Môi trường song ngữ Hán Việt và tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 112 - 116)

ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỰ CẬP NHẬT TRI THỨC CỦA CÁC TỰĐIỂN, TỪĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

4.1. Môi trường song ngữ Hán Việt và tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ

Sự ra đời của các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX cũng như các vấn đề liên quan đến tính chất, dung lượng, định hướng học vấn, cách thức thích nghĩa, giải âm... của chúng có nguồn gốc liên quan trực tiếp đến bối cảnh xã hội - ngôn ngữ Việt Nam trong thế kỉ này. Trong hoàn cảnh ngôn ngữ - xã hội lúc đó, văn ngôn chữ Hán (Hán văn) có địa vị thượng đẳng, được sử dụng trong các chức năng có tính quyền uy và học thuật như ngôn ngữ viết của mọi hoạt động có tính tổ chức triều nghi, chế độ, quản lí hành chính nhà nước, ngoại giao, giáo dục, học thuật, sáng tác và văn hóa. Tiếng Việt tuy là ngôn ngữ mẹ đẻ, là công cụ tư duy của người Việt nhưng chỉ là ngôn ngữ thông tục

giao tiếp hàng ngày. Ngay cả lúc ngôn ngữ nói ấy cũng được sử dụng trong một số hoạt động triều nghi, quản lí nhà nước, nhưng khi văn bản hoá ở dạng viết thì đa phần đều phải được diễn đạt sang văn ngôn chữ Hán. Tất nhiên, tiếng Việt cũng có khi được sử dụng như là công cụ, phương tiện cắt nghĩa, giảng nghĩa trong giáo dục khoa cử nhưng chủ yếu chỉ ở các lớp mà người học chữ Hán có trình độ chưa cao hay còn nhỏ tuổi. Chữ Hán, Hán văn ở địa vị cao, là ngôn ngữ chữ viết của thánh hiền. Chữ Hán, Hán văn là ngôn ngữ trí tính, là ngôn ngữ tiếp nhận, phát triển văn hoá, là ngôn ngữ cho sự gia nhập, tiếp xúc với khu vực và quốc tế ngay trong hoàn cảnh lúc đó. Do đó, muốn nắm bắt văn hóa nói chung, muốn có địa vị theo các thang bậc xã hội cần phải biết chữ Hán và văn ngôn chữ Hán, Hán văn…

Chữ Hán, Hán văn thuộc phạm trù Hán học. Ở đây cũng cần làm sáng tỏ một vài điểm về thuật ngữ “Hán học” trong điều kiện lịch sử - xã hội Việt Nam thời trung đại nói chung và thế kỉ XIX nói riêng. Hán học trước hết là học chữ Hán, Hán văn. Học chữ Hán để nắm được các tri thức, học thuật và văn hóa có nguồn gốc Trung Quốc mà Hán văn truyền tải, bao gồm: Bách gia chư tử, chư sử, Nho, Phật, Đạo…

Hán học Việt Nam thế kỉ XIX (nhất là từ đầu triều Nguyễn cho đến thời Tự Đức) về phương diện nhà nước là Hán học của Tống Nho kết hợp với khoa cử từ chương. Học chữ Hán trước hết để nắm đạo lí thánh hiền và để tham gia khoa cử. Khoa cử từ chương là con đường tiến thân của kẻ sĩ. Khoa cử là lối học chính thống, có vai trò chi phối cho sự học chữ Hán. Do định hướng theo khoa cử nên hầu như cả xã hội chỉ học chữ Hán theo khoa cử. Chỉ có những gì của Hán học liên quan đến khoa cử mới được người đi học chữ Hán chú ý. Hán học đồng nhất với khoa cử, tức là chỉ tập trung vào học các sách kinh điển của Nho học như Tứ thư, Ngũ kinh cũng như học các bộ sử các triều đại, học lối

văn cử nghiệp. Song, ngay trong khi học kinh điển của Nho gia cũng chỉ theo chú giải của Tống Nho. Kinh điển Nho học bao gồm những tác phẩm được biên soạn, san định khoảng trước thời Tần (Tiên Tần) và đã qua nhiều thời đại chú giải. Chú giải của thời Hán với Trịnh Huyền thì thiên về mặt “huấn hỗ”.

Chú giải thời Đường với Khổng Dĩnh Đạt thì thiên về “sớ nghĩa”. Chú giải thời Thanh thì thiên về “khảo chứng”. Chúng đều khó hoặc không phù hợp, không được dùng trong khoa cử nên không mấy ai học theo. Chú giải của Tống Nho theo nghĩa lí, trước được xem là giản minh, tinh xác, trở thành khuôn vàng thước ngọc, là đáp án cho mọi kiến giải trong khoa cử. Sĩ tử đi học, đi thi phải theo chú giải của Tống Nho nếu muốn đỗ. Ta có thể thấy chương trình Hán học mà sĩ tử theo khoa cử thời này phải học ngay trong bộ sách Tam t

kinh : “ , , , . , , , . ,

. , . , . , . , . . . . , . , . , . , . . . , . , . , . , . , , , , , . , …” [Dẫn lại theo 44, tr.11 - 14] - “Phàm huấn mông, tu giảng cứu, tường huấn hỗ, minh cú độc. Vi học giả, tất hữu sơ, Tiểu học chung, chí Tứ thư. Luận ngữ giả, nhị thập thiên. Quần đệ tử, kí thiện ngôn. Mạnh Tử giả, thất thiên chỉ. Giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa. Tác Trung dung, Tử Tư bút. Trung bất thiên, dung bất dịch. Tác

Đại học, nãi Tăng Tử. Tự tu tề, chí bình trị. Hiếu kinh thông, Tứ thư thục, như

Lục kinh, thủy khảđộc. Kinh kí minh, phương độc tử. Toát kì yếu, kí kì sự. Ngũ

tử giả, hữu Tuân Dương, Văn Trung Tử, cập Lão Trang. Kinh Tử thông, độc chư sử, Khảo thế hệ, tri chung thủy… - Phàm dạy trẻ, nên giảng cứu, rõ huấn

hỗ, sáng cú độc. Là người học, ắt ban đầu, xong Tiểu học, đến Tứ thư. Sách

Luận ngữ, hai mươi thiên. Các đệ tử, ghi lời hay. Sách Mạnh Tử, gồm bảy thiên. Giảng đạo đức, thuyết nhân nghĩa. Sách Trung dung, Tử Tư viết, Trung không nghiêng, dung không lệch. Làm Đại học, bởi Tăng Tử. Từ tu tề, tới bình

trị. Hiếu kinh thông, Tứ thư thuộc. Đến Lục kinh, mới đọc được. Kinh đã rõ, mới đọc Tử. Tóm điều hay, ghi sự trọng. Năm thầy lớn, gồm Tuân, Dương, Văn Trung Tử, và Lão - Trang. Kinh, Tử thông, đọc các Sử. Khảo thế hệ, biết trước sau…”. Học hành cả núi sách như thế vẫn chưa đủ, người đi học đi thi còn phải học làm văn khoa cử - nhất là văn bát cổ. Phép thi thời kì này được Nghĩa viên Nguyễn Văn Đào mô tả trong Hoàng Việt khoa cử kính (Gương soi khoa cử

Đinh Mão. Hồi quốc sơ có lệ “Hương cử cống sĩ”. Đến năm này (1807) mới mở khoa thi hương. Từ Nghệ An trở ra Bắc có tất cả 6 trường thi. Ngoài trường thi thì đặt quan đề hiệu, giám thí. Trong trường thi, đặt quan sơ khảo, quan phúc khảo. Phép thi như sau: Trường thứ nhất, thi “chế nghĩa”. Ngũ kinh 5 đề, truyện 1 đề. Sĩ tử chọn cách làm bài chuyên trị 1 kinh hay kiêm kinh cũng được. Trường thứ hai, thi “chế”, “chiếu”, “biểu” mỗi loại 1 đạo. Trường thứ ba, thi 1 bài thơ theo luật Đường 8 vần và 1 bài phú. Trường thứ tư thi sách vấn 1 đạo. Các trường đó đều theo đúng kì hạn mà yết bảng. Trường trước trúng mới được vào thi trường sau. Trúng ba trường là sinh đồ. Trúng bốn trường là hương cống. Người thi đỗ được ban mũ áo, được ban dự yến Lộc minh. Từ đây trở về sau, cứ

6 năm thì tổ chức kì thi Hương một lần vào các năm Mão, Dậu… [35, tr.180]. Đó là kì thi Hương đầu tiên của triều Nguyễn, còn thì Hội, cũng được Nghĩa viên Nguyễn Văn Đào mô tả: “Khoa Nhâm Ngọ, niên hiệu Minh Mệnh năm thứ 3. Năm này mới bắt đầu thi Hội. Chính khoa lấy đỗ 8 người. Ban cho Nguyễn Ý đỗ nhị giáp tiến sĩ đình nguyên. Mới định điều lệ thi Hội….[Sđd, tr.182].

Năm 1822 vua Minh Mệnh mở lại Hội thí và Điện thí (Thi Hội và Thi Đình), còn đổi lệ 6 năm thi một lần thành 3 năm thi một lần, trong đó còn không bao gồm “Khánh điển” và “Ân khoa”, đồng thời thiết lập trường thi tại các địa phương trong cả nước, khiến cho số lượng người đi thi tăng lên rất nhiều. Đến Tự Đức (1848 - 1852) năm thứ 4, là lúc thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, cũng là thời kì khoa cử khảo thí của Việt Nam đạt đến mức thịnh chưa từng có nhằm lấy Hán học làm nền tảng tinh thần dân tộc để đối chọi với sự xâm lược và truyền bá văn hoá của thực dân Pháp. Nhà chí sĩ yêu nước Ngô Đức Kế có nhận xét như sau về Hán học chính thống ở Việt Nam thời phong kiến: “Nước Việt Nam ta, vài nghìn năm nay, học chữ

Hán theo đạo Khổng, Hán văn tức là quốc văn, Khổng học tức là Quốc học, tuy rằng giang sơn biến cải, triều đại đổi thay có mấy mươi lần, cơn hiểm nguy biến loạn đã nhiều, mà chính học một dòng vẫn không sa sút; nhân tâm, phong tục, đạo đức, chính trị đều bởi đó mà ra; nước nhà giống nòi, cũng nhờđó mà vững được”. [41, tr.292].

Do Hán học chính thống là khoa cử từ chương mà khoa cử từ chương lại chỉ hướng vào kinh, sử, hay các sách cổ nói chung nên chính điều này đã hạn chế vai trò của chữ Hán, Hán văn như là công cụ cho sự tiếp nhận và cập nhật tri thức văn hoá. Vả lại trong xã hội, không phải ai cũng có thể học tất cả kinh, truyện, sử, tử và văn bát cổ được. Do vậy những bậc thức giả Hán học Việt Nam của thế kỉ này đã muốn qua chữ Hán bổ sung một phần kiến thức ngoài khoa cử hay khoa cử không cung cấp. Đó chính là lí do cho sự ra đời của một loạt bộ sách học chữ Hán được biên soạn theo lối tự điển song ngữ Hán Nôm sắp xếp theo môn loại nhằm bổ cứu tri thức Hán học của thế kỉ XIX mà chúng là đối tượng nghiên cứu trong luận án này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 112 - 116)