Các mối liên kết nội bộ

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 77 - 79)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Mô hình quản lý doanhnghiệp nhà nước sau cổphần hóa ở tập đoàn xăng

3.2.3. Các mối liên kết nội bộ

3.2.3.1. Quan hệ giao dịch kinh doanh

Theo quy định và Điều lệ, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam quyết định chiến lược phát triển, kế hoạch chung của cả hệ thống do đó quyết định và chi phối kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của các công ty con; tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty con. Đối với các Tổng công ty cổ phần, Tập đoàn chỉ đạo người đại diện phần vốn tại các Tổng công ty này về chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong dài hạn và hàng năm, yêu cầu người đại diện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sản xuất sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty và công ty con.

Do đặc thù của mặt hàng sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên của Tập đồn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy mối quan hệ giao dịch kinh doanh nội bộ của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam về chuyển giao, triển khai, phát triển sản phẩm, cung cấp và tiếp nhận các dịch vụ, cho thuê, vận chuyển… diễn ra rất phổ biến và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, nếu so với tiềm năng thì mối quan hệ giao dịch kinh doanh nội bộ vẫn còn hạn chế, trong Điều lệ và các quy định của Tập đoàn chưa đề cập đến mối quan hệ giao dịch kinh doanh trong nội bộ hệ thống một cách chi tiết, chỉ đề cập đến mối quan hệ này trên góc độ chức năng của các đơn vị thành viên và sự mọi hoạt động trên cơ sở giao dịch theo Luật Doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm và có quy định chung trong hệ thống để phát triển hơn nữa, tận dụng được lợi thế của Tập đoàn trong thời gian tới.

3.2.3.2. Liên kết đầu tư

Theo mơ hình hiện tại, liên kết đầu tư thể hiện rõ vai trị của Cơng ty mẹ - Tập đồn Xăng dầu Việt Nam với các cơng ty con, cơng ty liên kết và Tổng công ty cổ phần trong hệ thống. Mối quan hệ liên kết đầu tư được thựchiện khá hiệu quả và chặt chẽ, ngồi các cơng ty con mà tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ, đầu tư của Tập đồn vào các cơng ty liên doanh liên kết năm 2009 mới chỉ 192.853.491.803 đồng đến năm 2017 số lượng đầu tư đã lên đến 2.677.987.826.627 đồng [7], tăng lên hơn 10 lần, ngồi ra nguồn góp vốn vào các đơn vị khác trong tập đoàn đạt 315.196.457.265 đồng. [12] Năm 2018, tính cả các nguồn vốn đầu tư vào các cơng ty con và các công ty liên doanh liên kết, tổng vốn đầu tư của Tập đoàn là 1.550 tỷ

đồng [116]. Thực trạng liên kết đầu tư của Tập đoàn cho thấy, vấn đề điều hòa vốn giữa các đơn vị thành viên đã được phân bổ tương đối hợp lý theo yêu cầu của tình hình sản xuất kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.

3.2.3.3. Liên kết tài chính

Liên kết tài chính đã được Tập đồn Xăng dầu Việt Nam thực hiện từ mối quan hệ liên kết đầu tư và hiện tại đã thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất của tồn hệ thống. Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất tồn tổ hợp Tập đồn đã giúp cho cơng tác quản lý tài chính được tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống. Điều này được thể hiện qua đánh giá của Ban kiểm soát và Ban kiểm tốn nội bộ, bên cạnh đó, việc hợp nhất báo cáo tài chính của Tập đồn cũng được đánh giá và ra soát của Cơng ty kiểm tốn độc lập từ bên ngồi. Đây là cơ sở cho việc minh bạch hóa tài chính của Tập đồn khi cơng bố và niêm yết công khai trên thị trường chứng khốn và trong q trình minh bạch khi đánh giá hiệu quả sử dụng phần vốn nhà nước tại Tập đoàn.

Trong quản lý tài chính nội bộ của Tập đồn Xăng dầu Việt Nam hiện nay, nguyên tắc của Công ty mẹ là cung cấp vốn cho các dự án và lĩnh vực đầu tư nhằm mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả của các lĩnh vực hiện có, tăng cường đổi mới cơng nghệ, khơng chuyển vốn từ dự án này sang dự án đầu tư khác, khơng đầu tư ra ngồi những lĩnh vực đang kinh doanh, tiến hành cơ cấu lại và các danh mục đầu tư một cách hợp lý. Đồng thời sử dụng mơ hình giám đốc tài chính, tách biệt rõ ràng giữa hai vấn đề: tài chính và kế tốn có nghiệp vụ, qua đó giám đốc tài chính sẽ chịu trách nhiệm chuyên sâu về chiến lược tài chính của Tập đồn nhằm hỗ trợ cho chiến lược phát triển dàihạn cho cả tập đoàn, giúp cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc có thơng tin chính xác và ra quyết định xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.

3.2.3.4. Liên kết trao đổi thơng tin

Như đã phân tích, là một trong những Tập đồn kinh tế đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có địa bàn hoạt động trãi rộng khắp các vùng miền của đất nước, kinh doanh mặt hàng đặc thù. Do đó, việc liên kết, trao đổi thơng tin để điều phối kịp thời sản lượng, giá cả vơ cùng quan trọng đối với Tập đồn Xăng dầu Việt Nam. Liên kết trao đổi thơng tin tại Tập đồn đã từng bước được quan tâm. Phương thức liên kết, trao đổi thông tin nội bộ đã hướng đến mục tiêu thống nhất trong hành động và trong hoạt động điều phối giá, số lượng, nguồn hàng…của Công ty mẹ và các công ty thành viên, cổ phần cũng như đơn vị liên kết kinh doanh.

Thông tin không chỉ bao gồm về giá cả, sản lượng mà cịn bao hàm các thơng tin tài chính, sự biến động của thị trường xăng dầu thế giới, tỉ giá giao dịch của các thị trường …, nhằm giúp các doanh nghiệp thành viên điều chỉnh kịp thời, đồng thời là cơ sở để Công ty mẹ ra các quyết định điều phối hiệu quả. Hiện tại, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã hình thành được thơng tin theo chiều dọc, nhưng mới chỉ trong phạm vi hoạt động điều hành và tài chính từ Công ty mẹ đến các công ty con, quan hệ trao đổi thông tin giữa các công ty thành viên, cơng ty liên kết vẫn cịn hạn chế, do vậy đã là ảnh hưởng đến tính hệ thống và chưa đảm bảo được mục đính thống nhất về lợi ích chung trong hành động của cả Tập đoàn. Ngay cả trong điều lệ của Petrolimex cũng chưa đề cập đến vấn đề này, do đó, mối liên kết này cần phải được chú trọng hơn nữa.

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w