TRONG CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ
3.2.2. “Phần được giải thích” hay tên của các sự vật (danh vật)
“Phần được giải thích” là các tự, từ, ngữ chữ Hán mà người đi học phải nắm, hay theo cách gọi truyền thống là “danh vật”. Điều này thể hiện đơn vị chất lượng cho “phần được giải thích”.
“Danh vật” là “vật được đặt tên” hay đơn giản hơn, đó là “tên của các sự vật”. Đó là một vấn đề có tính triết học, nội dung mà ngữ văn truyền thống Trung Quốc thường bàn tới. Muốn hiểu biết sự vật, trước tiên phải định danh chúng. “Danh vật” thuộc phạm trù của cái học “đa thức”. Về điều này, Đặng
Xuân Bảng đã viết trong lời Tiểu dẫn của Nam phương: “ ,
, ! , , - Nhiên
Thánh nhân giáo tiểu tử học Thi, tất dục đa thức ưđiểu thú thảo mộc chi danh, hà dã. Danh giả, lí chi sở thác nhi tồn yên giả, thức kì danh nãi khả cùng lí dã - Thế mà thánh nhân dạy học trò học Thi ắt là nhằm muốn biết nhiều đến danh
xưng cỏ cây chim thú là vì sao nhỉ? Đó là vì danh là cái mà lí cậy nhờ để tồn tại. Bởi thế cho nên, biết danh xưng cỏ cây chim thú mới có thể hiểu biết đến tận cùng ngọn nguồn sự vật”. Đó là dấu nối giữa “đa thức” và “cách vật”.
Hải Châu Tử Nguyễn Văn San thì viết trong lời tựa sách Đại Nam như
sau: “ , . , , , , , - Phàm
chúng hình danh hiệu, kiến chi ngôn luận nhất nhất khảo hạch. Hoặc giản nhi vị bị, hoặc chú nhi bất minh hợi thỉ phân vân diệc nan hạch chính, nãi tham khảo tiền ngôn tiềm thần mặc kí, bác cầu tinh uẩn, hoạch li nhũng phiền, tiên hậu sâm la, điều ủy thâm mật thành ngũ thập loại pha viết Đại Nam quốc
ngữ… - Đại phàm muôn vật, có hình thể thì có tên gọi, khi thấy nó thì nhất
nhất khảo xét bàn luận từng thứ một. Thứ nào còn giản lược mà chưa đầy đủ, thứ nào thấy có chú mà vẫn chưa rõ, như lẫn lộn chữ “hợi” chữ “thỉ” mà khó xét thì ta lại tham cầu những lời của người trước, theo trí nhớ của mình, cầu rộng cho tinh, cắt bớt những gì bị coi là phiền nhũng, sắp xếp trước sau, điều điều bàn kĩ, xếp thành 50 môn loại, lấy nhan đề là Đại Nam quốc ngữ …”. Còn Thiện Đình Đặng Xuân Bảng cũng nói trong lời tựa của Nam
phương: “ , , . !
, , , , , , , , , . , , , . ! Danh giả, lí chi sở thác nhi tồn yên giả, thức kì danh nãi khả cùng lí dã. Vật chi danh nghĩa Chu Công Nhĩ nhã bị hĩ! Kì hậu Hán Sử Du Cấp tựu chương, Tấn Lục Cơ Thi sớ, Kê Hàm Nam phương thảo mộc trạng; Minh Lí Trân Bản thảo cương mục, Vương Tấn Tượng Quần phương phổ, dĩ chí Thuyết
văn, Tì nhã, Chính tự thông, Thông tục văn, Cách trí kính nguyên, Tam tài đồ
hội đẳng… tác kì sở dĩ huấn hỗ hậu học tối vi tường. Hạch nhiên độc kì thư
vãng vãng hồ tương cơ để thậm hĩ - Danh là cái chỗ để lí dựa vào mà tồn tại.
Biết được danh thì mới có thể cùng được lí. Nói về danh và nghĩa của muôn vật ta có thể thấy chúng đủ cả trong sách Nhĩ nhã của Chu Công ; Cấp
tựu chương của Sử Du ; Thi sớ của Lục Cơ ; Nam phương
thảo mộc trạng của Kê Hàm thời Tấn; Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân đời Minh; Quần phương phổ của Vương Tấn Tượng ; Thuyết văn giải tự của Hứa Thận thời Hán; Tì nhã ; Chính tự thông ; Thông tục văn ; Cách trí kính nguyên ; Tam tài đồ hội bởi huấn hỗ các sách ấy khá rõ ràng, người học sau dễ nắm được”.
Qua đó mới thấy, “phần được giải thích” là sự định danh sự vật, những sự vật sẽ được mang ra giải thích trong các sách này. “Danh vật” tức là biết định danh sự vật, biết gọi tên sự vật, mà biết gọi tên sự vật bước đầu tiên lại rất quan trọng cho sự hiểu biết sự vật, cho sự nhận thức về sự vật. Danh vật ấy là sự định danh các sự vật, biểu thị sự nhận thức về thế giới theo trình độ học vấn khi xưa. Điều đó làm nên đơn vị chất lượng của “phần được giải thích”.
Tựu trung lại, “phần được giải thích” xét theo đơn vị chất lượng thể hiện các vấn đề cơ bản liên quan đến sự nhận thức nói chung và hệ thống tri thức của sự vật nhận thức đó như: cái học tam tài, cái học cách trí, cái học phi khoa cử qua chữ Hán. Có thể nói chúng thể hiện mục đích biên soạn của các bộ sách này. Điều này sẽ được đề cập cụ thể hơn ở chương 4 của luận án này.