xưa cho hôm nay. Có thể coi đó là một cách nhìn phản tỉnh của một nhà Nho. Ông rất đề cao các trước tác của Lê Quí Đôn, Tuệ Tĩnh, Phạm Đình Hổ nhưng ông cũng nhận ra rằng các trước tác đó cũng có những hạn chế. “Các sách Vân

Đài loại ngữ của tiền bối Lê Quí Đôn, Dược tính chỉ nam của Tuệ Tĩnh, Nhật

dụng thường đàm của Phạm Đình Hổ cũng từng tham bác rộng khắp các sách

để truyền dạy cho bọn hậu học, thế nhưng vẫn chỉ túm lấy "cái một"mà bỏ sót "cái muôn". Người đọc không khỏi không giận ghét”. Đó chính là động cơ thôi thúc ông sưu tập tư liệu để viết bộ Nam phương này. “Xưa tôi từng làm quan ở

bốn phương, mỗi lần gặp vật gì đều lệnh kiểm chính, thuận tay sao chép. Tôi luôn hận sách của các bậc tiền bối phần nhiều còn khuyết lược ”.

Như vậy, cái khuyết thiếu của sách vở đời xưa chủ yếu thuộc vào phạm trù những cái mà đương thời mới có, hay sản vật ở nước ta có mà Hán văn

không ghi. Ông đã biên soạn Nam phương theo tinh thần đó. “Năm Kỉ Mão, tôi

bị biếm trích ra vùng Đà Giang. Tôi nhân đó bèn lấy những sách của người xưa làm cùng với sách của các bậc tiền bối nước ta, sách Nhất thống chí của bản

triều, cùng với những gì hàng ngày tay ghi chép được, đem ra khảo đính với nhau. Chỗ nào thiếu sót thì bổ sung, chỗ nào sai sót thì đính chính, chỗ nào chưa biết thì để khuyết. Rồi phân ra môn loại, liên hệ với tục âm, kiêm chép hình trạng để tham khảo cho đủ. Đại khái muốn biết nhiều tên gọi sự vật để tiện huấn hỗ trong gia đình mà thôi. Còn như từ ước mà rộng biết thêm, từ lược mà đi đến được chỗ tường, để mà đạt được cùng lí cách vật rồi đi đến trí tri thì đã có trong các sách của cổ nhân rồi!”.

Bài tựa được viết vào ngày tốt, tháng Tư năm Tân Sửu (1901) niên hiệu Thành Thái và sách được in vào năm Nhâm Dần (1902) niên hiệu Thành Thái. Như vậy bộ sách này kể từ khi khởi thảo (1879) cho đến khi viết tựa là 22 năm. Chắc chắn rằng khi viết tựa ông đã xem lại bản thảo và hoàn chỉnh nó cho công việc định bản in ấn vào năm 1902. 22 năm cho sự hoàn thành một bộ sách đã cho ta thấy tất cả những công phu và nhiệt huyết mà tác giả đã gửi vào

Nam phương này. Vì thế Nam phương danh vật bị khảo cần được coi là một trong những biểu hiện cho lối học cách trí của một nhà Nho Nam phương trong tinh thần “Nam phương chi cường” của một bộ phận sĩ quân tử nước Việt giữa

buổi Âu Á giao thông, cố phát triển nền học vấn Nho học trong điều kiện mới bằng chữ Hán, Hán văn và chữ Nôm.

4.2.3.2. Định hướng "đa thức” và “cách trí” qua cơ cấu bảng từ

Cái học "đa thức” và “cách trí” trong Nam phương được thể hiện qua cơ

cấu bảng từ của nó như sau:

Môn loại Nhân phẩm (tờ 26b - 28b) gồm các mục từ chỉ phẩm cấp nghề

nghiệp của con người trong các tôn giáo từ Nho - Phật - Đạo đến đạo Thiên chúa và các vấn đề xã hội như: TIÊN THÁNH; TỨ PHỐI; THẬP TRIẾT; TIÊN NHO; TIÊN; ĐẠO SĨ; NỮ QUÁN; PHẬT; TĂNG; TĂNG CƯƠNG; TĂNG CHÚNG; NI CÔ; THIÊN CHÚA (Gia tô giáo); GIA TÔ; GIÁM MỤC; LINH MỤC, ĐẠO ĐỒ; ĐỒNG TRINH; HỒI GIÁO; CHƯ SINH;

HƯƠNG HIỀN; HƯƠNG TIÊN SINH; HƯƠNG QUAN; THI SĨ; TƯỚNG SĨ; TINH SĨ; CHIÊM KHOÁ; BỐC SĨ; THIÊN VĂN SINH; TÁNG SƯ; PHÁP MÔN ĐẠO LỤC là thầy phù thuỷ (diệc viết vu - cũng còn gọi là vu);...; Thực là một danh sách dài

các tên gọi theo phẩm cấp, tài năng... định vị giá trị của con người trong quan niệm đương thời.

Ở môn loại Nông tang (tờ 57a - 60a), các mục từ thuộc về các chủ đề có liên quan đến nông nghiệp như sau:

Mở đầu môn loại là mục từ chủ đề NÔNG với các mục từ về nông, nghề nông, dụng cụ nghề nông: LÊ là cái cày; LÊ LỰC là lưỡi cày; LÊ DUỆ là mũi cày; LÊ BÍCH là thác lưỡi cày; LÊ XỈ là răng cày; SAO là cán cày...; VÂN BÁ là cào bừa; TRÚC BA là cào tre; BÌNH BẢN là ván kiệu. ĐIỀN THANG là ống tre; CÔN TRỤC là kiệu khô; KẾT CAO là gầu tay; KIỆU (kiết cao thượng hành) ; HỘ ĐẨU là

hầu kiệu; ĐỒNG XA là xe nước; ĐỒNG LUÂN là bánh xe nước; TRỤC (luân chi trục); CỐC; THUNG TRỤ là

cột xe; THẠCH THƯƠNG là vời nước; MỘC TÀO là áng thác nước; THUỶ SÁCH là then nước;

Sau mục từ chủ đề NÔNG, là đến mục từ chủ đề PHỐ, với các mục từ cụ thể chỉ về các công cụ như: vồ, cuốc, mẹt, dao phát cỏ, nia nuôi tằm...: HOẠCH là cuốc ; SẢN là cuốc tàu; ƯU là vồ; THỔ LUNG là mẹt đất ; PHÁT là dao phát;...

Sau mục từ PHỐ là mục từ chủ đề TÀM với các mục từ cụ thể chỉ về tằm: TÀM LIÊN là nở trồng tằm, TANG LUNG là sọt; ... Cuối cùng là mục MIÊN dụng cụ xe tơ như thoi, khung cửi:

MỘC MIÊN LÃM XA là xe ra bông; MỘC MIÊN ĐÀN CUNG là cung bật bông; MỘC MIÊN QUYỂN ĐÌNH là ống cuộn bông; MIÊN ĐỒNG là con cói; ...

Không đơn thuần giải nghĩa từ Hán như Nhật dụng và Tự Đức, các mục

từ trong các môn loại của Nam phương có sự giải thích nghĩa Hán một cách chi

tiết hơn:

Ở môn loại Tuế thời (tờ 8a - 9b), các chữ Hán được thích nghĩa bằng chữ

Nôm và có sự giải nghĩa chi tiết bằng chữ Hán, đôi khi không có chữ Nôm thích nghĩa mà chỉ có chữ Hán. Trong sự trình bày ví dụ dưới đây, chúng tôi chỉ dịch nghĩa phần giải nghĩa bằng chữ Hán mà không ghi phiên âm, và đưa vào ngoặc vuông [ ], chữ Hán trong mục từ chủ đề được in đậm:

Hình 4.3 Hình 4.4

(Hai trang chứa môn loại Tuế thời của Nam phương)

NIÊN là năm [nhà Đường Ngu gọi là tải , nhà Hạ gọi là tuế ,

nhà Thương gọi là tự , nhà Chu gọi là niên ]. TUẾ là Thái tuế [như Tí,

Sửu, Dần, nay gọi niên kỉ là niên, gọi thái tuế là tuế]. NGUYỆT là tháng, có các mục từ cụ thể được giải thích chi tiết: NHUẬN NGUYỆT [tháng mà không có trung khí thì gọi là nhuận]; ĐẠI NGUYỆT là tháng đủ [ba mươi ngày gọi là đại tận ]; TIỂU NGUYỆT [là tháng thiếu [hai mươi chín ngày gọi là tiểu tận ]; SÓC là mùng một [ngày đầu tháng tức ngày mùng một]; VỌNG là mười lăm, [ngày mà mặt trăng mặt trời ở hai hướng Đông Tây cùng hướng về nhau là ngày mười lăm]; HỐI là ngày ba mươi [ngày kết thúc tháng là ngày ba mươi]; TUẦN là một tuần [mười ngày gọi là một tuần, gọi là hoán ]; TIẾP TUẦN [từ giáp tới quí]; TIẾP THỜI [từ tí đến hợi].

Mục từ chủ đề sau đây lại có các mục từ cụ thể chú giải một cách chi tiết về năm tháng và tên gọi khác của các tháng trong năm: TỨ TỰ: MẠNH XUÂN [tháng giêng cũng gọi là Dần nguyệt , gọi là Đoan nguyệt , gọi là Tưu nguyệt , gọi là Tảo xuân ]; TRỌNG XUÂN [tháng

hai, cũng gọi là Mão nguyệt , gọi là Lệnh nguyệt ]; QUÍ [tháng ba, cũng gọi là Thìn nguyệt , gọi là Tàm nguyệt , gọi là Mộ xuân ]; MẠNH HẠ [tháng tư, cũng gọi là Tị nguyệt gọi là Dư nguyệt ]; TRỌNG HẠ [tháng năm, cũng gọi là Cấu nguyệt , gọi là Ngọ nguyệt ]; QUÍ HẠ [tháng sáu, cũng gọi là Mùi nguyệt , gọi là Đán nguyệt ]; MẠNH THU [tháng bảy, cũng gọi là Thân nguyệt , gọi là Cúc nguyệt , gọi là Tảo thu ]; TRỌNG THU [tháng tám, cũng gọi là Dậu nguyệt , gọi là Quế nguyệt ]; QUÍ [tháng chín, cũng gọi là Tuất nguyệt , gọi là Huyền nguyệt , gọi là Mộ thu ]; MẠNH ĐÔNG [tháng mười, cũng gọi là Hợi nguyệt , gọi là Dương nguyệt , gọi là Sướng nguyệt ]; TRỌNG ĐÔNG [tháng mười một, cũng gọi là Tí nguyệt , gọi là Phục nguyệt ]; QUÍ ĐÔNG [tháng mười hai, cũng gọi là Sửu nguyệt , gọi là Lạp nguyệt ]... Đó là sự chi tiết về khái niệm năm, tháng, ngày, mùa, cung cấp cho ta những tên gọi khác nhau một cách cụ thể và phong phú. Qua những ví dụ trên cho thấy, cơ cấu mục từ trong các bảng từ đã thể hiện những nội dung về “đa thức”, “cách vật trí tri” mà bộ sách chuyển tải. Như vậy có thể nói, Nam phương là tiêu biểu cho cái học tìm đến ngọn nguồn

của sự vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 121 - 128)