TRONG CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ
3.4. “Phần giải thích” của mục từ
Bốn bộ TĐHN.TkXIX còn là những bộ sách song ngữ Hán Nôm dạy, học chữ Hán. Chữ Hán khi đem ra dạy đã được thích nghĩa, giải âm. Qua việc phiên dịch và nghiên cứu các bộ sách này, chúng tôi thấy có 3 loại thích nghĩa trong mục từ: Một là, thích nghĩa thuần túy bằng chữ Nôm (đối dịch). Hai là, thích nghĩa bằng chữ Nôm lẫn Hán văn. Ba là, thích nghĩa thuần túy bằng Hán văn. Cả 3 phương thức này được dùng một cách xen kẽ và không nhất định trong các mục từ ở cả bốn bộ Nhật dụng, Nam phương, Đại Nam và Tự Đức;
nhưng đối với riêng TựĐức, tuy có dùng chữ Hán để giải nghĩa và chú âm cho
chữ Hán nhưng do đặc thù giải nghĩa theo lối văn vần thượng lục hạ bát (câu 6 trên - câu 8 dưới) nên xét trong tương quan giữa các phần trong một mục từ, tính chất đối dịch là một đặc thù của bộ sách. Lối thích nghĩa thuần túy bằng chữ Nôm hay thích nghĩa bằng chữ Nôm lẫn Hán văn về cơ bản cũng thuộc
phạm trù đối dịch. Có thể coi thích nghĩa thuần túy bằng chữ Nôm là đối dịch hoàn toàn. Còn thích nghĩa bằng chữ Nôm lẫn Hán văn là đối dịch không hoàn toàn. Cả hai loại đối dịch ấy nếu xét theo tương ứng số lượng lại có thể chia thành đối dịch đối xứng và đối dịch phi đối xứng. Đối dịch đối xứng là đối dịch "một Hán – một Nôm". Đối dịch phi đối xứng là đối dịch mà đối ứng "một Hán – một Nôm" không còn được vận dụng.
Dưới đây là sự cụ thể hóa về “phần giải thích” của mục từ: