Đóng góp vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 2018

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 92 - 150)

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Báo cáo Đại hội lần thứ V Cơng đồn Xăng dầu Việt Nam nhiệm kỳ 2017 - 2022; Tài liệu Đại hội cổ đơng thường niên năm 2018 Tập đồn Xăng dầu Việt Nam; Báo cáo Tổng kết công tác năm 2018 nhiệm vụ, giải pháp năm 2019.

Ngồi ra, khi nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất của Tập đoàn so sánh trong 2 năm 2017, 2018 cho thấy các chỉ số đều tăng. Đây là sự nỗ lực của toàn bộ Tập đồn vì trong giai đoạn này, ngồi hoạt động chính là sản xuất kinh doanh, Tập đồn Xăng dầu Việt Nam tiến hành phương án tái cấu trúc, thoái vốn tại một số lĩnh vực và đơn vị thành viên, liên kết, chuyển đổi cơ quan chủ quản từ Bộ Công thương về thuộc sự quản lý của UBQL vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Với một khối lượng công việc đồ sộ như vậy nhưng kết quả sản xuất kinh doanh vẫn đạt những tăng trưởng ấn tượng. (Bảng 18)

Bảng 18. Kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất toàn Tập đoàn

ĐVT: m3, tấn/tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2017 2018 2019 1 Sản lượng hợp nhất 12.365.974 12.536.800 13.642.000 2 Tổng doanh thu 153.697 158.000 182.000

2.1 Doanh thu xăng dầu 88.557 127.099 -

2.2 Doanh thu khác 34.539 30.901 -

3 Lợi nhuận trước thuế 4.785 5.000 5.486

3.1 LN Xăng dầu 2.633 2.600 2.749

3.2 LN khác 2.152 2.400 2.737

4 Nộp ngân sách 38.145 31.800 41.800

4.1 Khối xăng dầu 34.621 28.513 -

4.2 Khối khác 3.533 3.287 -

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tổng kết của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Từ tháng 10/2018, Petrolimex đã chuyển về thuộc sự quản lý của UBQL vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sự thay đổi mơ hình cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách chuyên trách, chuyên nghiệp và có trách nhiệm giải trình đầy đủ, tách biệt chức năng thực hiện quyền chủ sở hữu với các chức năng khác của nhà nước đã giảm thiểu phần nào xung đột lợi ích giữa các bên. Đây là tiền đề quan trọng cho quá trình đổi mới mơ hình quản trị doanh nghiệp theo hướng hiện đại, phù hợp với nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của OECD. Trên cơ sở đó, Petrolimex đã tiến hành phương án tái cấu trúc, đổi mới mơ hình quản trị và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:

- Mơ hình quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu, mơ hình tổ chức, mơ hình quản lý, liên kết, mơ hình sản xuất kinh doanh của Petrolimex đã từng bước được hoàn thiện.

- Xây dựng điều lệ, quy định, quy chế nội bộ hoạt động của toàn hệ thống khá chặt chẽ, thực hiện phân công, phân cấp, thực hiện các quyền, trách nhiệm đối với chủ sở hữu và các bộ phận chuyên trách của Petrolimex khá rõ ràng, chặt chẽ.

- Bộ máy quản lý của Tập đoàn ngày càng được củng cố, đội ngũ cán bộ quản lý và nhân sự đã được tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cơ bản đáp ứng được phần nào yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

- Petrolimex đã và đang áp dụng nguyên tắc quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quản trị của doanh nghiệp quốc tế; hồn thiện cơ chế kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ, chú trọng kiểm sốt rủi ro tài chính để kịp thời có biện pháp phịng ngừa, hạn chế khắc phục và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tăng cường năng lực, quyền hạn của ban kiểm soát, kiểm soát viên và kiểm tốn nội bộ của Tập đồn.

- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã tiến hàng áp dụng công nghệ thông tin để tổ chức lao động khoa học trong sản xuất kinh doanh của toàn hệ thống. Từng bước sắp xếp lại và nâng cao chất lượng lao động trong doanh nghiệp, trọng tâm là đội ngũ cán bộ quản lý bậc trung, công nhân kỹ thuật với số lượng hợp lý, cơ cấu ngành nghề và bậc thợ tối ưu đối với từng đơn vị trong hệ thống. Trên cơ sở đó, năng suất lao động của người lao động và năng suất lao động tổng hợp của doanh nghiệp đã được nâng lên.

- Tính cơng khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, quyết định quản trị của Petrolimex từng bước được xác lập, đây là kết quả của quá trình đổi mới mơ hình tổ chức, đổi mới bộ máy, quản trị điều hành.

3.4.1.3. Quản lý Nhà nước đối với Petrolimex sau cổ phần hóa

- Quản lý Nhà nước đã chuyển từ phương thức can thiệp của chủ quản hành chính sang phương thức can thiệp của cổ đông nhà nước. Sự can thiệp của nhà nước đã chuyển từ bên ngoài vào bên trong doanh nghiệp (cổ đông). Điều này đã làm tách bạch quyền lực của cơ quan quản lý hành chính cơng với quyền lực của nhà nước; Cho phép nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trên nhiều phương diện; Phát huy vai trò sáng tạo, năng động, tự chủ của cán bộ quản lý doanh nghiệp.

- Mơ hình tổ chức và quản lý điều hành Petrolimex đã được đổi mới theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp và hiệu quả. Lựa chọn được cán bộ có đủnăng lực, giải quyết cán bộ quản

lý dôi dư, nâng cao năng lực điều hành của đội ngũ, từ đó doanh nghiệp năng động hơn, các chỉ tiêu hiệu quả đã được cải thiện nhiều hơn.

- Nhà nước đã tạo được cơ chế khuyến khích động lực của người lao động trong Tập đoàn để hướng đến hiệu quả của doanh nghiệp, tích cực tháo gỡ những khó khăn về cơ chế chính sách để doanh nghiệp có thể thích nghi với KTTT do đó, đã tác động đến sự ổn định trong SX, KD và thu nhập của người lao động.

- Nhà nước vẫn giữ được vai trị là người điều hành vĩ mơ, định hướng tốt cho Tập đoàn hoạt động theo đúng mục tiêu mà nhà nước đã đặt ra. Vốn nhà nước trong Tập đoàn vẫn được bảo tồn và phát triển.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế3.4.2.1. Những hạn chế 3.4.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành cơng đạt được như đã phân tích trên, q trình đổi mới mơ hình quản lý của Tập đồn Xăng dầu Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước một cách tồn diện như hiện nay, mơ hình tổ chức, quản lý của Tập đồn vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Về tổ chức, quản lý của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt đang “loay hoay” với với cổ phần hóa và tái cấu trúc lại doanh nghiệp trên toàn bộ các lĩnh vực tổ chức, hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì phải chuyển giao từ cơ quan chủ quan cũ là Bộ Công thương về UBQL vốn nhà nước tại doanh nghiệp, do đó chưa quan tâm đúng mức đến nội dung quản trị để tạo nên mối quan hệ hữu cơ trong nội bộ toàn hệ thống. Sự liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các thành viên trong nội bộ vẫn chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của Tập đồn, mối quan hệ liên kết vẫn dựa vẫn dựa nhiều vào quan hệ theo chiều dọc, nặng về yếu tố hành chính, nhẹ về sự liên kết kinh doanh. Điều này cho thấy, mối liên kết “cơ học” theo mơ hình Tổng Cơng ty 91 vẫn cịn hiện hữu trong Tập đoàn.

Đánh giá một cách khách quan, hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) của Tập đồn Xăng dầu Việt Nam vẫn cịn yếu, cấu trúc tổ chức của Tập đoàn hiện nay theo hai cấp, việc quản lý chủ yếu trên cơ sở về vốn gópnên mức độ phức tạp khơng phải là lớn, nhưng thực tế cho thấy là cách thức quản lý thay vì hỗ trợ lại thường can thiệp sâu dẫn đến bị trùng lắp, thay vì quản lý và giám sát chiến lược tổng thể thì đang chuyển thành giải quyết sự vụ khơng cần thiết của Công ty mẹ đối với Công ty con.

Mơ hình tổ chức hiện nay vẫn chưa thực sự tin gọn, thủ tục hành chính qua nhiều bước gây khó dễ cho cơng tác quản lý, tình trạng lãng phí vẫn diễn ra. Số lượng các Ban, phòng còn nhiều, nhiệm vụ chức năng còn chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả. Cơ cấu người đại diện vốn vẫn cịn q nhiều trong Tập đồn dẫn đến không ai chịu trách nhiệm.

Việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt vẫn mang năng tính cơ cấu, tính cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực chưa cao, đội ngũ cán bộ phát triển nhanh, nhưng không đồng đều, năng lực vẫn cịn hạn chế, trình độ quản lý của cán bộ vẫn chưa theo kịp những yêu cầu quản lý mới và tốc độ phát triển của Tập đồn.

Kết quả thực hiện cơng tác tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra cịn chậm, tiến độ thối vốn, giảm vốn tại một số doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh còn chưa đúng kế hoạch so với yêu cầu của Chính phủ.

Về hiệu quả quản lý của Công ty mẹ với Công ty con, công tác kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn chưa hiệu quả

Một trong số những nguyên tắc và cách thức quản lý, điều hành của Công ty mẹ với Công ty con là thông qua thực hiện quyền chủ sở hữu, người đại diện. Đối với Công ty mẹ thì Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, đối với Cơng ty con thì do Cơng ty mẹ bổ nhiệm, tuy nhiên, để tách bạch giữa quản lý và điều hành, người đại diện của Công ty mẹ không nắm quyền điều hành Công ty con, nghĩa là không nắm quyền Tổng Giám đốc Công ty con mà chỉ đảm đương vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc là thành viên của HĐQT tùy theo mức độ góp vốn. Nhưng thực tế, nhân sự cao cấp, chủ chốt, điều hành của các Cơng ty con do Tập đồn Xăng dầu Việt Nam nắm 100% vốn điều lệ thường do Cơng ty mẹ quyết định và thậm chí cử người đại diện làm TGD/GĐ. Hơn nữa có trường hợp cán bộ được cử làm người đại diện của Công ty mẹ tại Công ty con của Tập đoàn hiện là người đang làmviệc tại Công ty mẹ, khơng trực tiếp tham gia vào q trình hoạt động của Cơng ty con nên hiệu quả quản lý không cao.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu đối với Tập đoàn chưa hiệu quả, kiểm sốt viên chưa hồn tồn độc lập với hoạt động với bộ máy quản lý, điều hành của Tập đoàn, các khoản thù lao, thưởng gắn liền với hoạt động của Tập đồn nên khó đảm bảo tính khách quan. Điều chú ý nhất là cơ chế giám sát hiện hành: Cách thức thực hiện giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu thường căn cứ vào các báo cáo của Công ty mẹ, hoặc của các đơn vị thành viên. Các báo cáo định kỳ này chỉ là bản thông kê, mô tả chứ chưa phải là bản phân tích q trình thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước.

Về mơ hình sản xuất, kinh doanh

Mơ hình sản xuất kinh doanh đang có dấu hiệu q rộng về quy mơ và lĩnh vực quản lý: Công ty mẹ - Công ty con - Công ty cháu, liên kết, điều này dẫn đến sự phát triển các lĩnh vực mặc dù hiện tại Tập đồn có lợi thế nhưng tương lai ẩn chứa nhiều ẩn họa rủi ro tài chính đối với vốn sở hữu của Tập đoàn.

Vấn đề liên kết đầu tư, sở hữu chéo trong Tập đồn vẫn cịn hiện hữu giữa Cơng ty mẹ - Công ty con - Đơn vị liên kết. Mặc dù Chính phủ đã quy định “hạn chế công ty mẹ, công ty

con cùng đầu tư vào một doanh nghiệp” [76]. Do đó, nguồn vốn đầu tư của Tập dồn chưa

thực sự được phân bổ hợp lý trong sở hữu chéo, làm giảm độ minh bạch và tạo ra sự e ngại tác động không tốt đến thu hút đầu tư, tiềm ẩn rủi ro thị trường đối với danh mục các cổ phần, cổ phiếu của các công ty cổ phần…

Kết quả thực hiện giữa hai nhiệm vụ trọng tâm chưa được tách bạch và minh bạch: Kết quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Như đã trình bày, Tập đồn Xăng dầu Việt Nam vừa đảm nhận nhiệm vụ sản xuất kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn của chủ sở hữu nhà nước, đồng thời thực hiện nhiệm vụ điều tiết giá cả xăng dầu, an toàn năng lượng trên lĩnh vực này do Nhà nước giao. Tuy nhiên, quỹ bình ổn giá cả xăng dầu, quỹ thu phí ơ nhiễm mơi trường tính vào giá nhiên liệu lại khơng rõ ràng trong sử dụng, thực tế những quỹ này thường không công bố đầy đủ một cách minh bạch,công khai, làm cho dư luận cho rằng Tập đoàn được ưu đãi quá mức từ nhà nước, nhà đầu tư nghi ngờ vào năng lực điều hành, quản lý và hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.

- Mối quan hệ giữa DNNN sau CPH và cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước chưa thật sự rõ ràng và hợp lý.

- Chính sách của Nhà nước trong quá trình CPH và đối với DNNN sau CPH chưa tạo điều kiện đủ thuận lợi để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN.

- Quản lý nhà nước đối với tài sản trong DNNN sau CPH còn nhiều sơ hở (quy định bảo toàn và hưởng lợi từ vốn góp của Nhà nước tại DNNN; cơ chế xử lý các tài sản mà DNNN sau CPH không muốn kế thừa; một số vấn đề phát sinh trong việc bán cổ phần của CTCP do Nhà nước còn giữ cổ phần chi phối…)

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.2.1. Những nguyên nhân từ thể chế

Tái cấu trúc quản trị Doanh nghiệp nhà nước đã được quan tâm, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII và Quyết định số 707/2017/QĐ-TTg chính thức xác định "quản trị Doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế" là một mục tiêu của tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước đến năm 2020 (Trong kế hoạch tái cơ cấu DNNN 2011-2015, tái cơ cấu quản trị DNNN không được coi là mục tiêu, chỉ là giải pháp thực hiện). Tuy nhiên, sự bất cập về thể chế đã tác động đến qua trình này, thể hiện:

Hệ thống luật kinh doanh ở Việt Nam áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp khơng phân biệt nguồn gốc sở hữu, cơ bản không tạo ra ngoại lệ hay ưu đãi cho Doanh nghiệp nhà nước, là tiền đề để áp đặt Doanh nghiệp nhà nước vào khung khổ quản trị theo thông lệ chung. Tuy vậy, pháp luật về quản trị Doanh nghiệp nhà nước chưa đầy đủ và hoàn thiện. Nhiều văn bản chưa kịp ban hành theo yêu cầu của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp như quy định hướng dẫn về cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiểm soát viên, tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước.Điều lệ của hầu hết các tập đồn, tổng cơng ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cũng chưa được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của thực tiễn đổi mới, tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước.

Việc thiếu kỷ luật tài chính, kỷ luật thị trường và những ưu đãi trên thực tế cho Doanh nghiệp nhà nước đang là rào cản để áp đặt Doanh nghiệp nhà nước vào khung khổ quản trị theo thông lệ kinh tế thị trường. Đây là điểm hạn chế đã được nhận diện từ nhiều năm nay, nhưng chưa có dấu hiệu khắc phục, điển hình là tình trạng ưu tiên trong tiếp cận các khoản vay; được hỗ trợ khi gặp khó khăn hoặc nhiều trường hợp khi khơng trả được nợ thì Nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm trả.

Để quản trị tốt, cần có chính sách sở hữu rõ ràng và hợp lý tại từng Doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, đến nay chưa có đổi mới về nội dung này. Việc xác định nhiệm vụ hàng năm chủ yếu dưới hình thức phê duyệt kế hoạch đăng ký của doanh nghiệp, chưa thể hiện được trách nhiệm cũng như mong muốn và kỳ vọng của cơ quan chủ sở hữu đối với Doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu trung và dài hạn của chủ sở hữu đối với từng Doanh nghiệp hầu như chưa rõ, thiếu các chỉ tiêu định lượng. Nhiều nhiệm vụ giao cho doanh nghiệp nhà nước không được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường, vượt quá khả năng của doanh nghiệp, đồng thời để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng tồn diện đến cơng tác quản trị doanh nghiệp.

Chưa có quy định cụ thể nào về bộ máy quản trị doanh nghiệp nhà nước một cách đặc thù. Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay được tổ chức theo Luật Doanh nghiệp, nhưng về thực chất các Tập đoàn kinh tế nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa vẫn chịu sự áp chế của Luật

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 92 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w