- Thường xuyên ra đề thi có liên quan đến nội dung tự nghiên cứu 9.1 8.3 Đánh giá kết quả tham luận khoa học của học viên.7.57
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong q trình học tập, tự nghiên cứu ln tồn tại, cốt lõi của học tập là tự nghiên cứu. Chỉ có tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng người học mới có thể trang bị cho mình lượng kiến thức đáp ứng yêu cầu cuộc sống luôn phát triển.
Thực chất công tác quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, vì nó giữ vị trí trung tâm và chi phối các hoạt động khác. Để đạt được hiệu quả hoạt động tự nghiên cứu, nhà trường phải quản lý hoạt động dạy của thầy tác động hoạt động học của trị. Trọng tâm của cơng tác quản lý này là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho người học.
Học viện đã và đang diễn ra phong trào đổi mới phương pháp dạy học theo hướng áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Một trong những mắt xích quan trọng của hoạt động này là cơng tác quản lý hoạt động tự nghiên cứu. Vì chỉ có các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu mới có thể đưa học viên vào “Vịng xốy” của hoạt động tự nghiên cứu, tạo cơ sở tiền đề cho việc thực hiện các hình thức tổ chức dạy học khác bằng các phương pháp dạy học tích cực.
Về lý luận: Luận văn đã hệ thống các tri thức lý luận về tự nghiên cứu,
quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên Học viện và đã xác định được hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu đối với đối tượng này.
Việc nghiên cứu đầy đủ phần lý luận và có hệ thống đã giúp chúng tơi có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng tự nghiên cứu của học viên hệ tập trung chương trình Cao cấp lý luận chính trị - hành chính ở Học viện, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của Vụ Quản lý đào tạo cần thiết, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng
Về thực tiễn: Luận văn đã đánh giá khá đầy đủ thực trạng tự nghiên cứu
đào tạo đối với hoạt động tự nghiên cứu của học viên hệ tập trung chương trình Cao cấp lý luận chính trị - hành chính ở Học viện. Luận văn đã trình bày kết quả điều tra, khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý mà Vụ Quản lý đào tạo đang thực hiện. Kết quả cho thấy, các bộ phận tuy đã tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên Học viện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế:
- Về hoạt động tự nghiên cứu của học viên: học viên chưa nhận thức hết vai trò của tự nghiên cứu; động cơ tự nghiên cứu chủ yếu mang tính thực tế; nội dung tự nghiên cứu cũng chỉ nhằm đối phó; thái độ đối với việc lập kế hoạch chưa tích cực, tự giác; phương pháp tự nghiên cứu chưa phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo; trách nhiệm tự kiểm tra việc tự nghiên cứu còn thấp…
- Về các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên : Công tác giáo dục động cơ tự nghiên cứu cho học viên chưa được chú trọng; công tác quản lý nội dung tự nghiên cứu, kế hoạch tự nghiên cứu bị buông lõng; Quản lý phương pháp tự nghiên cứu của học viên hiệu quả chưa cao; Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự nghiên cứu cịn thiếu, lạc hậu; Cơng tác kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động tự nghiên cứu cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Từ lý luận về quản lý hoạt động tự nghiên cứu và thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên, cùng với những yêu cầu về đổi mới giáo dục, chúng tơi đưa ra 06 nhóm biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên trong giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Học viện, đó là:
- Giáo dục động cơ tự nghiên cứu cho học viên thông qua: Giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu đào tạo, kích thích sự say mê tự nghiên cứu và xây dựng bầu khơng khí học tập tích cực trong tập thể học viên để họ nắm chắc mục tiêu, yêu cầu đào tạo, xác định mục tiêu học
tập , rèn luyện của bản thân, thấy được vai trò của tự nghiên cứu quyết định chất lượng đào tạo cũng như có thêm sức mạnh tinh thần, tự tin chính mình, tin ở tập thể đoàn kết, ý thức được trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, hăng say học tập.
- Quản lý nội dung tự nghiên cứu của học viên. Bằng việc giảng viên giao nhiệm vụ tự nghiên cứu cho học viên một cách hệ thống và cụ thể, hướng những nội dung tự nghiên cứu tới mục tiêu, yêu cầu đào tạo, giúp học viên nghiên cứu đào sâu, mở rộng kiến thức, nâng cao kết quả học tập, hình thành phong cách làm việc khoa học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn, giúp học viên làm quen phương pháp nghiên cứu khoa học để họ nâng cao trình độ trong cơng tác sau này. Bằng việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý nắm chắc nội dung tự nghiên cứu của học viên, thực hiện tốt vai trò là “người thầy thứ 2“: kiểm tra, giúp đỡ học viên thực hiện nhiệm vụ tự nghiên cứu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học.
- Quản lý việc xây dựng kế hoạch tự nghiên cứu của học viên có nề nếp, đảm bảo khoa học, có tính khả thi, giúp họ chủ động, tự tin khi tiến hành các nhiệm vụ tự nghiên cứu.
- Quản lý việc thực hiện kế hoạch tự nghiên cứu. Vấn đề cốt lõi là phương pháp tự nghiên cứu, việc này cần được bồi dưỡng thông qua vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hướng vào phát huy vai trị của học viên trong việc lĩnh hội, tìm tịi tri thức, rèn luyện kỹ năng, quản lý dạy cách tự nghiên cứu, quản lý cách học, động viên, tạo điều kiện để học viên học cách học lẫn nhau.
- Quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tự nghiên cứu của học viên. Tạo điều kiện về thời gian, có đủ cơ sở vật chất, tài liệu, phương tiện để học viên giải quyết các nhiệm vụ tự nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp. Đồng thời, đây là yếu tố quan trọng trong việc đổi mới phương pháp
dạy học hướng vào phát huy tính tích cực của người học, nâng cao hiệu quả hoạt động tự nghiên cứu và chất lượng đào tạo của Học viện.
- Quản lý kiểm tra - đánh giá kết quả hoạt động tự nghiên cứu của học viên. Đôn đốc, uốn nắn, giúp đỡ học viên trong hoạt động tự nghiên cứu; nắm và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ tự nghiên cứu của học viên , động viên, khen thưởng để tác động, thúc đẩy học viên tích cực tự nghiên cứu. Đồng thời, đây là yếu tố để điều chỉnh hoạt động dạy của thầy, điều chỉnh công tác quản lý của cán bộ quản lý và điều chỉnh hoạt động học của trò theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.
Các biện pháp thuộc 6 nhóm biện pháp trên được đánh giá khá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Các nhóm biện pháp trên cung cấp cho Vụ Quản lý đào tạo Học viện những cơ sở khi xác định mục tiêu đào tạo, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo. Trong tương lai, đề tài sẽ được nghiên cứu sâu hơn vào một trong những biện pháp thành đề tài luận án.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Học viện
- Học viện cần đưa ra những quy định cụ thể để chỉ đạo việc xây dựng nội dung chương trình và tài liệu giảng dạy phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên.
- Đẩy nhanh việc đầu tư kinh phí cho các dự án của Học viện đã được Nàh nước phê duyệt để kịp thời triển khai, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ quá trình dạy học.
2.2. Đối với Vụ Quản lý đào tạo
- Không ngừng cải tiến, đa dạng hóa các hình thức nhằm giáo dụcđộng cơ tự nghiên cứu cho học viên.
- Chương trình đào tạo nên đưa môn nghiên cứu khoa học vào thành chuyên đề bắt buộc để trang bị cho học viên kỹ năng tự nghiên cứu, phwong pháp tự nghiên cứu.
- Tích cực chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhấn mạnh vào tiêu chí bồi dưỡng phương pháp tự nghiên cứu, tự nghiên cứu, phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học viên.
- Có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý để họ có đầy đủ khả năng tư vấn cho học viên trong hoạt động tự nghiên cứu.
- Công tác thông tin thư viện cần được chú trọng, mở rộng phòng đọc và thành lập riêng một tủ sách tự nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu tự nghiên cứu của học viên.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho hoạt động dạy học nói chung và hoạt động tự nghiên cứu của học viên nói riêng.
- Chỉ đạo tất cả các hoạt động khác trong nhà trường phải hướng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động tự nghiên cứu của học viên , góp phần thực hiên mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Những biện pháp có tính khả thi cao, chúng tơi kiến nghị cần được đưa ngay vào áp dụng trong thực tiễn.