Cácyếu tố ảnh hưởng đến mô hình quản lý doanhnghiệp nhà nước sau

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 52)

hóa

2.1.4.1. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mô hình quản lý DNNN sau cổ phần hóa

- Sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, của đời sống xã hội dẫn đến ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, tái cấu trúc và đổi mới mô hình hoạt động. Tác động đó làm cho các doanh nghiệp Nhà nước có được các điều kiện để phát triển, cho phép DNNN sau CPH tích tụ được nguồn vốn lớn cho đầu tư, tăng khả năng tài chính, mở rộng ngành nghề, quy mô sản xuất kinh doanh tùy theo năng lực và sự nắm bắt nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Việc ngày càng nhiều DNNN sau CPH được đổi mới hoạt động đem lại sự phát triển tích cực, mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp cũng như nhiều thành phần kinh tế khác, giúp nền kinh tế phát triển hơn, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng đặt ra nhiều thách thức đối với DNNN, nhất là mô hình quản lý để thích ứng với yêu cầu mới của nền kinh tế, xã hội, của cơ chế thị trường cũng như xu hướng tái cấu trúc nền kinh tế. Những ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đối với mô hình quản lý DNNN sau CPH có thể kể đến như: quá trình mua bán, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp... tạo ra những rủi ro, tổn thất, ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, những vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội, môi trường của DNNN sau cổ phần hóa.

Hội nhập quốc tế, với việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do tạo ra những cơ hội, thời cơ mới cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng trong việc phát triển, mở rộng thị trường, thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại, mở ra các khu vực mậu dịch tự do rộng lớn cho doanh nghiệp Việt và các nước đối tác quốc tế, đòi hỏi các DNNN cần phải đổi mới, nhất là đỏi mới mô hình quản lý; quan tâm, chú trọng công tác tiếp cận hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tăng cườngnăng lực cạnh tranh, đẩy mạnh, mở rộng đầu tư ra nước ngoài, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của doanh nghiệp trong nước và trên trường quốc tế.

- Cơ chế, chính sách sau cổ phần hóa DNNN

Cơ chế chính sách Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các DNNN sau CPH. Sự ảnh hưởng đó thể hiện thông qua các chủ trương, phương hướng, chính sách và bộ máy triển khai, thực thi, kiểm tra, giám sát các DNNN sau CPH. Các chính sách Nhà nước là cơ sở để thực hiện cơ cấu lại các DNNN, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN triển khai thực hiện. Việc ban hành chính sách một cách thống nhất, công khai, với cơ chế phù hợp sẽ là cơ sở để các DNNN sau CPH triển khai thực hiện đúng quy định, thời gian, đồng thời cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhờ vậy, công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển, cơ cấu lại, đổi mới DNNN sau cổ phần hóa sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả cao.

Nhiều cơ chế chính sách của Nhà nước được ban hành kịp thời sẽ phục vụ quá trình sau cổ phần hóa của DNNN. Các chính sách cụ thể, liên quan trực tiếp như: chính sách thoái vốn Nhà nước; cơ cấu lại doanh nghiệp; các cơ chế, chính sách về đầu tư vốn nhà nước; quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của SCIC; về

đảm bảo nguồn thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước đưa vào cân đối vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước…được ban hành kịp thời, phù hợp đều sẽ mang lại động lực mới cho DNNN sau CPH.

Mặt khác, cơ chế, chính sách cũng có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa DNNN. Điều này cho thấy, nếu hệ thống chính sách, văn bản pháp quy ban hành sớm và ổn định, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sau cổ phần hóa tổ chức, thực hiện quy trình đổi mới quản lý, tái cấu trúc doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả. Khi đó, sẽ giúp cho DN sớm giải quyết các vấn đề sau CPH, như: Tổ chức lại Bộ máy quản lý; cơ cấu lại lao động trong CTCP; tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo; tổ chức công tác quản trị DN; thực hiện công khai, minh bạch thông tin cũng như đổi mới công nghệ, giúp cho các DN sau CPH sớm ổn định và phát triển bền vững.Ngược lại, nếu Nhà nước không có được cơ chế, chính sách đúng đắn, pháp luật không nghiêm minh, quá trình kiểm tra, giám sát, đôn đốc không được thường xuyên, sẽ cản trở đến tiến trình giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa DNNN. Đây được xem là nhân tố tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình quản lý DNNN sau CPH.

- Trình độ phát triển của thị trường

DNNN sau CPH đã đi vào hoạt động theo mô hình của CTCP, chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường. Sự vận hành và phát triển của DNNN sau CPH phải được đặt trong một hệ thống thị trường nhất định. Tính đồng bộ và trình độ phát triển của thị trường có vị trí, vai trò và tác động rất lớn đến sự phát triển của các DNNN sau CPH. Sự ảnh hưởng của các loại thị trường thể hiện:

Đối với trình độ phát triển của thị trường chứng khoán, sau cổ phần hóa CTCP thực hiện phát hành cổ phiếu, sự hấp thụ của TTCK sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của DNNN sau CPH. Nếu dung lượng của thị trường lớn sẽ ảnh hưởng đến quy mô vốn cổ phiếu và CTCP muốn phát hành, ngược lại, dung lượng thị trường nhỏ sẽ không hỗ trợ được các CTCP. Mặt khác, trình độ phát triển của TTCK sẽ tạo thuận lợi về phương diện tính thanh khoản của cổ phiếu cho CTCP, giúp doanh nghiệp tránh khỏi các rủi ro của thị trường. Thực tế chính thị trường chứng khoán cho câu trả lời nếu giá bán cổ phiếu hợp lý thì người lao động và thị trường chấp thuận, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và người lao động.

Các DNNN sau cổ phần hóa gắn với niêm yết sẽ tăng cường sự kiểm tra, giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp (các cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp cùng giám sát, nhà đầu tư có cơ hội tiếp xúc nghiên cứu thông qua thông tin của doanh nghiệp); tạo áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp này phải tiếp cận với phương thức quản trị mới, minh bạch hơn, tự chủ và hiệu quả hơn trong hoạt động; nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu; tăng khả năng huy động vốn để đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh.

Thị trường vốn, tài chính phát triển sẽ tạo điều kiện cho DNNN sau CPH huy động vốn, đổi mới phương thức quản lý, công nghệ, gắn kết ngườilao động, ổn định và phát triển trong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Việc bán đấu giá cổ phần công khai trên Sở giao dịch chứng khoán, cung cấp cho thị trường chứng khoán một lượng hàng hoá chất lượng cao sẽ góp phần mở rộng quy mô thị trường, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, giữ vững sự ổn định cho thị trường.

Đối với thị trường các yếu tố sản xuất, đó là các thị trường mà trong đó cung ứng các yếu tố sản xuất cho các doanh nghiệp như thị trường lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, ... phát triển sẽ làm cho các DNNN sau CPH trong khi hoạt động sẽ tham gia vào thị trường này có cơ hội để lựa chọn các yếu tố sản xuất, tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các loại thị trường khác như: Thị trường dịch vụ, định giá, kiểm toán, thị trường các yếu tố đầu ra... phát triển sẽ tác động đến chiến lược kinh doanh, đến cấu trúc hoạt động cũng như mô hình quản lý của DNNN sau CPH. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với các DNNN sau CPH là phải có chính sách, chiến lược nhanh chóng để nắm bắt và chiếm lĩnh các loại thị trường này nhằm phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp, qua đó thực hiện đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.

2.1.4.2. Các yếu tố bên trong của DNNN sau CPH

- Chiến lược kinh doanh của DNNN sau CPH

Để nâng cao hiệu quả của mô hình quản lý doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa, yếu tố quan trọng đầu tiên đó là chiến lược kinh doanh đúng đắn. Chiến lược kinh doanh có thể xem như là một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh doanh đã xác định. Chiến lược kinh doanh thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt. Chiến lược kinh doanh thành công khi nó giúp doanh nghiệp tăng trưởng, đứng vững trong cạnh tranh và hiệu quả về tài chính, đạt được mục tiêu mang về doanh thu cho doanh nghiệp.

Quá trình đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH, các doanh nghiệp cần tính đến chiến lược ở các cấp độ khác nhau như chiến lược công ty, chiến lược sản phẩm, chiến lược chức năng. Việc thực hiện tốt chiến lược sẽ gắn kếtđược ngân sách với kế hoạch, đảm bảo tài chính và nguồn lực phù hợp, có được tư duy, tầm nhìn dài hạn, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó giúp doanh nghiệp định ra được mục tiêu rõ ràng, giải pháp thích hợp, cụ thể, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

- Các nguồn lực trong DNNN sau CPH

Sau cổ phần hóa, chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP, môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc doanh nghiệp luôn phải tìm giải pháp để tối ưu hóa các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp cần nỗ lực hoàn thiện công tác đổi mới quản lý để sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các nguồn lực được hiểu gồm tất cả những lợi thế, tiềm năng vật chất và phi vật chất tham gia vào quá trình phát triển kinh tế và để phục vụ cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Nguồn tài chính: Tái cơ cấu DNNN và đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH là một quá trình phức tạp, lâu dài và có nhiều nội dung gắn bó mật thiết với nhau. Để thực hiện thành công đổi mới mô hình quản lý DNNN sau CPH, nguồn lực tài chính là nhân tố quan trọng, các nguồn tài chính được huy động từ nhiều nguồn khác nhau có ảnh hưởng đến mô hình phát triển cả chiều rộng và chiều sâu của DNNN sau CPH và mang lại nhiều kết quả tích cực.

Năng lực tài chính của DNNN sau CPH có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau như: từ ngân sách nhà nước; thông qua cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu; thông qua đa

dạng hóa các kênh tài chính khác. Khi năng lực tài chính dồi dào, cơ cấu hiệu quả, vững chắc sẽ là cơ sở để DNNN sau CPH đầu tư đổi mới quá trình hoạt động của doanh nghiệp, đầu tư cho nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ, đổi mới quản trị, công tác tổ chức bộ máy, giải quyết những vấn đề sau cổ phần hóa.

Nguồn nhân lực: Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong đó đặc biệt là nguồn nhân lực. Trong DNNN sau CPH, nguồn nhân lực chính là lực lượng đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề. Nguồn nhân lực khi có được sự đồng bộ về trình độ, năng lực, về quy mô và chất lượng sẽquyết định đến việc xây dựng và triển khai các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp.

Vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sau cổ phần hóa chính là đảm bảo năng lực, trình độ, quy mô, chất lượng đội ngũ, duy trì lực lượng lao động có kỹ năng cao để khi có cơ hội mới sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Bên cạnh đó cần phát huy tài năng của đội ngũ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề, phải nắm được những thay đổi để cho người lao động cảm thấy thoả mãn, hài lòng, tận tụy, gắn bó với doanh nghiệp. Sự thành công của việc đổi mới mô hình quản lý doanh nghiệp, sự đứng vững của doanh nghiệp trên thương trường phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực xét về nhiều khía cạnh khác nhau.

Công nghệ: Gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ mới đã và đang làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Công nghệ mới mở ra những cơ hội để các doanh nghiệp sau cổ phần hóa cải cách hoạt động kinh doanh, chính sách nhân sự, công cụ và chiến lược. Sự tiến bộ không ngừng về công nghệ đang tạo ra một làn sóng năng suất khổng lồ, có thể giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động một cách hiệu quả hơn. Có rất nhiều công nghệ, chương trình quản lý tiên tiến có thể giúp cho doanh nghiệp vận hành, quản lý và tối ưu hóa quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, những thay đổi đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực thay đổi để thích nghi, bắt kịp với sự phát triển của công nghệ, từ đó ứng dụng được vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quản trị DNNN sau CPH

DNNN sau CPH chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP, do đó QTDN sau cổ phần hóa là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. QTDN được hiểu là một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực nhằm cân bằng các nhóm lợi ích giữa các đối tượng có liên quan tới công ty CP trên cơ sở tập trung chủ yếu vào bảo vệ các đối tượng tham gia công ty như cổ đông, nhà đầu tư khỏi những xung đột quyền lợi phát sinh từ quyết định của thành viên bên trong công ty. Vấn đề quản trị DNNN sau cổ phần hóa phát sinh khi có sự tách biệt giữa chủsở hữu và những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp hoặc khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Hoạt động quản trị DN mang tính tích cực đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó có cơ cấu kiểm soát tốt, hiệu quả và minh bạch. HĐQT có trách nhiệm và đáng tin cậy, doanh nghiệp đảm bảo được quyền lợi và đối xử công bằng với các cổ đông và các bên liên quan. Ở các DNNN sau CPH, có ba lĩnh vực quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, đó là: quản trị chiến lược; quản trị tài chính; quản trị nhân sự. Khi các doanh nghiệp thực hiện và áp dụng các quy trình, cách thức quản trị một cách khoa học và sáng tạo, chú trọng vào chất lượng, áp dụng đầy đủ quy trình

quản trị DN trong việc: hoạch định chiến lược; hoạt động tuyển dụng, quản lý nhân sự; thực hiện đầy đủ lợi ích cho người lao động; có một đội ngũ nhân sự chất lượng cùng với trình độ quản lý phù hợp; đảm bảo đủ nguồn tài chính cho doanh nghiệp, huy động vốn với chi phí thấp nhất, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh... sẽ giúp DN dễ dàng đạt được những mục tiêu đã đặt ra, đối phó với những nguy cơ, nắm bắt các cơ hội do ảnh hưởng từ sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, gia tăng hiệu

quả hoạt động, thúc đẩy mô hình quản lý của DNNN sau CPH.

-Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

Sau cổ phần hóa DNNN, đặc điểm về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của mỗi DN cũng có ảnh hưởng quan trọng đến mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Điều này thể hiện trên các khía cạnh như: Một là, những DNNN nào hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng, mang tính mũi nhọn trong nền kinh tế, đặc điểm ngành nghề kinh doanh tốt, hoạt động phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường...sẽ thúc đẩy nhanh hơn, hiệu quả hơn, việc thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội, sẽ có điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh, cải tiến áp dụng công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, có nhiều điều kiện tốt để phát triển, đổi mới doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa. Hai là, đối với những DN mà lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh không giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế; lĩnh vực hoạt động, sản xuất, kinh doanh không phù hợp với thị trường, thì doanh nghiệp khó có được các điều kiện để phát triển, khó huyđộng các nguồn lực để mở

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w