Quan điểm, định hướng đổimới mơ hình quản lý doanhnghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 105 - 109)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Quan điểm, định hướng đổimới mơ hình quản lý doanhnghiệp nhà nước

4.2.1. Quan điểm

Đổi mới mơ hình quản lý trong của Tập đoàn xăng dầu phải đảm bảo nguồn vốn nhà nước sau cổ phần hóa khơng bị thất thốt

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và mới dần chuyển sang phục hồi thì kế hoạch cổ phần hóa này là rất tham vọng cả về con số Doanh nghiệp cổphần hóa và tiến độ thực hiện. Đổi mới mơ hình quản lý trong bối cảnh tái cơ cấu địi hỏi tiến hành tái cơ cấu Doanh nghiệp trước. Chính vì vậy, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới mơ hình quản lý và đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước. Thực tế cho thấy, áp lực chạy theo đổi mới mơ hình quản lý và tiến độ thối vốn có thể khiến cổ phần của các Doanh nghiệp bị bán với giá rẻ, trong khi chất lượng quản trị lẫn tính minh bạch chưa đảm bảo. Cùng với q trình khuyến khích mạnh mẽ khu vực tư nhân tham gia q trình cổ phần hóa, cần hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ bán tài sản của Nhà nước không minh bạch, không công bằng, dẫn đến làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Đây là vấn đề mà cơ quan quản lý đặc biệt lưu ý khơng chỉ trong xây dựng khung chính sách, mà cả trong quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện cổ phần hóa, thối vốn, đổi mới mơ hình quản lý doanh nghiệp của Nhà nước. Đồng thời, trong quá trình hoạt động, sự phân chia lợi nhuận đối với cổ đơng cần phải được minh bạch, kiểm tốn đầy đủ để đánh giá được thực chất tình hình hoạt động sản xuất xuất kinh doanh, tránh tình trạng cổ đơng vẫn hưởng cổ tức nhưng doanh nghiệp vẫn nêu khó khăn để được hỗ trợ từ nhà nước.

Đổi mới mơ hình quản lý tại Tập đồn Xăng dầu sau cổ phần hóa phải đảm bảo giữ vai trị điều tiết mối quan hệ giữa cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước với tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Vai trị của Nhà nước được thể hiện trong q trình xây dựng Luật về cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước vì cổ phần hóa làm thay đổi sở hữu Nhà nước tại Doanh nghiệp nhà nước, thay đổi vị trí của kinh tế Nhà nước trong phạm vi ngành và nền kinh tế. Đối với một số

nước, việc tăng, giảm vốn Nhà nước vượt quá hoặc thấp dưới tỷ lệ tối thiểu do Quốc hội qui định và phê chuẩn (Thuỵ Điển, Phần Lan). Có nước ban hành đạo luật tạo khn khổ chung cho các hoạt động tư nhân hóa (cổ phần hóa), quy định quyền hạn của Chính phủ trong thực hiện các hoạt động tư nhân hóa Doanh nghiệp nhà nước (như Pháp).

Ở nước ta, cổ phần hóa chỉ thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Thơng tư của các bộ, ngành), chưa có đạo luật qui định khung hayqui định chi tiết về cổ phần hóa, mơ hình quản trị Doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, việc đầu tư, sử dụng vốn thành lập, tổ chức, quản lý Doanh nghiệp có vốn Nhà nước đã được qui định trong một số luật ban hành kể cả trước kia và gần đây. Thực hiện cổ phần hóa, thay đổi mơ hình quản trị các doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo Nhà nước nắm giữ các doanh nghiệp then chốt, trọng yếu của nền kinh tế quốc dân. Xét về tổng thể, tài sản của Nhà nước khơng bị giảm đi mà trái lại, có khả năng tăng thêm nhờ hiệu quả SXKD (sản xuất, kinh doanh) được nâng cao và góp phần gia tăng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Nhà nước có chính sách bán cổ phần ưu đãi cho người lao động ở giai đoạn bắt đầu cổ phần hóa (sơ cấp), nhưng Nhà nước cũng cần chấp nhận thực tế là việc giữ lại hay bán đi cổ phần là quyền của người lao động.

Ở giai đoạn sau cổ phần hóa (thứ cấp) thì việc chuyển nhượng cổ phần hay thâu tóm cổ phần là thuộc quyền của các cổ đông, miễn là họ tuân thủ pháp luật, điều lệ và không vi phạm các qui định về cạnh tranh, chống độc quyền. Nguyên tắc quan trọng cần giữ là: trong từng giai đoạn, ở từng thời kỳ, một khi đã xác định được những ngành, lĩnh vực quan trọng, DNNN quan trọng (bất kể đó là doanh nghiệp do Nhà nước giữ 100% vốn hay chi phối) thì sự tăng hay giảm tỷ lệ vốn Nhà nước (vượt lên thành các mức này hay xuống dưới các mức này), cần được xem xét cẩn trọng ở cấp cao nhất, mà theo kinh nghiệm của nhiều nước là thuộc quyền quyết định của Quốc hội. Để thu hút hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư vào quá trình mua cổ phần, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngồi, Chính phủ cần nâng mức tỷ lệ cổ phần hóa, nhiều giao dịch có thể được cổ phần hóa ở mức phù hợp nhằm mang lại giải pháp hai bên cùng có lợi cho cả nhà đầu tư và Chính phủ. Bên cạnh đó, cần phải khắc phục tình trạng lợi dụng đổi mới mơ hình quản trị, cổ phần hóa để biến tài sản của nhà nước thành tài sản tư nhân, phải luôn đảm bảo nhà nước nắm giữ quyền khống chế, chi phối các doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế, đây là quan điểm chủ đạo, xun suốt trong q trình đổi mới cổ phần hóa nói chung và đổi mới mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa nói riêng.

Đổi mới mơ hình quản trị ở Tập đồn Xăng dầu phải theo hướng hiện đại và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hầu hết doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa giữ nguyên bộ máy lãnh đạo cũ, sự tham gia điều hành của các thành phần khác rất hạn chế. Nếu ban lãnh đạo này vẫn nhận thức việc điều hành giống như Doanh nghiệp nhà nước trước đây thì về bản chất, quản trị cơng ty khơng có gì khác so với Doanh nghiệp nhà nước. Ngồi ra, nhiều trường hợp ban lãnh đạo công ty đồng thời được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.

[119] Quản trị công ty là một hệ thống các luật lệ, quy trình, thơng lệ mà thơng qua đó, cơng ty được định hướng và kiểm sốt. Quản trị cơng ty là đảm bảo cân đối hài hịa giữa các nhóm lợi ích trong cơng ty, bao gồm cổ đông, ban điều hành, ngân hàng, khách hàng, nhà

cung cấp, chính phủ và cộng đồng. Đối với các Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, do có sự thay đổi hình thức sở hữu và quản lý, từ một doanh nghiệp được điều hành theo sự chỉ đạo của Nhà nước chuyển sang hình thức đa sở hữu và có sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân, nước ngoài, nên hoạt động quản trị cơng ty phải có những thay đổi lớn để đáp ứng.

Những nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại đó là tạo điều kiện để cổ đông thực hiện quyền cổ đông và bảo vệ quyền của cổ đơng; đối xử bình đẳng với mọi cổ đơng, trong đó có cổ đơng thiểu số. Các bên liên quan được tiếp cận các thông tin phù hợp, đầy đủ, tin cậy, kịp thời và thường xuyên; tăng cường minh bạch hóa và cơng bố thơng tin quan trọng của doanh nghiệp; tăng cường trách nhiệm và tính giải trình của hội đồng quản trị, đảm bảo để hội đồng quản trị hoạt động vì lợi ích cao nhất của doanh nghiệp và của cổ đơng.

Cổ phần hóa khơng phải chỉ để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, kết thúc ở đăng ký là doanh nghiệp cổ phần, mà là một q trình. Q trình đó được tiếp diễn sau khi tiến hành cổ phần hóa, bao gồm cả thối vốn nhà nước, cải thiện quản trị doanh nghiệp, hiện đại hóa cơng ty cổ phần. Dựa trên quan điểm phát triển doanh nghiệp, mục tiêu cổ phần hóa là để thực hiện chế độ cơng ty ở doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Tất cả sựthay đổi đều phải nhằm mục đích hướng đến là đạt được hiệu suất kinh doanh cao nhất, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa tuân theo thị trường, vừa bảo toàn và phát triển nguồn vốn của nhà nước, vừa tiếp cận phương thức quản trị hiện đại của thế giới.

Đổi mới mơ hình quản lý của Tập đồn Xăng dầu Việt Nam phải vận dụng linh hoạt các hình thức tái cấu trúc tài chính phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

Do Tập đồn Xăng dầu Việt Nam có quy mơ, tính chất, đặc điểm hoạt động của các công ty con khác nhau nên việc thực hiện tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp thuộc tập đoàn này cần phải được vận dụng một cách linh hoạt. Với những doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh đang rất kém, gặp khó khăn trầm trọng, tái cấu trúc tài chính cần phải thực hiện đồng bộ với tái cấu trúc chiến lược. Với các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính mang tính chất tạm thời, thì tái cấu trúc tài chính thực hiện một cách độc lập nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có quy mơ kinh doanh lớn, sở hữu nhiều Cơng ty con, Cơng ty liên kết, đầu tư ngồi ngành nhiều, tái cấu trúc tài chính cần phải gắn với tái cấu trúc danh mục đầu tư, xử lý vấn đề sở hữu chéo. Do đó, sự đổi mới mơ hình quản lý phải hết sức chú ý đến sự vận dụng linh hoạt các hình thức tái cấu trúc tài chính.

4.2.2. Định hướng, mục tiêu

Đối với các doanh nghiệp nhà nước nói chung Tập đồn xăng dầu Việt Nam nói riêng cần phải có sự lựa chọn và các bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước cũng như định hướng phát triển kinh tế của Đảng, việc đổi mới mơ hình hình doanh nghiệp nhà nước khơng thể thực hiện ngay và phải được tiến hành theo nhiều giai đoạn phù hợp với kế hoạch và lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn nhà nước cần có những hướng dẫn cụ thể và các bước triển khai thận

trọng khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong những ngành những lĩnh vực quan trọng.

- Đẩy mạnh, triển khai những giải pháp quy định rõ và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu chậm trễ, khơng đẩy mạnh q trình đổi mới mơ hình doanh nghiệp nhà nước, chậm tháo gỡ các khó khăn trong q trình đổimới, đặc biệt là đảm bảo hài hịa lợi ích của Nhà nước, người lao động và các cổ đơng khác.

- Chính phủ tiếp tục quyết liệt công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020.

Mục tiêu chung: doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối cần thực hiện cổ phần hóa, thối vốn tại Tập đồn cần theo cơ chế thị trường; bảo đảm cơng khai, minh bạch, có hiệu quả, tránh thất thốt vốn, tài sản của Nhà nước. Qua đó, thực hiện xã hội hóa và phân bổ lại theo cơ chế thị trường các nguồn lực của Tập đoàn về nhân lực, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố về độc quyền tự nhiên và lợi thế khác để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân, tạo động lực nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Nhiệm vụ đặt ra là bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp nhà nước, đồng thời với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của DN; tạo hành lang pháp lý và thúc đẩy sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, các Tổng cơng ty Nhà nước một cách tồn diện từ mơ hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề SXKD đến chiến lược phát triển, đầu tư, thị trường và sản phẩm; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong cả nước theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý; đẩy mạnh cổ phần hóa DN 100% vốn Nhà nước; thối vốn Nhà nước đã đầu tư ra ngồi ngành nghề kinh doanh chính hoặc khơng liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh chính và vốn Nhà nước ở CTCP có dưới 50% vốn Nhà nước; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp với kinh tế thị trường; thực hiện chế độ kiểm toán và tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN; sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị.

Mục tiêu và nguyên tắc sắp xếp lại tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là hướng tới mơ hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù hoạt động của Tập đoàn, đáp ứng được yêu cầu quản trị mộttập đoàn đa sở hữu, tuân thủ Luật Doanh nghiệp, các Luật chuyên ngành khác và các quy định của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn áp dụng cho các công ty đại chúng. Việc sắp xếp lại tổ chức của Tập đồn tập trung vào hình thành bộ máy giám sát của Đại hội đồng cổ đông, bộ máy giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Dự kiến thành lập các Ban trực thuộc Hội đồng quản trị gồm Ban Kiểm toán nội bộ, Ban Chiến lược và Đầu tư, Ban Nhân sự & Lương thưởng, Ban Tổng hợp và Thư ký Tập đoàn. Nhân sự cho các ban này và Thư ký Tập đồn sẽ được kiện tồn từ bộ máy hiện có của Tổng cơng ty Xăng dầu và các đơn vị thành viên. Các phòng, ban khác trong văn phịng Tập đồn cũng sẽ được tổ chức lại cho phù hợp với yêu cầu mới.

Một trong các nội dung quan trọng của việc cấu trúc lại, đổi mới mơ hình quản trị Tập đồn Xăng dầu là hình thành Tổng cơng ty hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con với công ty mẹ là doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn sở hữu

100% vốn điều lệ. Các Tổng công ty cổ phần cũng sẽ được thành lập từ các công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị Tập đoàn sẽ chỉ đạo việc xây dựng đề án chi tiết cho từng Tổng cơng ty để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

4.3. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI MƠ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAUCỔ PHẦN HĨA Ở TẬP ĐỒN XĂNG DẦU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 105 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w