Bối cảnh tác động và yêu cầu tiếp tục đổimới mơ hình quản lý doanhnghiệp

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 101 - 105)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Bối cảnh tác động và yêu cầu tiếp tục đổimới mơ hình quản lý doanhnghiệp

VIỆT NAM

4.1.1. Bối cảnh

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Trong thời gian tới, kinh tế thế giới có những đặc điểm nổi bật, đó là:

(i) Tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày càng mạnh mẽ; (ii) Các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương tiếp tục được mở rộng, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới; (iii) Khoa học - công nghệ ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng nhất của nền kinh tế thế giới; (iv) Kinh tế thế giới vẫn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn; (v) Mơ hình quản trị doanh nghiệp trong kỷ nguyên số đang có những thay đổi về chất.

Các quốc gia có xu hướng đàm phán, tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) có phạm vi rộng hơn trước, bao gồm cả các lĩnh vực phi truyền thống như: môi trường, lao động, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ... (trước đây các FTA chủ yếu liên quan đến lĩnh vực hàng hóa); mức độ cam kết cũng sâu hơn, như phải xóa bỏ gần như 100% thuế nhập khẩu, trong đó trên 90% là xóa bỏ ngay, xóa bỏ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho hàng đã qua sử dụng... Đây là các FTA thế hệ mới. Các FTA kiểu này thường tác động lớn hơn đến thể chế. Vì vậy, nếu được đàm phán phù hợp, các FTA này sẽ góp phần tích cực cho q trình tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mơ hình tăng trưởng, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 - thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị - là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất, tạo động lực để doanhnghiệp nói chung cũng như DNNN phải thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới tư duy về thị trường. Trong phạm vi sản xuất, kinh doanh, cách mạng Công nghiệp 4.0 cho phép mức độ tự do và linh hoạt cao hơn trong quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm đầu tư được tùy biến cá nhân và sản xuất tại chỗ. Không chỉ sản phẩm mà các dịch vụ cũng sẽ được tạo ra hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp. Do đó, cuộc Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 là cơ hội để Nhà nước và doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, nhất là tư duy về quản trị,về thị trường. Bối cảnh tác động đến cung cầu xăng dầu của Petrolimex: Năm 2019,kinh tế thế giới có những khởi sắc hơn với mức tăng trưởng so với những năm trước, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại khác biệt giữa các nhóm nước. Nhóm nước phát triển dẫn đầu là Mỹ đang có sự phục hồi nhưng khá chậm phần lớn các nước trong nhóm này vẫn ở trạng thái tăng trưởng khơng chắc chắn ngoại trừ Mỹ đang dần thể hiện vị thế của mình. Nhóm nước đang phát triển và cận biên dẫn đầu là Trung Quốc thì tình hình phức tạp hơn, đó là tăng

trưởng nhanh và có dấu hiệu chững lại như Trung Quốc, Ấn Độ hay tăng trưởng âm nhưng đang tích cực hơn như Nga, Brazil, nhóm nước này đóng góp tích cực vào tăng trưởng tồn cầu. Do đó, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu các khu vực kinh tế lớn có xu hướng tăng. Nhu cầu sử dụng dầu của Mỹ và EU cùng chiều với mức độ tiêu thụ mạnh, khu vực OECD (nhóm quốc gia đang phát triển) cũng tiêu thụ mạnh. Những quốc gia ngoài OECD (Trung Quốc, Ấn Độ, Đơng Nam Á, Trung Đơng, Châu Phi…) có mức tiêu thụ xăng dầu tăng so với những năm trước đây.

Tình hình cung dầu của các khu vực trên thế giới cũng có nhiều biến động. Khối OPEC chiếm sản lượng khai thác xăng dầu khơng cịn lớn trên thế giới, điều này làm giảm khả năng thao túng giá của khối so với những năm trước. Khu vực Trung Đơng với thế mạnh chi phí khai thác dầu thấp và trữ lượng dầu cao luôn dẫn đầu về sản lượng khai thác khi so sánh với khu vực còn lại. Tuy nhiên, kể từ năm 2011, khu vực châu Mỹ với đầu tàu là Mỹ đã có sự tăng trưởng vượt bậc và đã có lúc tiến rất gần với sản lượng khai thác của khu vực Trung Đông. Tốc độ tăng trưởng nhanh của sản lượng khaithác dầu của Mỹ đến từ trữ lượng dầu cao và khoa học kỹ thuật tiên tiến giúp giảm giá thành khai thác trong những năm tới sản lượng khai thác dầu của Châu Mỹ sẽ vượt qua Trung Đông để trở thành khu vực có sản lượng cao nhất. Do đó, ba khu vực sẽ quyết định giá thị trường dầu trong thời gian sắp tới vẫn là Châu Mỹ, Trung Đông và Đông Âu với đại diện Nam Mỹ và Ả Rập Saudi và Nga.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Kinh tế Việt Nam được dự báo phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do những tác động bất ổn từ địa - chính trị đến biến động của kinh tế - tài chính trên thế giới cùng rủi ro tiềm ẩn từ thiên tai, dịch bệnh trong nước. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ đón nhận nhiều tín hiệu tốt từ các cam kết hội nhập cùng sự nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong cải cách mơi trường kinh doanh, tạo động lực mới cho doanh nghiệp, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 19, Nghị quyết 35/NQ-CP về các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Xem việc tăng cường hiệu quả và hiệu suất đầu tư công là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất để củng cố chi đầu tư.

Quá trình tái cấu trúc, cổ phần hóa DNNN đang tiếp tục được Chính phủ đẩy mạnh, tuy nhiên tỷ lệ vốn nhà nước bán ra thấp, nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối, do đó, những thay đổi cơ bản trong quản trị của các doanh nghiệp này sau cổ phần hóa chưa có gì đáng kể. Thành phần kinh tế tư nhân đã được khẳng định là một thành phần kinh tế quan trọng, một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước, sự thay đổi tư duy về thành phần kinh tế này đã tạo ra một sức ép cạnh tranh đối với các DNNN trong tất cả các lĩnh vực. Đối với lĩnh vực năng lượng hiện nay, theo dự báo nguồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Việt Nam và quốc tế, chủ yếu vẫn là nhiên liệu xăng, dầu. Do đó, đảm bảo thơng suốt việc cung cấp, kinh doanh, vận chuyển phục vụ cho q trình phát triển của cả nền kinh tế địi hỏi vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo an ninh năng lượng.

Tất cả những điều đó đã và đang tác động một cách sâu sắc đến hoạt động quản lý nhà nước đến kinh tế nói chung và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước cũng như cách thức nhà nước tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh (với tư cách là một chủ thể

bình đẳng) nói riêng. Chính vì vậy, mơ hình quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa cần phải được xem xét một cách tồn diện nhằm có những giải pháp thích ứng với sự thay đổi đó.

4.1.2. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với đổi mới mơ hình quản lý DNNNsau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam sau CPH ở Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

4.1.2.1. Thuận lợi

- Tập đoàn xăng dầu Việt Nam sở hữu thị phần lớn và hoạt động kinh doanh đã đi vào giai đoạn tăng trưởng đều. Cho đến hiện nay Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vẫn đang là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối xăng dầu ở thị trường Việt Nam với thị phần lớn, cùng với 4 doanh nghiệp có quy mô như PVOil, Petimex, Saigon Petro và Thalimex, tất cả đã chiếm hơn 93% về độ phủ, đặc trưng qua số lượng chi nhánh xăng dầu trải dài khắp đất nước. Điều này cho thấy cấu trúc cạnh tranh của ngành là tương đối tập trung vì thế giá cả xăng dầu bán ra cũng như luật chơi chung của ngành đều được quyết định bởi những đối thủ có quy mô lớn đầu ngành như Petrolimex.

- Với quy mô lớn Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cũng được ưu tiên đối với hạn mức nhập khẩu xăng dầu. Đây chính là nền tảng để Tập đồn Xăng dầu Việt Nam có thể kiểm sốt được nguồn cung và giá bán xăng dầu trong nước trong thời gian vừa qua để có thể tạo lợi thế nhiều nhất trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn.

- Thương hiệu mạnh là lợi thế rất lớn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Petrolimex là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực phân phối xăng dầu thơng qua các cây xăng được bố trí dọc theo chiều dài đất nước và thương hiệu cũng như uy tín của doanh nghiệp đã được khẳng định từ chính những điều này. Do đó, khơng chỉ phản ánh vị thế đắc địa của các cây xăng mà còn sự là sự lựa chọn của người tiêu dùng cho thương hiệu của Petrolimex trong thời gian qua. Lợi thế về mặt địa lý của doanh nghiệp cũngnhư thói quen của người tiêu dùng càng khẳng định: Petrolimex với thương hiệu lâu đời và chất lượng dịch vụ tốt vẫn sẽ là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng trong thời gian tới.

- Khả năng kiểm sốt giá bán xăng với quy mơ tài sản lớn, sức khỏe tài chính ổn định, tăng khả năng đối phó với những tình huống bất ngờ. Tập đồn tiếp tục có những định hướng chiến lược lâu dài, nâng cao chất lượng quản trị đó cũng chính là những thuận lợi đối với đổi mới mơ hình quản lý DNNN sau CPH ở Tập đồn Xăng dầu Việt Nam.

4.1.2.2. Khó khăn

- Cơ chế chính sách của nhà nước về đầu tư nói chung và đặc thù cho ngành xăng dầu nói riêng cần tiếp tục hồn thiện cho phù hợp với tình hình mới trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế.

- Thủ tục hành chính cịn làm chậm các dự án trong nước và giảm khả năng cạnh tranh của các dự án quốc tế đối với tập đoàn Petrolimex.

- Quy mơ tiềm lực tài chính của tập đồn cịn nhỏ so với các nước trên thế giới và khu vực.

- Khả năng tiếp cận vốn bị hạn chế lợi nhuận và tiền lãi xăng dầu để lại đầu tư ít chưa ổn định.

-Kinh nghiệm ngồi lĩnh vực xăng dầu cịn hạn chế bao gồm cả kỹ năng quản lý dự án và năng lực kỹ thuật đội ngũ chuyên gia đầu ngành cịn thiếu, ít kinh nghiệm tạo lập các dự án, tiềm lực khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

4.1.2.3. Cơ hội

- Việt Nam là nước có nhu cầu về năng lượng rất lớn, có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ xăng dầu cao nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tốc độ này được kỳ vọng sẽ duy trì tốt trong các năm sắp tới do nền kinh tế của Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển.

- Nhu cầu về năng lượng tăng cao ở Việt Nam do đó tạo cơ hội về thị trường đầu tư và phát triển của Petrolimex.

- Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, liên quan đến an ninh năng lượng quốc gia nên ln có được sự hậu thuẫn, hỗ trợ từ nhà nước trong một số lĩnh vực.

- Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Quan hệ truyền thống với một số nước tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động ở nước ngồi. Vị thế của đất nước và uy tín của tập đồn xăng dầu Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế tạo điều kiện để Petrolimex mở rộng và phát triển.

4.1.2.4. Thách thức

- Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới và khó khăn của nền kinh tế trong nước sự can thiệp của nước ngoài làm ảnh hưởng đến một số các hoạt động của việc sản xuất buôn bán sự mất ổn định về chính trị ở những khu vực có trữ lượng xăng dầu lớn áp lực chính trị sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các tập đồn cơng ty xăng dầu trên thế giới dẫn tới việc tìm kiếm những dự án đầu tư gặp nhiều khó khăn địi hỏi đầu tư vốn đầu tư ngày càng tăng.

-Khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế phải hoàn tất triển khai nhiều cam kết kinh tế quốc tế quan trọng trong các tổ chức trong khuôn khổ các FTA đang đàm phán với các đối tác gia tăng sự ép buộc Việt Nam phải mở cửa thị trường đối với các mặt hàng xăng dầu.

- Các dự án chế biến xăng dầu thường có cơng nghệ phức tạp mức đầu tư lớn trong bối cảnh tình hình suy giảm kinh tế toàn cầu các đối tác tham gia thường đưa ra các điều kiện khó khăn ngặt nghèo và u cầu chính phủ bảo lãnh do đó q trình thẩm tra kéo dài một số dự án đang bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra.

- Hành lang pháp lý đối với việc kinh doanh xăng dầu đang trong q trình hồn thiện và có thể cản trở đầu tư nước ngồi vào Việt Nam và đầu tư của Petrolimex ra nước ngồi.

4.1.3. u cầu tiếp tục đổi mới mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đồn Xăng dầu Việt Nam

Từ sau cổ phần hóa và trong quá trình hoạt động từ 2012 đến nay, Tập đồn Xăng dầu Việt Nam liên tục có những điều chỉnh tiến hành tái cấu trúc bộ máy tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với thực tế năng lực nội tại cũng như định hướng phát triển của tập đoàn trong tương lai, tập trung vào các hoạt động cốt lõi là sản xuất buôn bán và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu đảm bảo an ninh năng lượng cho nền kinhtế quốc dân trong bối cảnh mới của nền kinh tế chính trị trong nước và thế giới. Để thể hiện vai trị là một trong những tập đồn kinh tế đầu tàu của nền kinh tế quốc dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ đối với Tập đoàn xăng dầu Việt

Nam là phải xác định u cầu để tiếp tục đổi mới mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đặc biệt nghiên cứu lựa chọn áp dụng các mơ hình hoạt động tiên tiến nhằm hồn thành tốt các nhiệm vụ nhà nước giao về đảm bảo an ninh năng lượng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường góp phần giữ gìn bảo vệ đất nước.

Một số yêu cầu trọng tâm đặt ra đối với việc đổi mới hoạt động của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong giai đoạn tới đó là:

Thứ nhất, đổi mới mơ hình quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt

Nam;

Thứ hai, đổi mới mơ hình tổ chức quản lý của Tập đồn Xăng dầu Việt Nam;

Thứ ba, đổi mới mơ hình sản xuất kinh doanh của Tập đồn Xăng dầu Việt Nam. Thứ tư, đổi mới quy mơ hình đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ của Tập

đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Trên cơ sở thực trạng hoạt động của mơ hình trên để chọn lựa mơ hình hợp lý hiệu quả cho giai đoạn tiếp theo trong nghiên cứu đề xuất đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa ở Tập đồn Xăng dầu Việt Nam nhằm bám sát các mục tiêu, quan điểm phát triển của Tập đoàn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 theo đúng chủ trương của Đảng và nhà nước.

4.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI MƠ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆPNHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HĨA Ở TẬP ĐỒN XĂNG DẦU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w