Quản lý hoạt động tự nghiên cứu tự học

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp quản lý của vụ quản lý đào tạo đối với hoạt động tự nghiên cứu của học viên học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 29 - 34)

1.3.2.1. Vai trò của cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giảng viên trong việc quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên

Ngày nay, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và nền kinh tế thị trường, quá trình học tập, bồi dưỡng của học viên hệ đào tạo tập trung chương trình Cao cấp lý luận chính trị - hành chính ở Học viện có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và sự bùng nổ thơng tin nên nội dung dạy học, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng có xu hướng mở rộng và mang tính liên ngành, địi hỏi phải tăng cường các hoạt động học tập, nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu về tri thức.

- Việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm lấy người học làm trung tâm đang được áp dụng mạnh mẽ vào toàn hệ thống Học viện nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Vì thế tự học, tự nghiên cứu đã trở thành một bộ phận cơ bản không thể thiếu trong hoạt động học tập của học viên.

- Tính hai mặt của nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi thang giá trị, xáo trộn thứ bậc của các loại động cơ, làm thay đổi bản chất động cơ học tập của học viên. Chính lý do đó nên động cơ nghề nghiệp và thăng tiến trong nghề nghiệp được đặt lên trước đối với học viên hệ tập trung chương trình Cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

- Xu thế giáo dục và đạo tào nói chung đang có sự đa dạng hóa về cấu trúc, thể chế, chương trình và hình thức học tập, điều này ngày càng giúp người học phát huy tính năng động, sáng tạo và khả năng tự học.

Với những đặc điểm trên người cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm lớp và giảng viên có vai trị quan trọng trong việc quán triệt sâu sắc công tác quản lý hoạt động học tập của học viên, không chỉ quản lý quá trình tiếp thu tri thức, kỹ năng, động cơ, thái độ học tập mà còn phải quản lý tốt hoạt động tự học, tự nghiên cứu để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Mặt khác, kiến thức mà Học viện trang bị cho học viên chỉ là những kiến thức cơ bản, nền tảng, tối thiểu về khoa học lý luận chính trị - hành chính và cũng nhanh chóng lạc hậu với sự phát triển của xã hội. Chỉ có tự học, tự nghiên cứu mới giúp cho họ củng cố, hồn thiện tri thức mới để thích ứng với cơng việc và yêu cầu của thực tiễn. Do đó, quản lý hoạt động tự nghiên cứu cần được duy trì thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học và hiệu quả trong Học viện nói riêng và các nhà trường nói chung. Những yêu cầu bức thiết ấy đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có những biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đề ra.

1.3.2.2. Đặc điểm quản lý hoạt động tự nghiên cứu

Trong quá trình dạy học, người học nói chung có thể tiến hành hoạt động học tập dưới nhiều hình thức khác nhau trong những điều kiện khác nhau. Khi người học tự mình huy động những phẩm chất, năng lực để tiến hành các hoạt động tìm tịi, khám phá độc lập nhằm chiếm lĩnh tri thức tức là họ tiến hành hoạt động tự nghiên cứu. Hoạt động này có thể diễn ra dưới sự chỉ đạo của giảng viên - người dạy. Khi đó, người học là chủ thể nhận thức tích cực, họ phải huy động mọi phẩm chất tâm lý cá nhân, tiến hành những hành động học tập để lĩnh hội kiến thức theo sự dẫn dắt trực tiếp của người dạy.

Khi khơng có giảng viên điều khiển trực tiếp, người học tự mình sắp xếp kế hoạch, huy động các điều kiện cần thiết và năng lực vốn có của bản

thân để củng cố, đào sâu, hoàn chỉnh và mở rộng kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ học tập và lĩnh hội một phần kiến thức mới.

Trong q trình học tập, ngồi những hoạt động được tiến hành dưới sự dẫn dắt, điều khiển của người dạy, người học còn tiến hành hoạt động tự học - tự nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết riêng, bổ sung và mở rộng tri thức ngồi chương trình đào tạo quy định. Như vậy, hoạt động nghiên cứu của học viên bao gồm: từ tự nghiên cứu trên lớp dưới sự điều khiển trực tiếp của người dạy, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp dưới sự điều khiển gián tiếp của giảng viên và tự nghiên cứu hồn tồn độc lập, khơng có sự điều khiển của giảng viên.

Do mục đích và phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ xem xét việc quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên Học viện ngồi giờ lên lớp và ln đặt dưới sự điều khiển gián tiếp của giảng viên, đặt dưới sự quản lý, tổ chức của giáo viên chủ nhiệm, Chi bộ, Ban cán sự lớp. Hoạt động tự nghiên cứu của học viên Học viện được đề cập trong đề tài là quá trình nỗ lực của người học nhằm củng cố, đào sâu, vận dụng và mở rộng kiến thức đã được lĩnh hội qua các hình thức lên lớp; là quá trình người học tự tổ chức hoạt động lĩnh hội của mình một cách tự giác, độc lập, sáng tạo.

Với ý nghĩa đó, đề tài quan tâm đến quản lý hoạt động tự nghiên cứu như là quản lý các hoạt động của học viên trong q trình tự nghiên cứu ngồi giờ lên lớp và quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự nghiên cứu của học viên đạt hiệu quả cao, hoàn thành mục tiêu đào tạo của Học viện.

1.3.2.3. Nội dung quản lý hoạt động tự nghiên cứu

Hoạt động tự nghiên cứu xét dưới góc độ cấu trúc hệ thống thì quản lý hoạt động tự học - tự nghiên cứu gồm các nội dung sau:

- Giáo dục động cơ tự nghiên cứu cho học viên:

Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi động cơ của hoạt động đó. Động cơ hoạt động là lực đẩy trực tiếp, là

nguyên nhân trực tiếp của hành động, duy trì hứng thú, tạo ra sự chú ý liên tục, giúp chủ thể vượt mọi khó khăn, đạt mục đích đã định. Vì vậy, động cơ của hoạt động quyết định kết quả của hoạt động đó.

Hoạt động tự nghiên cứu của học viên bình đẳng như các hoạt động khác, song nó có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó phải được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ tự học - tự nghiên cứu nói riêng. Giống như các động cơ hoạt động nói chung, động cơ tự học có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu, tự khẳng định mình, mong muốn thành thạo nghề nghiệp tương lai…cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khao khát tri thức.

Mọi động cơ đều có nguồn gốc từ bên ngồi, được hình thành từ những tác động bên ngồi và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế, niềm tin… của mỗi cá nhân. Hình thành động cơ học tập cho người học phải bắt đầu từ xây dựng các điều kiện bên ngoài cho phù hợp với nhận thức, tình cảm của cá nhân người học.

- Quản lý nội dung tự nghiên cứu:

Để quản lý được nội dung tự học, hướng cho nội dung tự học - tự nghiên cứu phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo; mục tiêu, yêu cầu môn học, giảng viên phải hướng dẫn nội dung tự nghiên cứu cho học viên. Nội dung cơ bản có hai phần:

+ Hệ thống các nhiệm vụ tự nghiên cứu có tính chất bắt buộc (người học phải hoàn thành).

+ Định hướng nghiên cứu, đào sâu, mở rộng trí thức từ các vấn đề trong nội dung học tập.

Ngoài ra cán bộ quản lý phải thường xuyên tư vấn nội dung tự nghiên cứu cho học viên phù hợp với định hướng của giảng viên và phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

Kế hoạch tự nghiên cứu là bảng phân chia nội dung tự nghiên cứu theo thời gian một cách hợp lý dựa trên yêu cầu, nhiệm vụ, khả năng của bản thân và các điều kiện đảm bảo nhằm hướng tới việc nắm vững kiến thức của môn học.

Việc xây dựng kế hoạch tự nghiên cứu của học viên là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tự nghiên cứu, kế hoạch tự nghiên cứu, giúp người học thực hiện các nhiệm vụ tự nghiên cứu một cách khoa học và hiệu quả.

- Quản lý phương pháp tự nghiên cứu:

Phương pháp tự học - tự nghiên cứu là cách thức tự lực tiếp thu, xử lý, vận dụng nội dung học tập theo cách riêng của người học.

Phương pháp tự nghiên cứu có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố của quá trình dạy học và bị chi phối bởi các yếu tố đó, đặc biệt là phương pháp dạy. Với chức năng tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức cho người học, phương pháp dạy có tác dụng định hướng phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho người học. Vì vậy, để quản lý phương pháp tự nghiên cứu phải dạy phương pháp cho học viên. Nội dung quản lý phương pháp bao gồm:

+ Quản lý tri thức phương pháp tự nghiên cứu: Người học nắm mơ hình, chức năng của từng phương pháp cụ thể và tự sáng tạo trong phương pháp tự nghiên cứu của người học.

+ Quản lý thao tác tự nghiên cứu: Nghe (giảng trên lớp, băng đĩa), đọc (giáo trình, tài liệu…), ghi chép, trao đổi, xử lý số liệu, phân tích, so sánh, tổng hợp của học viên.

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả tự nghiên cứu: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch tự nghiên cứu của học viên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học và thực hiện kế hoạch tự nghiên cứu theo những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ học tập nhằm phát hiện sai lệch giúp học viên điều chỉnh kế hoạch tự nghiên cứu. Kiểm tra, đánh giá kết quả tự nghiên cứu là nhiệm vụ của giảng viên, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ

quản lý thông qua hiệu suất đào tạo của giảng viên và chất lượng học tập của học viên.

- Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự nghiên cứu: + Quản lý cơ sở vật chất học tập trên lớp

+ Quản lý giáo trình, tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật tự nghiên cứu.

+ Quản lý các hoạt động đảm bảo thời gian cho hoạt động tự nghiên cứu của học viên.

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp quản lý của vụ quản lý đào tạo đối với hoạt động tự nghiên cứu của học viên học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w