Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 34 - 36)

CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ

2.1.2. Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca

So với nhiều văn bản khác, T Đức có một đời sống tương đối yên ổn, quá trình ra đời, nhân bản và truyền bản khá qui củ, không có dị bản. Hiện Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu trữ TựĐức với 9 kí hiệu văn bản, mỗi kí

hiệu đều có 13 quyển, gồm các kí hiệu như sau:

+ VHv.626/1 - 4; VHv.627/1 - 4; VHv.628/1 - 4; VHv.629/1 - 4;

VHv.630/1 - 4; VHv.631/1 - 4; VHv.363/1- 4, in năm Thành Thái 9 (1897), 610 tr 28 x 18. Các kí hiệu VHv.626 đến VHv 631 đều cùng một ván khắc, in trên giấy lệnh hội. Riêng VHv.626 ngay đầu sách có sắc chỉ của nhà vua cho in sách, cùng các bài biểu do bề tôi phụng soạn. VHv.363 giấy còn mới, nhưng vẫn cùng một ván khắc với các bản có kí hiệu VHv khác.

+ AB.5/1 - 2 in năm Thành Thái 10 (1898), 602 tr 28 x 17. AB.311 in

Qua xem xét tất cả các kí hiệu văn bản hiện có, bao gồm cả các văn bản của T Đức đã được một số tác giả phiên âm ra quốc ngữ và in thành sách, chúng tôi thấy: các nhà nghiên cứu đều thống nhất lấy bản VHv.626 để phiên âm vì đây là bản đầy đủ nhất, đó cũng là lí do chúng tôi chọn bản VHv.626 để nghiên cứu trong luận án này.

Tự Đức do vua Tự Đức soạn. Khi sách chưa kịp in thì ông mất. Mãi đến

năm Thành Thái thứ 8 (1896), Phụ chính phủ giao cho Sử quán kiểm đính lại, hai năm sau nữa - năm Thành Thái thứ 10 (1898) Tu thư cục Quốc Sử quán triều Nguyễn đem khắc in, công việc này do Hoàng Hữu Xứng, Ngô Huệ Liên, Hoàng Bính phụ trách.

Sách được in ván gỗ, giấy bản khổ 26cm x 15cm, đóng làm 4 cuốn, tổng cộng 295 tờ, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 5 dòng, mỗi dòng khoảng 14 chữ, chữ Hán to ghi ở trên, chữ Nôm nhỏ hơn ghi dưới, ghép theo vần thượng lục hạ bát, nhiều chỗ có ghép chữ đôi và thêm chữ đệm cho khỏi túng vần. Chữ khắc đẹp, rõ nét, không có chữ nhòe hoặc mất nét.

Hình 2.3: Trang bìa 2 sách TựĐức T Đức Thánh chế T hc gii nghĩa ca mc lc Quyển chi nhất: Kham dư loại (thượng) Quyển chi nhị: Kham dư loại (hạ)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)