Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Âu (thành viên OECD)

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 64 - 66)

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Anh

Trên thế giới, Anh là quốc gia thực hiện cơ chế thị trường tự định rộng rãi nhất. Ngay từ thế kỷ XIX, nước Anh đã có sở hữu trong DN ngành cấp nước. Sau đó (sang thế kỷ XX), nước Anh mở rộng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực như bưu điện, giao thông, dầu khí, phát thanh, điện, hàng không... Ở Anh, nhà nước cũng giám sát giá cả, dịch vụ của một số DN tư nhân hoạt động trong ngành kết cấu hạ tầng. Thời gian sau đó (sau chiến tranh thế giới thứ 2), nhà nước Anh mở rộng đầu tư sang các ngành than, vận tải, sắt thép, ô tô. Tuy nhà nước Anh đầu tư vào các DN có dè dặt nhưng đều có cả mặt đạt được và có cả một số hạn chế.Chẳng hạn, DNNN trong lĩnh vực hạ tầng hoạt động tốt hơn DN tư nhân cùng ngành ở Mỹ. Tỷ lệ tăng trưởng về năng suất cũng khá tốt, ngang với DN tư nhân. Đồng thời, các DN này còn phải thực hiện các mục đích và quyền lợi công cộng theo hướng cung cấp dịch vụ rẻ, đầy đủ cho công chúng. Tuy nhiên, mặt hạn chế thể hiện ở mức thu lợi của DNNN càng về sau càng giảm sút buộc nhà nước phải tài trợ do DNNN ở Anh gặp khó khăn về tái chính.

Có được thành công của các DNNN ở Anh là do Chính phủ tiến hành đầu tư một cách khá thận trọng, không quốc hữu hóa tràn lan, chỉ lựa chọn những ngành có tính công ích cao. Mặt khác, Chính phủ Anh không cấp vốn trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho DN mà thông qua phát hành trái phiếu DN và trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho DNNN.

Nguyên nhân khó khăn về tài chính là do cuộc suy thoái ở quy mô thế giới những năm 70 - 80 của thế kỷ XX khiến chi phí đầu vào tăng, trong khi đó nhà nước khống chế đầu ra thấp khiến DNNN thu không đủ bù đắp chi phí. Những khó khăn của DNNN đã khiến chính phủ Anh tiến hành quá trình tư nhân hóa sở hữu nhà nước trong DN nhằm hướng đến các mục tiêu như: Tăng hiệu suất một số ngành có đầu tư lớn của Nhà nước; mở rộng diện cổ đông trong DNNN và giảm sức ép cho ngân sách nhà nước. Sau khi giảm sở hữu nhà nước trong DN, một số DN hoạt động tốt hơn, một số DN hoạt động kém hơn. Thực hiện quản lý các DNNN sau CPH, Chính phủ Anh đã thành lập một số cơ quan điều tiết độc lập theo lĩnh vực, tiêu biểu như Ủy ban điều tiết giá ngành viễn thông, ngành điện. Mỗi cơ quan này đều do một Tổng Giám đốc đứng đầu và có quyền tự chủ khá rộng để cân đối lợi ích của DN và người tiêu dùng. [50]

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Pháp

Ở Pháp, DNNN xuất hiện khá sớm, quốc hữu hóa đã bắt đầu từ cách mạng Pháp và mở rộng dưới thời Napoleon (1798 - 1815). Thời kỳ này nhà nước đầu tư và khai thác mỏ, công chính và bưu điện.

Thế kỷ XIX, mỗi DNNN ở Pháp đều hoạt động dưới một văn bản pháp lý nhất định, điều chỉnh riêng của Quốc hội và được định kỳ sửa đổi. Nhưng số DNNN được thành lập nhiều nhất là thời kỳ từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1960. Giai đoạn này Nhà nước đâu tư vào công nghiệp hoasdaaud,ngân hàng, sản xuất máy bay, công nghiệp quốc phòng, đường sắt, hàng không, vận tải biển, bảo hiểm. Từ đây, Nhà nước có tỷ trọng sở hữu trong DN thuộc loại cao so với các nước tu bản khác và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý DNNN hoạt động phù hợp với kinh tế thị trường.

Giai đoạn 1945 - 1974: DNNN được dùng như một công cụ để tái thiết đất nước sau chiến tranh. Cục ngân khố huy động nguồn tài chính cung cấp cho các DNNN đảm trách nhiệm vụ xây dựng lại cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, các bộ chuyên ngành tiến hành thẩm định kế hoạch và tình hình tài chính để đánh giá yêu cầu của DNNN, DNNN tiến hành các hoạt động tái thiết thực tế. Cơ chế điều hành DNNN tương tự như cách điều hành công vụ. Công đoàn có đại biểu trong hội đồng quản trị DNNN, tham gia quản lý DN cùng với đại diện của các cơ quan hành chính khác.

Sau năm 1954, nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước cung cấp cho DNNN giảm bớt, vốn huy động từ thị trường tăng lên. Kế hoạch nhà nước chỉ mang tính chỉ dẫn đối với DNNN; quyền tự chủ của DNNN mở rộng, đi đôi với việc Chính phủ mở rộng cửa với thị trường châu Âu, đầu tư lớn cho chiến lược phát triển công nghiệp, khuyến khích nghiên cứu trong các cơ quan nhà nước và lãi suất thị trường thấp, các DNNN có điều kiện hoạt động thuận lợi, thu nhập của người lao động trong DNNN cao hơn thời kỳ trước, nhiều DNNN thực hiện phương thức tiếp nhận thành quả nghiên cứu nhà nước với đơn đặt hàng nhà nước để triển khai các hoạt động DNNN một cách hiệu quả.

Giai đoạn sau 1974: Đây là giai đoạn nhiều DNNN gặp khó khăn nên Chính phủ phải đầu tư hàng loạt vào các ngành kinh tế và trở lại bao cấp cho người lao động trong khu vực DNNN. Cùng với các giải pháp đó, Chính phủ đã tiến hành quốc hữu hóa các DN tư nhân thua lỗ, tái cấp vốn cho các DN này hoạt động. Đồng thời, nhà nước gây áp lực buộc các DN phải tái cơ cấu theo hướng giảm thiểu chi phí, sa thải ồ ạt trong lĩnh vực có cạnh tranh, đầu tư ra nước ngoài, tiến hành tự động hóa, nhờ các biện pháp đó, các DN đã được phục hồi trở lại.

Việc quản lý DNNN trong môi trường KTTT tại Pháp cho thấy, việc thực hiện vai trò cổ đông của Nhà nước khá khó khăn. Việc đầu tư thêm hay rút vốn nhà nước khỏi các DNNN phụ thuộc vào quy định của luật pháp với sự cứngnhắc nhất định và chịu sự kiểm soát của Hội đồng hiến pháp và ủy ban tư hữu hóa. Vốn nhà nước đầu tư do ba cơ quan quản lý: Ngân khố quản lý về tài sản; ngân sách quản lý về tài chính; các bộ chuyên trách về kỹ thuật. Cơ cấu Hội đồng quản trị DNNN cũng gồm ba nhóm: Nhóm đại diện cho nhà nước là những người bảo vệ cho quyền lợi ngành nghề do Bộ phụ trách; nhóm đại diện cho công nhân viên chức; nhóm những cá nhân có trình độ chuyên môn phải biểu quyết ủng hộ nhà nước để nhà nước có quyền đa số. Từ phương thức này, ở Pháp trong thời kỳ này đã dẫn đến xuất hiện các ý kiến đòi tự chủ hóa chức năng quản lý tài sản của Nhà nước và giao độc quyền thực hiện chức năng này cho một cơ quan hành chính hay một bộ phận độc lập chuyên trách. Các phương án đã được đề ra như thành lập bộ chuyên trách, các công ty tài chính nhà nước hay quy chế quản lý thống nhất từ nhà nước cũng được đề nghị. Do đó, quản lý DNNN ở Pháp vẫn còn thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng và kết quả đem lại có cả thành công và thất bại. [50]

2.2.2.3. Kinh nghiệm của Hà Lan

Doanh nghiệp nhà nước xuất hiện ở Hà Lan từ những năm 1870 trong một số lĩnh vực kinh doanh gas, điện, bưu điện, than. Sau năm 1930, số DNNN ở Hà Lan tăng nhanh trong các ngành kênh đào, vận chuyển, ngân hàng. Tuy nhà nước có cổ phần lớn ở các công ty này nhưng việc quản lý công ty được giao cho giới quản trị doanh nghiệp với quyền tự chủ như DN thuộc sở hữu tư nhân. Nhà nước không can thiệp vào việc bổ nhiệm cán bộ cấp dưới cấp Tổng giám đốc. Sổ sách kế toán của DNNN cũng được thực hiện như DN tư nhân. Nhà nước Hà Lan thành lập DNNN chỉ nhằm mục đích cung cấp một số hàng hóa, dịch vụ cơ bản cho dân cư với giá rẻ mà không cần mục tiêu kiểm soát nền kinh tế (đây là kiểu DN bán công cộng).

Sau năm 1950, Chính phủ Hà Lan đã tiến hành bán cổ phần nhà nước cho tư nhân và buộc DNNN phải nộp các khoản thuế như DN thuộc sở hữu tư nhân. Mặt khác, nhà nước Hà Lan cũng sáp nhập các DNNN nhỏ thành DN lớn hơn, giảm đầu tư trực tiếp, thay thế bằng tài trợ cho DN tư nhân phát triển công nghiệp. Sau đợt suy thoái đầu những năm 80, Chính phủ Hà Lan bán nhiều hơn nữa cổ phần nhà nước tại các công ty bán công cộng.

2.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước ở Tập đoànXăng dầu Việt Nam

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w