5 Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm thường xuyên về quản lý
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TỰ NGHIÊN CỨU CỦA HỌC VIÊN
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
3.1. Những u cầu có tính ngun tắc để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên Học viện
- Các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên phải trên cơ sở quán triệt quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục - đào tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chính phủ về cơng tác đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Học viện.
Định hướng chiến lược phát triển Giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của nghị quyết TW 2 (khóa VIII) phần nói về đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo có ghi rõ: “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học" [13, tr.41].
Quán triệt tư tưởng trên của Đảng, vận dụng vào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý, nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ II đã nêu: “Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với cán bộ tự nghiên cứu, tập tự nghiên cứu nâng cao trình độ theo yêu cầu mới”. Với tinh thần đó, trong q trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học của Học viện phải thực sự coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự nghiên cứu, tự nghiên cứu cho học viên, mà thực chất là khơi dậy tiềm năng và năng lực nội sinh của từng học viên. Muốn bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên thì phải quản lý tốt hoạt động tự nghiên cứu của học viên.
đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ dạy học ở Học viện.
Việc thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu xét đến cùng là góp phần thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học ở Học viện, giữa chúng khơng có sự mâu thuẫn hoặc hạn chế lẫn nhau. Muốn thực hiện tốt các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên phải trên cơ sở thực hiện tốt việc dạy và học kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như việc giáo dục động cơ, xác định nội dung tự nghiên cứu, bồi dưỡng phương pháp tự nghiên cứu…và thơng qua đó để thực hiện tốt các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên.
- Thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên là nhiệm vụ của tất cả các lực lượng tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học ở Học viện: giảng viên, học viên, cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ cơ quan đào tạo..
+ Giảng viên trong hoạt động dạy ln đóng vai trị là định hướng nội dung, bồi dưỡng phương pháp tự nghiên cứu và kiểm tra kết quả hoạt động tự nghiên cứu của người học. Như vậy, giảng viên phải trở thành chuyên gia về việc học của học viên.
+ Cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm của Vụ Quản lý đào tạo với tư cách là nhà giáo dục, có vai trị trực tiếp trong việc quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên như: Giáo dục động cơ, thái độ, hướng dẫn việc lập và thực hiện kế hoạch tự nghiên cứu, kiểm tra, uốn nắn những sai sót, lệch lạc trong hoạt động tự nghiên cứu của học viên.
- Bảo đảm tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên.
+ Bảo đảm tính khoa học của các biện pháp.
Các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên vừa có sự định hướng của lý luận quản lý hoạt động tự nghiên cứu, tức là cơ sở khoa học sư phạm, vừa phù hợp với những kinh nghiệm của q trình dạy học.
Đồng thời, đó cũng là một biểu hiện cụ thể của việc thực sự đưa lý luận quản lý hoạt động tự nghiên cứu vào thực tiễn học tập của học viên trong môi trường sư phạm của Đảng. Mặt khác, các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu còn được xây dựng trên cơ sở thực tiễn, học viên luôn mong muốn học tốt để đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo, vừa là chí hướng cá nhân, nhưng khi thực hiện lại cịn nhiều hạn chế trong hoạt động tự nghiên cứu. Vì vậy, quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên là đáp ứng cả nhu cầu và yêu cầu phát triển của học viên; tổ chức cho họ hoạt động tự nghiên cứu để chiếm lĩnh mục tiêu đào tạo, hoàn thành nhiệm vụ dạy học của Vụ Quản lý đào tạo nói riêng và của Học viện nói chung.
+ Bảo đảm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp.
Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên đòi hỏi đảm bảo sự phù hợp với những đặc điểm riêng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình, phương pháp, tổ chức, quy chế đào tạo ở Học viện. Tính khả thi của các biện pháp cịn thể hiện ở khả năng thực hiện của các lực lượng tham gia tiến hành.
Tính hiệu quả của các biện pháp quản lý đòi hỏi sau một thời gian tổ chức quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên phải mang lại sự chuyển biến tích cực về kết quả học tập của học viên. Nếu khơng đạt được điều đó, cần tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá lại, xác định những nguyên nhân khơng thành cơng để có phương hướng khắc phục.
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu của học viên Học viện
3.2.1. Nhóm 1: Thường xuyên giáo dục động cơ tự nghiên cứu cho học viên
Lý thuyết hoạt động đã chỉ ra rằng: Mọi động cơ đều có nguồn gốc từ bên ngồi, được hình thành từ những tác động bên ngồi và được cá nhân hóa thành hứng thú, tâm thế, niềm tin… của mỗi cá nhân. Muốn hình thành động
cơ hoạt động cho cá nhân phải bắt đầu từ việc xây dựng các điều kiện bên ngoài cho phù hợp với nhu cầu, nhận thức, tình cảm của cá nhân. Giáo dục động cơ tự nghiên cứu cho học viên là giúp cho họ xác định được mục đích “học để làm người, làm cán bộ, học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân”.
3.2.1.1. Biện pháp 1: Giáo dục động cơ tự nghiên cứu cho học viên thông qua giáo dục truyền thống
- Tổ chức cho học viên tham quan phòng truyền thống Học viện nhiều lần. Tham quan phòng truyền thống sẽ để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí mỗi học viên về những bằng chứng, hiện vật, thành tích hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của tập thể cán bộ, giảng viên, nghiên cứu viên, biên tập viên, cơng nhân viên tồn trường: những tấm gương anh hùng, chiến sĩ thi đua qua các thời kỳ, những học viên đã trở thành cán bộ cấp cao của Đảng, nhà nước, của các bộ, ban, ngành đoàn thể từ trung ương tới địa phương; những tấm gương cán bộ, giảng viên, học viên học giỏi, rèn tốt, cống hiến hết mình để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam… qua đó thúc đẩy họ hăng say học tập, rèn luyện noi gương lớp người đi trước.
Cách thực hiện:
+ Tổ chức từng lớp học (từ 35 đến 40 học viên) tiến hành tham quan. + Hướng dẫn viên phòng truyền thống chuẩn bị nội dung và tiến hành giới thiệu chu đáo.
+ Tổ chức cho học viên tham quan đầu khóa học và vào các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm thành lập Học viện.
+ Sau mỗi lần tham quan, Ban cán sự, chi bộ lớp học tổ chức cho lớp mình tọa đàm nói lên cảm nghĩ về truyền thống của Học viện.
- Tổ chức cho học viên tham quan các bảo tàng ở thành phố Hà Nội. Ở Hà Nội có các bảo tàng lớn, như: Bảo tàng quân đội, bảo tàng dân tộc, bào tàng Hồ Chí Minh...Tổ chức cho học viên tham quan các bảo tàng lớn
này sẽ giúp cho họ hiểu rõ những kỳ tích mà tổ tiên, cha ơng ta đã làm nên, sự hy sinh xương máu của bao lớp cha anh mới có được nền độc lập, tự do cho dân tộc ngày nay. Từ đó, họ ý thức tốt trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, hoàn thành sứ mệnh mà Đảng và nhân dân giao phó: Học tập cho tốt.
Cách thực hiện:
+ Tổ chức cho học viên tham quan khi kết thúc chuyên đề Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, tổ chức tham quan thêm 2 - 3 lần trong khóa học vào các ngày nghỉ.
+ Hợp đồng chặt chẽ về thời gian tham quan với các bảo tàng. + Tổ chức từng lớp xoay vòng tham quan.
+ Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý triển khai cho học viên viết thu hoạch sau mỗi lần tham quan.
- Tổ chức cho học viên tham quan một số cơ sở sản xuất lớn, một số tỉnh (thành) có nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội.
Đó là những cơ sở sản xuất bằng phương tiện máy móc hiện đại, năng suất cao, làm ăn có lãi như: nhà máy sản xuất sắt thép, nhà máy sản xuất xi măng, công ty sản xuất về điện tử, điện lạnh…Các tỉnh (thành) có tổng thu nhập bình quân đầu người cao. Tổ chức cho học viên tham quan các đơn vị này sẽ giúp họ thấy được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự phát triển của khoa học - cơng nghệ, từ đó xác định trách nhiệm học tập của người cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp.
Cách thực hiện:
+ Vụ Quản lý đào tạo cần sắp xếp học viên tham quan trong kế hoạch học tập gắn với chun đề kinh tế chính trị, đồng thời trong khóa học tổ chức thêm 1- 2 lần tham quan vào các ngày nghỉ.
+ GIảNG VIÊN , CBQL đến liên hệ trước với các cơ sở sản xuất cần tham quan, xác định nội dung,
+ Giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý đến liên hệ trước với các đơn vị cần tham quan, xác định nội dung, địa điểm tham quan.
+ Tổ chức đảm bảo an toàn cho học viên, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật trong quá trình tham quan.
+ Tổ chức cho học viên viết thu hoạch sau mỗi lần tham quan.
3.2.1.2. Biện pháp 2: Giáo dục động cơ tự nghiên cứu cho học viên thông qua nâng cao nhận thức về mục tiêu, yêu cầu đào tạo
Giáo dục học viên nắm chắc hơn mục tiêu, yêu cầu đào tạo sẽ giúp họ thấy rõ hơn mâu thuẫn giữa trình độ hiện có của mình cịn thấp so với yêu cầu trình độ cao của mục tiêu đào tạo, đồng thời còn xác định được mục tiêu tự nghiên cứu để xây dựng kế hoạch phấn đấu. Nắm chắc hơn mục tiêu đào tạo còn giúp người học thấy được nhiệm vụ học tập rất nặng nề trước Đảng và nhân dân, đồng thời còn thấy được vai trò to lớn của hoạt động tự nghiên cứu của người học trong quá trình dạy - học của Học viện. Do đó cần áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
- Phổ biến mục tiêu đào tạo cho học viên ngay từ khi nhập học.
Việc làm này sẽ giúp học viên định hướng tư tưởng khi bước vào môi trường học tập mới, thấy được trách nhiệm đối với quê hương, đất nước, đơn vị cơng tác, nhận thức được “cái đích” cần đạt tới sau khóa học tập, rèn luyện, tu dưỡng, xác định nhiệm vụ nặng nề trong quá trình học tập. Đồng thời, giúp cho học viên ý thức được vai trò của tự nghiên cứu, thấy rõ hoạt động tự nghiên cứu của người học quyết định chất lượng đào tạo.
Cách thực hiện:
+ Vụ Quản lý đào tạo cần có kế hoạch và chỉ đạo cho các lớp học phổ biến, quán triệt mục tiêu đào tạo ngay từ khi học viên nhập học.
+ Các đối tượng quản lý học viên tổ chức phổ biến, quán triệt tỉ mỉ để học viên nắm chắc mục tiêu đào tạo ngay từ tháng đầu của khóa học.
+ Việc phổ biến cần được tiến hành ở tất cả các cấp quản lý học viên. - Tăng cường đưa yêu cầu của mục tiêu đào tạo vào nội dung sinh hoạt
Chi bộ Đảng. Có như vậy mới gắn nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ tự nghiên cứu với trách nhiệm, tư cách của người Đảng viên là lãnh đạo quản lý trước Đảng cộng sản Việt Nam.
Cách thực hiện:
+ Mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nhiệm vụ học tập, vai trò của tự nghiên cứu, cần được đưa vào trong nội dung sinh hoạt Đảngnhiều hơn nữa, thường xuyên hơn nữa, đảm bảo chất lượng nội dung sinh hoạt, chống biểu hiện hình thức, phơ trương.
+ Thực hiện nghiêm ngày sinh hoạt Đảng theo điều lệ. + Định kỳ hàng tháng sinh hoạt Chi bộ một lần.
- Thể hiện mục tiêu đào tạo trên bảng, biểu treo tại nơi ở, khu giảng đường và trong khuôn viên Học viện.
Việc làm này nhằm mục đích nhắc nhở học viên một cách thường xuyên, không lúc nào lơ là việc học tập, nhất là tự học, tự nghiên cứu.
Cách thực hiện:
- Vụ Quản lý đào tạo tham mưu thống nhất biển, bảng, cỡ chữ, màu sắc, vị trí treo.
- Học viện có kế hoạch phân công các đơn vị chức năng làm treo biển, bảng theo khu vực mình quản lý.
- Nội dung biển, bảng bao gồm: phương châm, mục tiêu đào tạo.
- Biển, bảng được bố trí những nơi dễ thấy, khoa học như: khu kí túc xá, khu giảng đường, khn viên Học viện.
3.2.1.3. Biện pháp 3: Giáo dục động cơ tự nghiên cứu thông qua kích thích sự say mê tự nghiên cứu của học viên
Việc giáo dục động cơ tự nghiên cứu cho học viên có hiệu quả khi người học thật sự say mê, hứng thú tự nghiên cứu, họ tìm thấy niềm tin trong tự nghiên cứu và biến nó thành nhu cầu hàng ngày như cơm ăn, nước uống. Để đạt được điều đó, cần áp dụng các biện pháp sau:
- Đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng kích thích tính tích cực của học viên.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy - học đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng và Ban Giám đốc Học viện đề cập đến trong vài năm gần đây. Tuy nhiên, đến khâu tổ chức thực hiện lại không đồng bộ, không đáp ứng các điều kiện đảm bảo như giáo khoa, giáo trình, phương tiện kỹ thuật dạy học…Vì vậy, cho đến nay phương pháp dạy học ở Học viện chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, dạy học thụ động, đã hạn chế kích thích tính tích cực của người học.
Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều mơ hình dạy - học tiên tiến với các phương pháp dạy học “tương tác”. Do phạm vi của đề tài, chúng tơi chỉ có ý định cải tiến phương pháp dạy học hiện đang áp dụng ở Học viện theo hướng kích thích học viên tích cực học tập.
Cách thực hiện:
+ Khi tiến hành bất kỳ một hình thức tổ chức dạy học nào, giảng viên cần dựa trên kết quả nhiệm vụ tự nghiên cứu đã giao trước đó.
+ Trước khi tiến hành bài giảng, giảng viên phải hướng dẫn học viên nghiên cứu trước giáo trình hoặc đề cương bài giảng.
+ Khi tiến hành bài giảng, phải lơi cuốn học viên cùng giải quyết các vấn đề khó, phức tạp, trọng tâm.
+ Sau đó hướng dẫn học viên tiếp tục đọc tài liệu tham khảo để bổ sung, mở rộng kiến thức khác trong bài giảng, chuyên đề… Như vậy, nếu học viên khơng tích cực tự nghiên cứu thì khơng thể hồn thành nhiệm vụ bài học được.
- Xây dựng hệ thống bài tập tự nghiên cứu có mức độ khó tăng dần. Việc làm này có rất nhiều ý nghĩa: Làm cho thời gian tự nghiên cứu của học viên thực sự có nội dung hoạt động; rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu cho học viên; phát huy tính tích cực, độc lập, tự giác, đồng thời giúp học viên lĩnh
hội, củng cố, vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo…