Nguồn các sách Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 38 - 42)

CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

2.2.1.Nguồn các sách Trung Quốc

Trong lời tiểu dẫn sách Nam phương có đoạn:

Hình 2.6 Hình 2.7

“Vật chi danh nghĩa Chu Công Nhĩ nhã bị hĩ! Kì hậu Hán Sử Du Cấp tựu chương, Tấn Lục Cơ Thi sớ, Kê Hàm Nam phương thảo mộc trạng; Minh Lí Trân Bản thảo cương mục, Vương Tấn Tượng Quần phương phổ, dĩ chí Thuyết văn, Tì nhã, Chính tự thông, Thông tục văn, Cách trí kính nguyên, Tam tài đồ

hội đẳng… tác kì sở dĩ huấn hỗ hậu học tối vi tường - Danh và nghĩa của vật ở

sách Nhĩ Nhã của Chu Công đã đầy đủ rồi. Các sách như Cấp tựu chương của

Sử Du đời Hậu Hán, Thi s của Lục Cơ, Nam phương thảo mộc trạng của Kê

Hàm đời Tấn, Bản thảo cương mục của Lí Trân, Quần phương phổ của Vương Tấn Tượng đời Minh, đến Thuyết văn, Tì nhã, Chính tự thông, Thông tục văn,

Cách trí kính nguyên, Tam tài đồ hội…là những sách được làm ra để dạy dỗ,

huấn hỗ cho kẻ hậu học thực rất rõ ràng”.

Đoạn trích trên đây đã dẫn ra những sách mẫu có tính tự điển để làm rõ danh vật và danh nghĩa của vật.

Qua đây ta thấy, các bộ sách tự điển, tự thư làm cơ sở cho việc biên soạn có nguồn gốc từ Trung Quốc gồm các bộ:

+ Nhĩ nhã - từ điển giải thích ý nghĩa sớm nhất ở Trung Quốc do các

học giả thời sơ Hán sưu tập các văn cũ có trong các sách đời Chu và Hán mà thành (còn có thuyết cho là do Chu Công soạn, tác giả Nam phương theo thuyết này). Bản hiện lưu hành có 19 thiên. Ba thiên đầu là: “ thích hỗ”, “ thích ngôn”, “ thích huấn” nhằm thu thập các từ theo đồng nghĩa. Còn các thiên như “ thích cung”, “ thích thân”, “ thích khí”… nhằm giải nghĩa tên của các đồ vật. Nhĩ nhã được xếp vào hàng kinh điển Nho học vì nó

giải thích ý nghĩa của các từ trong các kinh điển Nho học mà không được đương thời hiểu nữa.

+ Cấp tựu chương, còn có tên là Cấp tựu thiên, do Sử

Du thời Tây Hán soạn. Bản hiện còn có 34 chương. Đại để đó là sách biên tập theo môn loại như: “ tính danh”, “ y phục”, “ ẩm thực”, “ khí

dụng”, đa phần gồm các câu có 7 chữ để phục vụ trẻ em học chữ, sau được xếp vào hàng kinh điển.

+ Thuyết văn, tức Thuyết văn giải tự, do Hứa Thận người thời Đông Hán soạn, thu thập 9353 t và 1163 văn. Thuyết văn là bộ tự thư học

chữ Hán gồm 14 quyển, thu thập chữ Hán theo thể Tiểu triện (cũng có cả cổ văn và Trựu thư). Mỗi mục tự của sách này bao gồm: chữ (tự) + nghĩa của chữ (tự nghĩa) + giải thích về kết cấu hình thể của chữ đó + âm đọc. Sách biên soạn xong vào năm thứ 12 niên hiệu Vĩnh Nguyên của vua Hán Hoà đế. Đây là bộ sách đầu tiên phân tích chữ theo tự hình và tự nguyên của chữ Hán.

+ Thi s, do Lục Cơ, người thời Tấn soạn. Tên đầy đủ là Mao Thi thảo mộc điểu thú trùng ngư sớ. Nó như là một bộ chuyên thư nhằm chú sớ cho các danh vật như cỏ, cây, chim, thú, sâu, cá có trong Mao

Thi (Kinh Thi).

+ Nam phương thảo mộc trạng, do Kê Hàm đời Tấn soạn

năm Vĩnh Hưng nguyên niên (304). Sách này chép các sản vật ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây và cả Việt Nam lúc đó. Quyển thượng: 29 loại; quyển trung: 28 loại; quyển hạ: 17 loại; trúc: 7 loại. Tổng cộng: 80 loài. Đây là loại thư sưu tập tư liệu văn hiến về thực vật, nhất là về cỏ cây các tỉnh phía Nam.

+ Bản thảo cương mục, do Lí Thời Trân thời Minh soạn,

gồm 52 quyển, hoàn thành năm Vạn Lịch 6 (1578). Toàn sách phân ra 16 bộ, 60 loại, chép 1892 giống thuốc. Mỗi giống đều có “thích danh” để xác định danh xưng; “tập giải” để thuật về nơi sinh, hình thái, tài bồi cũng như các cách thức thu hái, sao tẩm, công năng chủ trị bệnh… Bản in lần đầu vào năm 1590, sau đó được nhiều lần in lại. Đây là tài liệu được nhiều nhà dược liệu học, thực vật học thế giới coi trọng.

+ Quần phương phổ, do Vương Tấn Tượng, người Tân Thành, tiến sĩ thời Minh soạn, soạn từ thời Vạn Lịch. Lúc đầu là sưu tập tên

các loài cây cỏ, sau gia công thành sách vào năm Thiên Khải nguyên niên (1621), biên tập theo 12 môn loại như: “ thiên”, “ tuế”, “ sơ”, “ huỷ”, “ hạc”, “ ngư”,…Sách có ghi cả phương pháp vun trồng (tài bồi).

+ Tì nhã, sách huấn hỗ do Lục Điền người Sơn Âm, Chiết Giang soạn. Lúc đầu có tên là Vật tính môn loại sau đổi thành tên này, lấy

nghĩa của chữ bì (ta quen đọc tì - thường dùng chữ tì ), ý chỉ nó là sách phụ của Nhĩ nhã. Sách phân ra 8 loại như: “ thích ngư”, “ thích thú”, “ thích mã”… trong đó giải thích tên sự vật đại lược về hình trạng, tường minh về nghĩa tên.

+ Tam tài đồ hội, do Vương Kì và con trai là Vương Ân

Nghĩa soạn khoảng những năm Gia Tĩnh triều Minh, gồm 106 quyển, phân ra 14 môn như “ thiên văn”, “ địa lí”, “ nhân vật”, “ thời lệnh”, “ cung thất”, “ khí dụng”, “ thân thể”, “ y phục”, “ nhân sự”, “ y chế”, “ toàn bảo”, “ văn sử”, “ điểu thú”, “ thảo mộc”… Mỗi sự vật đều có hình vẽ để thuyết minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chính tự thông, 12 quyển, do Trương Tự Liệt, người Nghi

Xuân, Giang Tây biên soạn vào cuối thời Minh; thu thập 33.000 chữ theo thể lệ của “Tự vựng” ( Từ vựng, 14 quyển, Mai Ứng Tộ thời Minh soạn,

thu thập 33.179 tự , xếp theo 214 bộ).

+ Thông tục văn, 38 quyển, do Địch Hạo thời Thanh soạn, sưu

tập từ ngữ thường nhật của Hán ngữ lúc bấy giờ.

+ Cách trí kính nguyên, loại thư, do Trần Nguyên Long

biên tập thời Khang Hi, gồm 100 quyển, phân ra 30 loại, như: “ thiên văn”, “ địa lí”, “ kiến trúc” “ động vật”, “ thực vật”…, sưu tập về công nghệ (kĩ thuật) từ thời cổ cho đến bấy giờ.

Qua danh mục này ta thấy, các sách trên đều thuộc phạm trù tự điển, tự thư, từ thư chữ Hán; danh sách chúng cho thấy sự liên tục về thời gian của

chúng (từ Tiên Tần qua Hán, Đường đến Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Chúng phản ánh sự liên tục và cập nhật về thời gian.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 38 - 42)