Biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp quản lý của vụ quản lý đào tạo đối với hoạt động tự nghiên cứu của học viên học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 40 - 42)

1.3.4.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động tự nghiên cứu

Nhận thức là một quá trình, nhận thức đúng dẫn đến hành động đúng. Hành động là kết quả của nhận thức. Người học chỉ có thể tiến hành tự nghiên cứu một cách tự giác khi họ hiểu được tầm quan trọng của việc tự nghiên cứu.

Việc này phải được bắt đầu nắm được mục tiêu, yêu cầu đào tạo, các quy định của Điều lệ Đảng, của Học viện và việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập được giao. Vấn đề thực hiện các quy định sẽ giúp học viên dần hình thành ý thức tự giác trong học tập, nghiên cứu tại Học viện.

1.3.4.2. Hình thành động cơ tự nghiên cứu thơng qua các hoạt động

Động cơ mang tính định hướng cho hành vi, làm nền tảng cho tính kiên trì làm việc của con người. Thực tiễn đã chứng minh, trong giáo dục có động cơ học tập đúng đắn thì kết quả học tập chắc chắn có hiệu quả. Q trình hình thành động cơ là quá trình kết hợp giữa các nhu cầu của con người và hoạt động nhận thức. Trong hoạt động tự nghiên cứu, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thực hiện là hai nhu cầu cơ bản. Muốn thỏa mãn thì người học phải có các hoạt động tương ứng và thơng qua hoạt động thì nhu cầu được thỏa mãn.

Trong hoạt động tự nghiên cứu, động cơ nhận thức và động cơ đạo đức là hai động cơ trực tiếp ảnh hưởng đến tính tích cực của học viên.

1.3.4.3. Thực hiện tốt các khâu của quy trình quản lý hoạt động tự nghiên cứu

Các khâu của quy trình quản lý hoạt động tự nghiên cứu bao gồm: - Kế hoạch hóa cơng tác quản lý hoạt động tự nghiên cứu.

- Xây dựng bộ máy quản lý hoạt động tự nghiên cứu.

- Làm tốt công tác chỉ đạo việc quản lý hoạt động tự nghiên cứu. - Thực hiện công tác kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

1.3.4.4. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động tự nghiên cứu

Cơ sở vật chất, trang thiết bị là một yếu tố quan trọng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của học viên. Vì vậy quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị là một nội dung đồng thời cũng là một biện pháp (về điều kiện) của công tác quản lý giáo dục trong nhà trường. Bởi vì quản lý trang thiết bị vật

chất không chỉ là bảo quản mà phải phát huy năng lực và các cách sử dụng chúng phục vụ cho hoạt động chính của Học viện.

Cơ sở vật chất chính của Học viện phục vụ cho hoạt động tự nghiên cứu của học viên bao gồm: giáo trình, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, tài liệu tham khảo, phầm mềm dạy học, các phương tiện tin học, viễn thông…

Như vậy: Muốn nâng cao kết quả tự nghiên cứu cũng như hiệu quả đào tạo chương trình Cao cấp lý luận chính trị - hành chính của học viên Học viện hệ tập trung cần quản lý tốt các hoạt động tự nghiên cứu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Học viện và bản thân học viên. Tuy nhiên, những biện pháp quản lý hoạt động tự nghiên cứu còn phải phụ thuộc vào những cơ sở lý luận chung về hoạt động học tập, hoạt động tự nghiên cứu của học viên hệ tập trung chương trình cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

Một phần của tài liệu Ths khoa học giáo dục biện pháp quản lý của vụ quản lý đào tạo đối với hoạt động tự nghiên cứu của học viên học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w