Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 30)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và

cần tiếp tục nghiên cứu

1.3.1. Đánh giá chung về những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

-Đối với các cơng trình nghiên cứu nước ngồi:

Một số cơng trình đã công bố của các học giả trên thế giới đã có những đóng góp quan trọng vào việc lý giải những vấn đề cơ bản về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; về phát triển mơ hình Tập đồn kinh tế nhà nước; phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống tổ chức quản lý, quản trị của doanh nghiệp nhà nước trong q trình cổ phần hóa. Các nghiên cứu này đã lý giải những vấn đề cơ bản liên quan đến mơ hình quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Những đóng góp về mặt lý luận đó là căn cứ, cơ sở khoa học để tác giả kế thừa, vận dụng sáng tạo trong quá trình nghiên cứu luận án.

-Đối với nhóm các cơng trình nghiên cứu trong nước:

Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đã: Đề cập đến các quan điểm khác nhau, giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước dưới các góc độ như: hiệu quả kinh doanh, hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh doanh thu, lợi nhuận, lao động việc làm, nộp ngân sách của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản về cải cách doanh nghiệp nhà nước mà giải pháp quan trọng nhất là cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước. Làm rõ được điều kiện để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hình thức cổ phần hóa và nội dung cơ bản của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo các văn bản pháp quy. Mặt khác, các nghiên cứu này cũng làm rõ được các vấn đề cụ thể của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như: Vai trò của doanh nghiệp nhà nước; Sự yếu kém của doanh nghiệp nhà nước; Tính tất yếu khách quan chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần ở Việt Nam. Đồng thời, các cơng trình nghiên cứu trên cũng đã giải quyết được một số vướng mắc, bất cập khi thực hiện cổ phần hóa như: Xử lý tình hình tài chính khi cổ phần hóa; phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp; chính sách đối với người lao động khi chuyển sang Cơng ty cổ phần; bảo tồn vốn nhà nước khi chuyển sang Cơng ty cổ phần; chính sách đối với người đại diện phần vốn Nhà nước trong doanh nghiệp cổ phần hóa...;

Đặc biệt, trong các cơng trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã nghiên cứu, chỉ rõ và giải quyết một số vấn đề sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, như: Cơ cấu lại bộ máy quản lý; tổ chức công tác quản trị DN; công khai, minh bạch thông tin theo luật DN năm 2005, cơ cấu lại bộ máy quản lý, thực hiện công tác quản trị Công ty; phân định quyền sở hữu tài sản giữa chủ sở hữu và CTCP. Qua nghiên cứu, các cơng trình đã đề xuất được một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước ở Việt Nam nói chung và một số Bộ ngành có liên quan nói riêng theo tinh thần các chính sách, văn bản pháp quy của Đảng, Nhà nước.

Ở nhóm các cơng trình liên quan đến mơ hình TĐKT nhà nước. Các nghiên cứu theo hướng này đã: Tiếp cận, phản ánh khá sâu rộng về mơ hình TĐKT, đề cập đến vấn đề tổng thể mơ hình hoạt động của Tập đồn kinh tế, đến việc xây dựng TĐKT nhà nước làm nòng cốt của thành phần kinh tế nhà nước, trong số đó có nhiều cơng trình tập trung nghiên cứu về điều kiện phát triển và đưa ra các giải pháp, hướng đi đối với việc thành lập và phát triển các TĐKT nhà nước ở Việt Nam. Đồng thời, các nghiên cứu trên đã làm rõ những khía cạnh của một mơ hình cụ thể: mơ hình quản trị, cơ chế tài chính, mơ hìnhđầu tư, quản trị rủi ro, mơ hình quản lý người đại diện, mơ hình huy động vốn... của Tập đoàn kinh tế nhà nước. Hướng nghiên cứu này giúp cho nghiên cứu sinh hiểu rõ hơn về mơ hình hoạt động của Tập đồn kinh tế, từ đó hình thành phương pháp luận và hướng tiếp cận để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài luận án.

Đánh giá chung: Như vậy, các cơng trình nghiên cứu nêu trên mặc dù đã xác định rõ

cách tiếp cận, đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ở những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn liên quan đến mơ hình quản lý của doanh nghiệp nhà nước, của các Tập đoàn kinh tế nhà nước sau cổ phần hóa. Những cơng trình nêu trên đã cung cấp phần nào cơ sở ban đầu, là nguồn tài liệu quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện luận án của mình. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đặt ra những vấn đề mới, những yêu cầu trong bối cảnh mới. Đối chiếu với những yêu cầu mới đó, tổng quan những cơng trình nghiên cứu trên đã cho thấy: Chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống đến mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa; Chưa hệ thống hóa, khái quát hóa một cách đầy đủ những vấn đề lý luận về mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Đồng thời, cũng chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu khảo sát thực trạng mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đồn Xăng dầu Việt Nam trong bối cảnh mới, gắn với xu hướng hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, gắn kết trong chuỗi giá trị tồn cầu và đặc biệt trong cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Chính vì vậy, đây là khoảng trống mà nghiên cứu sinh lựa chọn để làm hướng nghiên cứu trong luận án Tiến sĩ của mình.

1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó, để bù đắp khoảng trống trong nghiên cứu, đồng thời nhằm xác định được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong nghiên cứu. Luận án tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:

- Về mặt phương pháp: Luận án xác định, làm rõ cách tiếp cận; việc sử dụng các

phương pháp nghiên cứu, đánh giá; làm rõ khung phân tích trong nghiên cứu mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.

- Về mặt lý luận: Luận án khái quát hóa, hệ thống cơ sở lý luận về mơ hình quản lý

doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Các vấn đề lý luận cụ thể như: Khái niệm, đặc điểm, vai trị, nội dung, tiêu chí, các nhân tố ảnh hưởng đến mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.

Luận án sẽ khảo cứu kinh nghiệm đổi mới mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa của một số quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đồn Xăng dầu Việt Nam.

Luận án sẽ khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đồn Xăng dầu Việt Nam. Chỉ rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và chỉ rõ những vấn đề đặt ra làm cơ sở cho việc xác định các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nhằm đổi mới mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đồn Xăng dầu Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MƠ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MƠ HÌNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA

2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 2.1.1.1. Doanh nghiệp nhà nước

2.1.1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước

Khi bàn về doanh nghiệp nhà nước, có nhiều tiêu chí để nghiên cứu, xác định. Xong trên cơ sở các văn bản pháp lý, các nghiên cứu đều dựa trên tiêu chí chung khi nói đến doanh nghiệp nhà nước đó là: quyền chi phối của Nhà nước đối với doanh nghiệp qua vốn đầu tư, hay là Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp thông qua số vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư của Nhà nước vào doanh nghiệp có thể khác nhau, trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nhưng điểm chung là đủ để cho phép Nhà nước giữ quyền chi phối hoạt động của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước, trong các văn bản Luật được xác định và chỉ rõ: Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995: “Doanh nghiệp nhà nước là các tổ

chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhằm thực hiện các mục tiêu KT - XH do Nhà nước giao. DNNN có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. DNNN có tên gọi, con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam” [66]

Theo Luật về DNNN năm 2003 đã chỉ rõ “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế

do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức cơng ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. [67]

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, tại khoản 22 Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở

hữu trên 50% vốn điều lệ”. [68]

Tại Khoản 8, Điều 4, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ngày 26/11/2014 đã chỉ rõ: “Doanh nghiệp Nhà nước là những doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều

lệ”.

Tại Khoản 11, Điều 4, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020 đã xác định rõ: “Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50%

vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này”.

Trên cơ sở quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020, luận án thống nhất cách định nghĩa Doanh nghiệp nhà nước, đó là: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức và hoạt động dưới hình thức Cơng ty cổ phần hoặc cơng ty trách nhiệm hữu hạn.

Như vậy, cùng với việc ban hành các Văn bản pháp luật mới thay thế, điều chỉnh về doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước đã thay đổi khái niệm về Doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là xu hướng tất yếu của nền kinh tế, chính trị khi nền kinh tế Việt Nam theo Hiến pháp 2013 là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều

thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

2.1.1.1.2. Đặc điểm Doanh nghiệp nhà nước

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, và từ khái niệm được nêu trên, DNNN có một số đặc điểm sau:

-Trong doanh nghiệp nhà nước, chủ đầu tư là Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác.

- Về sở hữu vốn, Nhà nước sở hữu trên 50% (Luật DN 2020) vốn điều lệ hoặc cổ phần. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp thông qua sở hữu vốn. Tỷ trọng sở hữu đầu tư có thể khác nhau, nhưng điểm chung là đủ để Nhà nước giữ quyền chi phối đối với hoạt động của doanh nghiệp.

- Trách nhiệm đối với tài sản, DNNN chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp;

- Về tư cách pháp lý, doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong mơi trường cạnh tranh, bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Nhà nước cam kết khơng thực hiện, khơng có chế độ ưu đãi riêng đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Về bản chất, mặc dù là doanh nghiệp kinh doanh tự chủ theo cơ chế thị trường, xong doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện các nhiệm vụ nhà nước giao, với vai trị là những cơng cụ kinh tế, lực lượng vật chất để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là phương tiện để Nhà nước thực hiện các chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển KT - XH nhằm đảm bảo tính định hướng XHCN. Đặc điểm này cũng phản ánh đặc điểm bản chất của doanh nghiệp nhà nước.

- Về phân loại DNNN, theo Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg, ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước, DNNN gồm: (i) Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; (ii) những doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa Nhà nước nắm giữ từ 75% tổng số cổ phần trở lên; (iii) những doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa Nhà nước nắm giữ từ 65% đến dưới 75% tổng số cổ phần trở lên; (iv) những doanh nghiệp thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa Nhà nước nắm giữ trên 50% đến dưới 65% tổng số cổ phần. [81]

2.1.1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thực chất được xem xét và đặt nó trong một q trình, đó là q trình tư nhân hóa. Theo nghĩa hẹp, tư nhân hóa dùng để chỉ q trình giảm bớt quyền sở hữu Nhà nước hoặc sự kiểm sốt của Chính phủ trong một doanh nghiệp. Việc giảm bớt quyền sở hữu và quyền kiểm sốt của Chính phủ có thể thơng qua nhiều biện pháp khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là biện pháp cổ phần hóa.

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Quang, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước xét về mặt hình thức là việc Nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình trong doanh nghiệp cho các đối tượng là tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý và cơng nhân của xí nghiệp bằng đấu giá cơng khai hay thơng qua

thịtrường chứng khốn để hình thành các cơng ty TNHH hoặc CTCP. Xét về mặt thực chất, cổ phần hóa chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mơ hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại. [65, tr58]

Bản chất của cổ phần hóa DNNN chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành CTCP với nhiều chủ sở hữu để tạo ra mơ hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam thực chất là chuyển đổi hình thức sản xuất, kinh doanh từ mơ hình sở hữu trên 50% hoặc 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp hoạt động theo Luật DNNN sang mơ hình CTCP đa sở hữu hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nhà nước tham gia sở hữu CTCP với tư cách là cổ đông (Cổ đông khống chế, cổ đông thiểu số…)

Đặc điểm cơ bản của cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam là chuyển một phần sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước cho tổ chức, tư nhân, cho người lao động sản xuất trong hoặc ngoài nước bằng cách đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khốn để hình thành các CTCP.

Cổ phần hóa DNNN là một tất yếu khách quan do tính ưu việt của loại hình CTCP so với các loại hình doanh nghiệp khác; phù hợp với quy luật phát triển, xu hướng của thế giới; phù hợp với yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế; mặt khác, cổ phần hóa DNNN cịn xuất phát từ ngun nhân ngân sách Nhà nước của quốc gia ngày càng hạn hẹp.

Cổ phần hóa DNNN có tác động rất lớn đến đời sống kinh tế, xã hội như: Thu hút nhanh chóng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư vào nền kinh tế bằng việc phát hành chứng khốn; Nhanh chóng cấu trúc lại các doanh nghiệp về sản xuất, tổ chức… Nâng cao năng suất, chất lượng và vị thế của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế; Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN, giúp cho người lao động trở thành người làm chủ DN, hăng say lao động, góp phần vào việc tăng năngsuất, chất lượng, hiệu quả DN; Giảm bớt được một khoản bổ sung vốn từ ngân sách cho những doanh

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w