Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp quản lý của vụ quản lý đào tạo đối với hoạt động tự nghiên cứu của học viên học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 44 - 48)

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, cũng là người mở đầu sự nghiệp đào tạo cán bộ bằng những lớp huấn luyện đầu tiên vào những năm 1925-1926 tại Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là cơng việc gốc của Đảng".

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Đảng mang tên Bác Hồ kính yêu hơn nửa thế kỷ qua đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đào tạo cán bộ và nghiên cứu lý luận của Đảng, phục vụ sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử: Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp;Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ, giải phóng Miền Nam; Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trong những năm cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội; Học viện Nguyễn Ái Quốc khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới rồi trở thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Các chặng đường xây dựng và trưởng thành của Học viện gắn liền với quá trình

phát triển và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Học viện là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học chính trị của Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội. Học viện có nhiều hệ lớp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau và được quyền cấp các loại bằng tốt nghiệp: cao cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị, cử nhân chuyên ngành báo chí, xuất bản, xã hội học, tổ chức, kiểm tra... và thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành lý luận chính trị, xã hội và nhân văn. Học viện là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu về khoa học chính trị, có khả năng tổ chức nghiên cứu các chương trình khoa học cấp Nhà nước, đề tài khoa học cấp bộ, cấp cơ sở; các đề tài và các dự án khoa học quan trọng. Hiện tại, hàng năm Học viện triển khai nghiên cứu khoảng 80 - 100 đề tài khoa học các loại; tham gia tổng kết thực tiễn góp phần bổ sung, phát triển lý luận. Ngồi ra, Học viện cịn là nơi đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của các nước xã hội chủ nghĩa Lào, Campuchia và Mơ-zăm-bích.

Trong thời gian qua, tổ chức bộ máy Học viện đã có nhiều thay đổi theo Quyết định 149-QĐ/TW ngày 02-8-2005 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quyết định 60-QĐ/TW ngày 07-5-2007 của Bộ Chính trị về việc hợp nhất Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; thực hiện Quyết định 100-QĐ/TW ngày 22-10-2007 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Thơng báo Kết luận của Ban Bí thư số 162-TB/TW ngày 10- 6- 2008 về sắp xếp tổ chức các đơn vị nghiên cứu, giảng dạy, sự nghiệp của Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và các ban đảng ở Trung ương; Nghị định 129/2008/NĐ-CP ngày 17-12-2008 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Hiện nay Học viện có 33 đầu mối trực thuộc Học viện và đang thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

* Các chương trình đào tạo

Năm học 2010-2011, Học viện đang quản lý:

- Hệ tập trung chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính: 10 lớp (từ A75 - A84) với 380 học viên.

- Hệ tại chức chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính: 49 lớp với 5035 học viên.

- Đại học chính trị chuyên ngành: 08 lớp với 285 học viên. - Hệ sau đại học:

+ Cao học: 07 lớp với 1267 học viên (bao gồm hệ tập trung và hệ không tập trung).

+ Nghiên cứu sinh: 05 lớp với 268 học viên.

* Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Học viện

- Hệ thống tổ chức:

+ Đảng và các đoàn thể: Đảng ủy, Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Ban Nữ công.

+ Các Hội đồng tư vấn: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Khoa học, Hội đồng chức danh, Ban Quản lý Đề án 1677, Ban Thanh tra.

+ Các đơn vị Vụ, Viện, Trung tâm và các Học viện trực thuộc. - Tổ chức bộ máy:

+ Các đơn vị chức năng: Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Quản lý đào tạo, Vụ Quản lý khoa học, Vụ Các trường chính trị, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phịng Học viện.

+ Các đơn vị nghiêu cứu và giảng dạy: Viện Triết học, Viện Kinh tế, Viện chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện xây dựng Đảng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Viện Lịch sử Đảng, Viện Chính trị học, Viện Xã hội học, Viện Nhà nước và pháp luật, Viện Văn hóa và phát triển, Viện Quan hệ quốc tế, Viện Nghiên cứu quyền con người.

+ Các đơn vị sự nghiệp: Tạp chí Lý luận chính trị, Nhà xuất bản Chính trị-Hành chính, Trung tâm Thơng tin khoa học, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm khảo thí, phương pháp giảng dạy và hỗ trợ đào tạo.

+ Các Học viện trực thuộc:

-> Học viện khu vực: Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I (Thành phố Hà Nội), Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II (Thành phố Hồ Chí Minh), Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III (Thành phố Đà Nẵng), Học viện Chính trị - Hành chính khu vực IV (Thành phố Cần Thơ).

-> Học viện chuyên ngành: Học viện Hành chính, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Thành phố Hà Nội).

Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị trực tiếp chịu sự quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; là nơi đào tạo, bồi dưỡng lớn nhất trong cả nước về cán bộ lãnh đạo quản lý của Đảng, Nhà nước và các đồn thể chính trị - xã hội; là trung tâm nghiên cứu khoa học lý luận chính trị - hành chính, nghiên cứu lý luận và thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Học viện

* Đội ngũ giảng dạy tại trung tâm Học viện tham gia đào tạo chương trình Cao cấp lý luận chính trị - hành chính hệ tập trung

Hiện nay, tính tổng số cán bộ, giảng viên, cơng nhân viên của tồn hệ thống Học viện là 3.283 người, trong đó, tại trung tâm Học viện là 821 người

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp quản lý của vụ quản lý đào tạo đối với hoạt động tự nghiên cứu của học viên học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w