Nhóm các công trình liên quan đến giải pháp đổimới mô hình quản lý

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 27 - 30)

Trên cơ sở nghiên cứu, khái quát những khía cạnh khác nhau về một số vấn đề lý luận, về thực trạng DNNN và DNNN sau CPH của các chủ thể, khác nhau, trên nhiều góc độ

liên quan đến tái cơ cấu DNNN, quản trị DNNN, mô hình quản lý DNNN sau CPH... các công trình nghiên cứu đều tập trung khái quát những vấn đề đặt ra, từ đó xác định quan điểm, giải pháp đổi mới DNNN, mô hình quản lý DNNN sau CPH.

Hệ thống các giải pháp liên quan đến đổi mới mô hình quản lý DNNN và DNNN sau CPH được đề cập trong các công trình nghiên cứu rất phongphú, đa dạng. Ngoài các báo cáo mang tính chất chuyên môn, một số đề tài nghiên cứu đi sâu vào một số khía cạnh chung hoặc các khía cạnh quản lý cụ thể của đổi mới mô hình quản lý DNNN và DNNN sau CPH. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến giải pháp đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH có thể nhắc đến như: Công trình Các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước của tác giả Trần Hồng Thái (2001), [78] nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp cho tiến trình cổ phần hóa một số DNNN, bao gồm: Nhóm giải pháp tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô; nhóm giải pháp liên quan đến doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. Trong các giải pháp đó có lý giải đến những vấn đề của quá trình CPH DNNN, các vấn đề về quản lý DNNN sau CPH. Đặc biệt, trong một số nghiên cứu khác như công trình Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNN sau cổ phần hóa ở Việt Nam, (Đoàn Ngọc Phúc, 2015)

[63] hoặc công trình Một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN trong công nghiệp ở Việt Nam (Hoàng Kim Nguyên, 2003) [61] và công trình Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (Nguyễn Đăng Liêm, 2003) [51] đã đưa ra một số giải pháp cơ bản, liên quan đến việc thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam. Các giải pháp được đề xuất trong các nghiên cứu nêu trên bước đầu đã đề cập trực tiếp đến những giải pháp cho việc đổi mới tổ chức, quản lý DNNN khi CPH, đã đề xuất các giải pháp cần thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN để nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp ở một số địa phương và mở rộng ra cả nước. Ngoài ra, có các công trình nghiên cứu khác (Điều kiện và giải pháp hình thành các Tập đoàn kinh tế từ các TCT 91

của tác giả Đào Xuân Thủy, 2009) [84] cũng đã đề cập các giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự hình thành các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam từ các TCT. Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để luận giải quan điểm về điều kiện hình thành các Tập đoàn kinh tế, đề xuất được các biện pháp có giá trị tham khảo rất tốt cho các nghiên cứu về đổi mới mô hình quản lý các Tập đoàn kinh tế được CPH từ DNNN.

Tiếp cận dưới góc độ hẹp hơn, đề cập đến quản trị doanh nghiệp, tác giả Vũ Thị Quý (Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của các DNNN sau cổ phần hóa,

2003) [69] đã tập trung vào nghiên cứu quản trị tài chính trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính cho DNNN sau cổ phần hóa. Từ các nội dung nghiên cứu, các hướng nghiên cứu khác nhau, những công trình trên đã gợi mở được một số vấn đề về hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính của các DNNN sau cổ phần hóa. Hoặc trong nghiên cứu của Trần Xuân Long, (Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong DN sau cổ phần hóa, 2012 [54], tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ về cổ phần hóa DNNN và chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Làm rõ phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Trong đề xuất giải pháp, nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề

cơ bản (đổi mới chính sách quản lý vốn), cơ sở cho việc đổi mới quản lý DNNN sau khi CPH. Trong Luận án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trần Thị Bích Hằng, 2012) [42], tác giả đã xác định quan điểm và đề xuất giải pháp, kiến nghị trọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên địa bàn Hà Nội. Các giải pháp khả thi được đề ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN kinh doanh du lịch sau cổ phần hóa trên một địa bàn cụ thể. Nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo quan trọng trong việc xác định các giải pháp cho vấn đề đổi mới mô hình quản lý tại các DNNN sau cổ phần hóa mà đề tài có thể kế thừa, phát huy.

Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu, các hội thảo, bài báo khoa học mà các giải pháp được đề xuất có liên quan đến giải pháp đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH như: Cuốn sách Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Phạm Ngọc Côn, Nxb CTQG, 2001); Công trình Quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Việt Xô, 2011) [102]; Công trình Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp dệt may của tập đoàn dệt may Việt Nam (Ngô Thị NguyệtNga, 2011) [59]; Luận án

Quản lý doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Bộ Giao thông - Vận tải, (Nguyễn Duy Ký, 2012) [50]; Cuốn sách Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam đến năm 2020 (Phạm Quang Trung, 2013, Nxb. CTQG, Hà Nội); Luận án Quản lý nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, (Hoàng Tuân, 2016) [93]; Công trình Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các DNNN thuộc Bộ Công thương, (Dương Đức Tâm, 2016) [71]; Công trình Nghiên cứu xây dựng mô hình hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Trần Quốc Việt, 2017) [101].

Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, quá trình tổng quan tài liệu, nghiên cứu sinh còn tiếp cận với nhiều bài báo khoa học có liên quan trực tiếp đến những vấn đề về giải pháp đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH, tiêu biểu như: Phạm Ngọc Linh (2009),

Doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề sau CPH, (Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 11/2009); Minh Hoàng (2011), Quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa, (Tạp chí

Chứng khoán Việt Nam, số 149, tháng 3/2011); Phú Giang (2011), Đổi mới quản lý, cổ phần hóa DNNN nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, (Tạp chí Cộng sản, số 50, tháng 2/2011); Phương Ngọc Thạch (2011), Nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN cổ phần hóa, (Tạp chí Cộng sản, số 50, tháng 2/2011); Nguyễn Thanh Lan (2012), Hiệu quả hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa - Nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp ở Thừa Thiên - Huế, (Tạp chí Ngân hàng, số 16, tháng 8/2012); Nguyễn Tuấn Phương (2012), Giải pháp giám sát hoạt động tài chính doanh nghiệp sau cổ phần hóa, (Tạp chí Tài chính, số tháng 9/2012); Đoàn Ngọc Phúc (2014), Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, (Tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, số 7, năm 2014); Đoàn Ngọc Phúc, Lê Văn Thông (2014), Tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, (Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 203, tháng 5/2014); Vũ Thanh Hương (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNNN sau cổ phần hóa, (Tạp chí Tài chính, số tháng 2/2015); Trần Việt Lâm (2015),

Đổi mới quản trị công tyvà những yêu cầu đối với cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam, (Tạp chí

khác nhau, những khía cạnh liên quan đến giải pháp đổi mới quản lý DNNN nói chung và DNNN sau CPH, được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Đây là những cơ sở quan trọng để luận án có thể kế thừa chọn lọc và tìm được khoảng trống để xác định rõ và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w