Kết quả khảo sát mơ hình quản lý doanhnghiệp nhà nước sau cổphần hóa

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 83 - 90)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả khảo sát mơ hình quản lý doanhnghiệp nhà nước sau cổphần hóa

Nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, tác giả đã gửi phiếu khảo sát “Mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa” đến Tập đồn xăng dầu Việt Nam. Đối tượng được khảo sát là các cán bộ cấp cao của Tập đồn, bao gồm trưởng phịng, giám đốc các bộ phận,… và các thành viên trong Hội đồng quản trị. Kết quả thu hồi được 177/200 phiếu trả lời hợp lệ. Mặc dù số lượng các DNNN trả lời phiếu điều tra còn hạn chế, tuy nhiên đây cũng là cơ sở để đưa ra một số nhận định của tác giả về đổi mới mơ hình quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Như đã trình bày ở chương 2, phiếu điều tra gồm 19 câu hỏi được chia thành 3 nội dung chính, đó là nhận thức về đổi mới quản lý doanh nghiệp, các nội dung đổi mới quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đổi mới quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa

- Về nhận thức đổi mới quản lý doanh nghiệp

Trong 127 phiếu trả lời cho thấy doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều được trang bị các kiến thức liên quan đến đổi mới mơ hình quản lý doanh nghiệp với các kênh thơng tin khác nhau, chủ yếu tập trung qua việc tập huấn hoặc các hội thảo (chiếm 48,8%); tiếp đến là học trong chương trình đại học/sau đại học (chiếm 45,7%) và cuối cùng là qua các phương tiện thông tin đại chúng (5,5%)

Bảng 5. Khảo sát kiến thức về quản lý doanh nghiệp

Kiến thức về quản lý doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

C1.1Qua các phương tiện thông tin đại chúng 5,5% C1.2 Được tham gia tập huấn, hội thảo 48,8% C1.3 Được học trong chương trình đào tạo đại học/sau đại

học

45,7%

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

Ngồi ra, việc tính giá trị trung bình (mean) trên phần mềm SPSS để xác định tầm quan trọng của từng nhân tố trong hoạt động quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên bảng 6 dưới đây

Bảng 6. Giá trị trung bình về tầm quan trọng của các nội dung trong hoạt động quản lý doanh nghiệp

Các nội dung N

(số mâu )

Mean

(Giá trị trung bình) C5.1 Đảm bảo cơ cấu quản lý doanh nghiệp hiệu quả 127 4,29 C5.2 Xây dựng mơ hình quản lý doanh nghiệp đảm bảo

tính bền vững 127 4,43

C5.3 Trách nhiệm của Hội đồng quản trị (HĐQT) 127 4,96 C5.4 Việc thực hiện quyền của cổ đông và các chức

năng sở hữu cơ bản 127 4,18

C5.5 Đảm bảo vai trò của các bên có quyền lợi liên quan 127 4,35 C5.6 Đối xử công bằng với mọi cổ đông 127 4,17 C5.7 Việc công bố và minh bạch thông tin 127 3,92 C5.8 Tuân thủ các quy định của pháp luật 127 4,00

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

Như vậy có thể thấy rằng, đối với câu hỏi về các nội dung trong hoạt động quản lý doanh nghiệp và tầm quan trọng của từng nội dung (xếp theo thang điểm từ 1-5) thì 8 nội dung nêu trên đều có mức điểm trung bình dao động xung quanh 4-5 điểm. Điều này cho thấy các DNNN sau cổ phần hóa đều rất coi trọng đến các vấn đề về mơ hình quản lý doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là việc doanh nghiệp phải đảm bảo trách nhiệm của hội đồng quản trị (4,96/5 điểm). Tiếp sau đó là các vấn đề như xây dựng mơ hình quản lý doanh nghiệp đảm bảo tính bền vững (4,43/ 5 điểm); Đảm bảo vai trị của các bên có quyền lợi liên quan (4,35/ 5 điểm); Đảm bảo vai trị của các bên có quyền lợi liên quan (4,35/ 5 điểm)

- Về nội dung đổi mới mơ hình quản lý doanh nghiệp

+ Đối với vấn đề cấu trúc tổ chức thì qua khảo sát cho thấy hầu hết 100% các ý kiến

cho rằng Tập đồn nên theo mơ hình tổ chức Ban kiểm soát kết hợp với HĐQT. Đây cũng là sự phù hợp với cấu trúc tổ chức của Tập đoàn sau khi cổ phần hóa

Bảng 7. Khảo sát về đổi mới cấu trúc tổ chức

Đổi mới cấu trúc tổ chức Tỷ lệ (%)

C6.4 Ban kiểm soát bên cạnh HĐQT 100%

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

+ Đối với cấu trúc sở hữu thì các ý kiến đánh giá về mục đích của cổ đơng nhà nước

trò chi phối hoạt động của tập đồn với mục đích đảm bảo vốn sử dụng của nhà nước minh bạch hiệu quả thông qua việc điều tiết hoạt động của Tập đồn (66,1%), sau đó mới là mục tiêu lợi nhuận (30,7%), và huy động vốn bên ngoài để phát triển tập đoàn (3,1%) (xem bảng 8)

Bảng 8. Khảo sát về mục đích của cổ đơng nhà nước sau cổ phần hóa

Mục đích cổ đơng nhà nước Tỷ lệ

C7.4 Đảm bảo vốn sử dụng của nhà nước minh bạch hiệu quả

66,1%

C7.3 Mục tiêu lợi nhuận 30,7%

C7.1 Huy động vốn bên ngồi để phát triển tập đồn 3,1%

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

+ Đối với việc đổi mới cấu trúc quản trị:

Đối với quyền của cổ đông và Đại hội cổ đông, khi được hỏi về số lần các cuộc họp Đại

hội đồng cổ đông, bao gồm đại hội thường niên và đại hội bất thường diễn ra, có thể thấy rằng số lượng các cuộc họp khá khác nhau. Đối với đại hội thường niên thì khoảng 10 - 15 cuộc họp/ năm, tuy nhiên cuộc họp bất thường chỉ tổ chức 1 - 2 cuộc họp/năm. Việc tổ chức thường xuyên các cuộc họp cổ đông sẽ là điều kiện để các quyền lợi của cổ đơng được đảm bảo vì thơng qua các cuộc họp như vậy, các cổ đông sẽ được cung cấp các thông tin như kết quả kinh doanh, phương hướng và kế hoạch hoạt động kinh doanh, tham gia bầu các chức danh quản lý, đóng góp các ý kiến về việc chia lợi nhuận/cổ tức hoặc thay đổi vốn điều lệ của công ty.

Bảng 9. Thống kê mơ tả (trung bình và độ lệch chuẩn) về mức độ quan trọng của các quyền lợi của cổ đông

Các quyền lợi của cổ đông Số lượng TB Độ lệch chuẩn

C9.1 Đảm bảo các phương thức đăng ký quyền sở hữu

127

3,95 ,213

C9.2 Chuyển nhượng cổ phần 127 4,50 ,502 C9.3 Tiếp cận các thông tin liên quan

và quan trọng về công ty 127 4,95 ,213

C9.4 Tham gia và biểu quyết tại Đại hội

đồng cổ đông 127 4,10 ,304

C9.5 Bầu và bãi miễn các thành viên

Hội đồng Quản trị 127 4,88 ,324

C9.6 Hưởng lợi nhuận của công ty 127 4,06 ,229 C9.7 Được đối xử bình đẳng so với các

cổ đơng khác 127 4,84 ,366

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ SPSS.22 dựa trên kết quả khảo sát

Có thể nói, đối với quyền tiếp cận các thơng tin liên quan và quan trọng của cơng ty thì mức độ quan trọng là 4,95/5 điểm. Với các quyền tham gia biểu quyết hay tham gia bầu và bãi miễn các thành viên của HĐQT thì đóng vai trị quan trọng thứ hai (4,88/5 điểm); trong khi các cổ đông được đối xử bình đẳng khác được đánh giá tương đối cao (4,84/5 điểm).

+ Đối với cơ chế quản lý giám sát

Bảng 10. Thống kê mơ tả về tầm quan trọng của hình thức giám sát

Các quyền lợi của cổ đông Số lượng TB Độ lệch chuẩn

C14.1 Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốccông ty

127 4,00 ,000

C14.2 Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiếnlược và mục tiêu kế hoạch của công ty;

127 3,29 ,456

C14.3 Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quảntrị nội bộ khác của công ty

127 3,41 ,494

C14.4 Giám sát tính hợp pháp, tính hệ thống và trung thực trong cơng tác kế tốn, sổ kế toán thuế, trong nội dung báo cáo tài chính, các phụ lục và tài liệuliên quan

127 3,18 ,387

C14.5 Giám sát các giao dịch của cơng

ty với các bên có liên quan 127 4,91 ,294 C14.6 Giám sát thực hiện các dự án đầu tư

lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mơ lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường củacông ty

127 4,94 ,229

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ SPSS.22 dựa trên kết quả khảo sát

Từ bảng 10 cho thấy hầu hết các ý kiến cho rằng việc giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn và giám sát giao dịch của cơng ty với các bên có liên quan đóng vai trị quan trọng đối với các giao dịch bên ngoài (4,94 và 4,91/5 điểm);trong khi giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là quan trọng nhất trong việc giám sát nội bộ (4,00/5 điểm); sau đó là việc giám sát các hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của công ty (3,41/5 điểm). Điều này là tương đối dễ hiểu khi hai hình thức này là các yếu tố quan trọng trong việc giám sát nội bộ của tập đồn, có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc tổ chức khi cổ phần hóa.

+ Đối với việc đổi mới liên kết nội bộ

Bảng 11. Khảo sát đối với việc đổi mới liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ Mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn

C15.1 Quan hệ giao dịch kinh doanh 127 4,57 ,497

C15.3 Liên kết tài chính 127 4,94 ,229 C15.4 Liên kết trao đổi thơng tin 127 4,56 ,498

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

Qua khảo sát việc đổi mới liên kết nội bộ cho thấy Tập đoàn rất coi trọng vấn đề này, bằng chứng là hầu hết các liên kết này đều quan trọng trong mức 4 - 5 điểm, trong đó việc liên kết tài chính là quan trọng nhất (4,94/5 điểm), sau đó là vấn đề giao dịch kinh doanh (4,57/5 điểm) và (4,56/5 điểm), cuối cùng là liên kết đầu tư (4,47/5 điểm). Đây cũng phù hợp với chiến lược hướng tới sự liên kết toàn diện trong nội bộ Tập đoàn.

+ Đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Bảng 12. Khảo sát việc đổi mới nguồn nhân lực chất lượng cao

Liên kết nội bộ Mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn

C16.1 Năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý

127

4,96 ,195

C16.2 Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ (từ cấp phòng trở lên)

127

3,64 ,483

C16.3 Chế độ, quyền lợi của người lao động

127

4,93 ,258

Nguồn: Tính tốn của tác giả từ spss.22 dựa trên kết quả khảo sát

Từ bảng 12 cho thấy việc đổi mới mơ hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa phải thay đổi từ yếu tố năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ (chiếm 4,96/5 điểm), sau đó là phải có các chế độ và quyền lợi người lao động (4,93/5 điểm), cuối cùng mới thay đổi việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ (3,64/5 điểm).

+ Hiệu quả đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa thì các yếu tố được chia thành hai nhóm: 03 yếu tố bên ngồi và 05 yếu tố bên trong. Các yếu tố ảnh hưởng được đánh giá theo thang điểm 1 - 5 (1-rất ít quan trọng và 5 - rất quan trọng) và được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 và mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết đã được thống nhất ở chương 2.

- Kiểm tra định độ tin cậy của hai nhóm yếu tố

Bảng 13. Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm yếu tố bên ngồi

Hệ số Cronbach's Alpha Số lượng các tiêu chí

.656 3

Từ kết quả trên có thể thấy, hệ số Cronbach alpha của nhóm các yếu tố bên ngoài là 0.656 (cho 4 yếu tố bên ngoài). Mặc dù hệ số này nhỏ hơn 0,7 nhưng nếu bỏ bớt đi 1 yếu tố trong nhóm thì hệ số còn thấp hơn. [Xem kết quả chạy Cronbach’s Alpha tại Phụ lục số 2, tr.] Do đó, có thể chấp nhận kết quả này và các yếu tố KINHTEVA HOINHAP, COCHECHINHSACH PHATTRIENTHITRUONG là phù hợp với nhóm các yếu tố bên ngoài.

Bảng 14. Kết quả thống kê độ tin cậy của nhóm yếu tố bên trong

Hệ số Cronbach's Alpha Số lượng các tiêu chí

.823 5

Bảng 14 cho thấy hệ số Cronbach alpha là 0.823 khi đo độ tin cậy của nhóm yếu tố bên trong. Điều đó khẳng định rằng các yếu tố CHIENLUOC, NGUONLUC, QUANTRI, NGHANHNGHE, COCHEDIEUHANH là cácyếu tố phù hợp trong nhóm.

- Kết quả phân tích hồi quy

Như đã trình bày trong chương 2, mơ hình hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QTCT tại các DNNN sau cổ phần hóa như sau: Mơ hình 1 (xác định các yếu tố

ảnh hưởng bên ngoài):

HIEUQUA= + * KINHTEVAHOINHAP + * COCHECHINHSACH + * PHATTRIENTHITRUONG + (1)

Mô hình 2 (xác định các yếu tố ảnh hưởng bên trong):

HIEUQUA= + * CHIENLUOC + * NGUONLUC + * QUANTRI + * NGANHNGHE + * COCHEDIEUHANH + (2)

Tác giả sử dụng phần mềm spss22.0 để tính tốn và phân tích kết quả hồi quy. Các kết quả được trình bày trong bảng 15 dưới đây. Bảng 15 cho thấy chỉ có 01 yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa đó là cơ chế chính sách phù hợp với giả thuyết H2 tác giả đưa ra trong chương 2. Điều đó chứng tỏ cơ chế chính sách đối với DNNN sau cổ phần hóa càng tốt thì việc đổi mới quản lý DNNN càng có hiệu quả.

Bảng 15. Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa (Mơ hình 1)

Tên biến Hệ số tương quan

KINHTEVAHOINHAP 0,275 (0,084) COCHECHINHSACH 0,121*** (0,078) PHATTRIENTHITRUONG 0,071 (0,075) R- squared 0,242 Durbin- Watson 1,932

Ghi chú: *** thể hiện ý nghĩa về mặt thống kê tương ứng là 1%.

Kết quả trên cũng cho thấy hệ số của mơ hình hồi quy là 0,242. Mặc dù càng lớn và càng gần đến 1 thì mức độ giải thích càng cao và mơ hình càng có ý nghĩa nhưng trong nghiên cứu này, giá trị của có thể được chấp nhận. Kiểm định tự tương quan Durbin- Watson cho thấy kết quả là 1,932 rất gần 2, khẳng định khả năng xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mơ hình là rấtthấp. Ngoài ra, kiểm định đa cộng tuyến cho thấy các hệ số phóng đại phương sai VIF đều có giá trị nhỏ hơn 2 và Tolerance đều lớn hơn 0,1 nên có thể khẳng định hiện tượng đa cộng tuyến khơng xảy ra giữa các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu [Xem kết quả VIF và Tolerance tại Phụ lục số 3, tr. ]

Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố bên trong ảnh hưởng tới hiệu quả QTCT của DNNN sau cổ phần hóa bao gồm CHIENLUOC,QUANTRI (kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 5%), COCHEDIEUHANH (kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 10%), NGUONLUC (kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) đều có ý nghĩa thống kê, điều đó chứng tỏ cần kết hợp đổi mới hầu hết các yếu tố bên trong mới tạo ra hiệu quả đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa. Riêng biến NGANHNGHE khơng có ý nghĩa thống kê, đây cũng là điều dễ hiểu vì ngành nghề kinh doanh khơng có tác dụng nhiều trong việc đổi mới quản lý doanh nghiệp, mà vấn đề này tập trung vào các hoạt động quản trị, cơ chế điều hành và chiến lược

Bảng 16. Kết quả hồi quy đối với các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả đổi mới quản lý DNNN sau cổ phần hóa (Mơ hình 2)

Tên biến Hệ số tương quan

QUANTRI 0,019** (0,178) CHIENLUOC 0,245* (0,212) NGANHNGE 0,218 (0,186) NGUONLUC 0,235** (0,201) COCHEDIEUHANH 0,423*** (0,133) R- squared 0,404 Durbin- Watson 2,193

Ghi chú: *, ** và *** thể hiện ý nghĩa về mặt thống kê tương ứng là 10, 5 and 1%.

Kết quả hồi quy cho thấy hệ số của mơ hình hồi quy là 0.404, tức là 40,4% sự biến đổi của biến HIEUQUA được giải thích thơng qua mơ hình hồi quy, gần 60% sự biến đổi của HIEUQUA có thể được giải thích bởi các nhân tố khác chưa đưa vào mơ hình. Kiểm định tự tương quan Durbin-Watson cho thấy kết quả là rất gần 2, cho thấy khả năng xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mơ hình là thấp. Ngồi ra, kiểm định đa cộng tuyến cho thấy các hệ số phóng đại phương sai VIF đều có giá trị nhỏ hơn 2 và Tolerance đều lớn hơn 0,1 nên có thể khẳng định hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra giữa các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu [Xem kết quả VIF và Tolerance tại Phụ lục số 3, tr..]

Bảng 17. Bảng tổng hợp kết quả về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tại các DNNN sau cổ phần hóa

STT Các yếu tố Tên biến độc lập Kết quả ảnh hưởng tới hiệu quả quản

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w