Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 94 - 101)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về mơ hình quản lý doanhnghiệp nhà nước sau cổphần hóa

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.1. Những hạn chế

Bên cạnh những thành cơng đạt được như đã phân tích trên, q trình đổi mới mơ hình quản lý của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc lại doanh nghiệp nhà nước một cách tồn diện như hiện nay, mơ hình tổ chức, quản lý của Tập đồn vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Về tổ chức, quản lý của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, Tập đoàn Xăng dầu Việt đang “loay hoay” với với cổ phần hóa và tái cấu trúc lại doanh nghiệp trên toàn bộ các lĩnh vực tổ chức, hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thì phải chuyển giao từ cơ quan chủ quan cũ là Bộ Công thương về UBQL vốn nhà nước tại doanh nghiệp, do đó chưa quan tâm đúng mức đến nội dung quản trị để tạo nên mối quan hệ hữu cơ trong nội bộ toàn hệ thống. Sự liên kết sản xuất, kinh doanh giữa các thành viên trong nội bộ vẫn chưa xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của Tập đồn, mối quan hệ liên kết vẫn dựa vẫn dựa nhiều vào quan hệ theo chiều dọc, nặng về yếu tố hành chính, nhẹ về sự liên kết kinh doanh. Điều này cho thấy, mối liên kết “cơ học” theo mơ hình Tổng Cơng ty 91 vẫn cịn hiện hữu trong Tập đoàn.

Đánh giá một cách khách quan, hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vẫn còn yếu, cấu trúc tổ chức của Tập đoàn hiện nay theo hai cấp, việc quản lý chủ yếu trên cơ sở về vốn gópnên mức độ phức tạp khơng phải là lớn, nhưng thực tế cho thấy là cách thức quản lý thay vì hỗ trợ lại thường can thiệp sâu dẫn đến bị trùng lắp, thay vì quản lý và giám sát chiến lược tổng thể thì đang chuyển thành giải quyết sự vụ khơng cần thiết của Cơng ty mẹ đối với Cơng ty con.

Mơ hình tổ chức hiện nay vẫn chưa thực sự tin gọn, thủ tục hành chính qua nhiều bước gây khó dễ cho cơng tác quản lý, tình trạng lãng phí vẫn diễn ra. Số lượng các Ban, phòng còn nhiều, nhiệm vụ chức năng còn chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả. Cơ cấu người đại diện vốn vẫn cịn q nhiều trong Tập đồn dẫn đến không ai chịu trách nhiệm.

Việc bổ nhiệm cán bộ chủ chốt vẫn mang năng tính cơ cấu, tính cạnh tranh trong tuyển chọn nhân lực chưa cao, đội ngũ cán bộ phát triển nhanh, nhưng không đồng đều, năng lực vẫn cịn hạn chế, trình độ quản lý của cán bộ vẫn chưa theo kịp những yêu cầu quản lý mới và tốc độ phát triển của Tập đồn.

Kết quả thực hiện cơng tác tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra cịn chậm, tiến độ thối vốn, giảm vốn tại một số doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh còn chưa đúng kế hoạch so với yêu cầu của Chính phủ.

Về hiệu quả quản lý của Công ty mẹ với Công ty con, công tác kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn chưa hiệu quả

Một trong số những nguyên tắc và cách thức quản lý, điều hành của Công ty mẹ với Công ty con là thông qua thực hiện quyền chủ sở hữu, người đại diện. Đối với Công ty mẹ thì Chính phủ bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, đối với Cơng ty con thì do Cơng ty mẹ bổ nhiệm, tuy nhiên, để tách bạch giữa quản lý và điều hành, người đại diện của Công ty mẹ không nắm quyền điều hành Công ty con, nghĩa là không nắm quyền Tổng Giám đốc Công ty con mà chỉ đảm đương vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc là thành viên của HĐQT tùy theo mức độ góp vốn. Nhưng thực tế, nhân sự cao cấp, chủ chốt, điều hành của các Cơng ty con do Tập đồn Xăng dầu Việt Nam nắm 100% vốn điều lệ thường do Công ty mẹ quyết định và thậm chí cử người đại diện làm TGD/GĐ. Hơn nữa có trường hợp cán bộ được cử làm người đại diện của Công ty mẹ tại Công ty con của Tập đoàn hiện là người đang làmviệc tại Công ty mẹ, không trực tiếp tham gia vào q trình hoạt động của Cơng ty con nên hiệu quả quản lý không cao.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu đối với Tập đoàn chưa hiệu quả, kiểm sốt viên chưa hồn tồn độc lập với hoạt động với bộ máy quản lý, điều hành của Tập đoàn, các khoản thù lao, thưởng gắn liền với hoạt động của Tập đồn nên khó đảm bảo tính khách quan. Điều chú ý nhất là cơ chế giám sát hiện hành: Cách thức thực hiện giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu thường căn cứ vào các báo cáo của Công ty mẹ, hoặc của các đơn vị thành viên. Các báo cáo định kỳ này chỉ là bản thông kê, mô tả chứ chưa phải là bản phân tích q trình thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước.

Về mơ hình sản xuất, kinh doanh

Mơ hình sản xuất kinh doanh đang có dấu hiệu q rộng về quy mơ và lĩnh vực quản lý: Công ty mẹ - Công ty con - Công ty cháu, liên kết, điều này dẫn đến sự phát triển các lĩnh vực mặc dù hiện tại Tập đồn có lợi thế nhưng tương lai ẩn chứa nhiều ẩn họa rủi ro tài chính đối với vốn sở hữu của Tập đoàn.

Vấn đề liên kết đầu tư, sở hữu chéo trong Tập đồn vẫn cịn hiện hữu giữa Cơng ty mẹ - Công ty con - Đơn vị liên kết. Mặc dù Chính phủ đã quy định “hạn chế công ty mẹ, công ty

con cùng đầu tư vào một doanh nghiệp” [76]. Do đó, nguồn vốn đầu tư của Tập dồn chưa

thực sự được phân bổ hợp lý trong sở hữu chéo, làm giảm độ minh bạch và tạo ra sự e ngại tác động không tốt đến thu hút đầu tư, tiềm ẩn rủi ro thị trường đối với danh mục các cổ phần, cổ phiếu của các công ty cổ phần…

Kết quả thực hiện giữa hai nhiệm vụ trọng tâm chưa được tách bạch và minh bạch: Kết quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ chính trị. Như đã trình bày, Tập đồn Xăng dầu Việt Nam vừa đảm nhận nhiệm vụ sản xuất kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn của chủ sở hữu nhà nước, đồng thời thực hiện nhiệm vụ điều tiết giá cả xăng dầu, an toàn năng lượng trên lĩnh vực này do Nhà nước giao. Tuy nhiên, quỹ bình ổn giá cả xăng dầu, quỹ thu phí ơ nhiễm mơi trường tính vào giá nhiên liệu lại không rõ ràng trong sử dụng, thực tế những quỹ này thường không công bố đầy đủ một cách minh bạch,công khai, làm cho dư luận cho rằng Tập đoàn được ưu đãi quá mức từ nhà nước, nhà đầu tư nghi ngờ vào năng lực điều hành, quản lý và hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.

- Mối quan hệ giữa DNNN sau CPH và cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước chưa thật sự rõ ràng và hợp lý.

- Chính sách của Nhà nước trong q trình CPH và đối với DNNN sau CPH chưa tạo điều kiện đủ thuận lợi để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN.

- Quản lý nhà nước đối với tài sản trong DNNN sau CPH còn nhiều sơ hở (quy định bảo toàn và hưởng lợi từ vốn góp của Nhà nước tại DNNN; cơ chế xử lý các tài sản mà DNNN sau CPH không muốn kế thừa; một số vấn đề phát sinh trong việc bán cổ phần của CTCP do Nhà nước còn giữ cổ phần chi phối…)

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.2.1. Những nguyên nhân từ thể chế

Tái cấu trúc quản trị Doanh nghiệp nhà nước đã được quan tâm, Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII và Quyết định số 707/2017/QĐ-TTg chính thức xác định "quản trị Doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế" là một mục tiêu của tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước đến năm 2020 (Trong kế hoạch tái cơ cấu DNNN 2011-2015, tái cơ cấu quản trị DNNN không được coi là mục tiêu, chỉ là giải pháp thực hiện). Tuy nhiên, sự bất cập về thể chế đã tác động đến qua trình này, thể hiện:

Hệ thống luật kinh doanh ở Việt Nam áp dụng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp khơng phân biệt nguồn gốc sở hữu, cơ bản không tạo ra ngoại lệ hay ưu đãi cho Doanh nghiệp nhà nước, là tiền đề để áp đặt Doanh nghiệp nhà nước vào khung khổ quản trị theo thông lệ chung. Tuy vậy, pháp luật về quản trị Doanh nghiệp nhà nước chưa đầy đủ và hoàn thiện. Nhiều văn bản chưa kịp ban hành theo yêu cầu của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp như quy định hướng dẫn về cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiểm soát viên, tổ chức quản lý Doanh nghiệp nhà nước.Điều lệ của hầu hết các tập đồn, tổng cơng ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cũng chưa được sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của thực tiễn đổi mới, tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước.

Việc thiếu kỷ luật tài chính, kỷ luật thị trường và những ưu đãi trên thực tế cho Doanh nghiệp nhà nước đang là rào cản để áp đặt Doanh nghiệp nhà nước vào khung khổ quản trị theo thông lệ kinh tế thị trường. Đây là điểm hạn chế đã được nhận diện từ nhiều năm nay, nhưng chưa có dấu hiệu khắc phục, điển hình là tình trạng ưu tiên trong tiếp cận các khoản vay; được hỗ trợ khi gặp khó khăn hoặc nhiều trường hợp khi khơng trả được nợ thì Nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm trả.

Để quản trị tốt, cần có chính sách sở hữu rõ ràng và hợp lý tại từng Doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, đến nay chưa có đổi mới về nội dung này. Việc xác định nhiệm vụ hàng năm chủ yếu dưới hình thức phê duyệt kế hoạch đăng ký của doanh nghiệp, chưa thể hiện được trách nhiệm cũng như mong muốn và kỳ vọng của cơ quan chủ sở hữu đối với Doanh nghiệp nhà nước. Mục tiêu trung và dài hạn của chủ sở hữu đối với từng Doanh nghiệp hầu như chưa rõ, thiếu các chỉ tiêu định lượng. Nhiều nhiệm vụ giao cho doanh nghiệp nhà nước không được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế thị trường, vượt quá khả năng của doanh nghiệp, đồng thời để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng tồn diện đến cơng tác quản trị doanh nghiệp.

Chưa có quy định cụ thể nào về bộ máy quản trị doanh nghiệp nhà nước một cách đặc thù. Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay được tổ chức theo Luật Doanh nghiệp, nhưng về thực chất các Tập đoàn kinh tế nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa vẫn chịu sự áp chế của Luật Doanh nghiệp nhà nước, mặc dù Luật này đã hết hiệu lực nhưng chưa thấy động thái từ phía cơ quan lập pháp sớm ban hành trên cơ sở tham mưu từ Chính phủ. Do đó, các Tập đồn kinh tế Nhà nước hiện nay đang diễn ra tình trạng vừa tái cấu trúc, đổi mới phương pháp, mơ hình quản trị doanh nghiệp vừa dè chừng hay thấp thỏm vì khơng biết được có cịn sự thay đổi về mặt thể chế, pháp luật nào nữa khơng? Đây có thể nói là điểm nghẽn về thể chế gây tác động tiêu cực đến tâm lý của những người thực hiện tại các Tập đoàn kinh tế nhà nước rất lớn.

Chủ trương và pháp luật đã có đổi mới về bộ máy thực hiện chức năng chủ sở hữu

nhà nước. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII u cầu: "Sớm xố bỏ chức năng đại diện sở

hữu của các bộ, Uỷ ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp". Theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ 2015 thì bộ, cơ quan ngang bộ khơng cịn chức năng đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp. Nhưng mãi đến năm 2017, UBQL vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới được thành lập, đến thời điểm này vẫn đang hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ; đang tiến hành tiếp nhận chuyển giao các Tập đoàn kinh tế lớn từ các Bộ, ngành. Sự chậm trễ đó cũng được coi là một trong những tác nhân của thể chế tác động đến mơ hình quản lý, tổ chức của các Tập đồn kinh tế nhà nước.

Thể chế quản lý không phù hợp đã tạo ra tình trạng khơng rõ ràng về trách nhiệm quản lý, làm cho tài sản nhà nước trong tình trạng khơng rõ trách nhiệm, tạo cơ hội cho các mối quan hệ lợi ích, trục lợi từ vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, nhất là trong mua sắm tài sản, định giá và thâu tóm cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa, làm thất thốt tài sản trong và sau q trình cổ phần hóa.

3.4.2.2.2. Những ngun nhân nội tại trong Tập đồn

Mơ hình phát triển theo chiều rộng khơng cịn phù hợp. Quản lý và điều hành Petrolimex hiện đang gặp phải vấn đề coi trọng vào các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng thay vì phản ánh chất lượng tăng trưởng, việc đa dạng hóa và mở rộng ngành nghề của Tập đoàn sang một số lĩnh vực liên kết với tài chính, ngân hàng…, điều này có thể dẫn đến tình trạng vượt q năng lực tài chính và khả năng quản lý của Cơng ty mẹ. Mở rộng kinh doanh là cần thiết nhưng phải dựa trên sự phát triển vững chắc ngành nghề kinh doanh chính, cốt lõi có tính chất đặc thù và tập trung vào sản phẩm chủ lực, mũi nhọn giúp cho tổ chức, quản lý điều hành họp lý, khoa học mới có thể phát huy được lợi thế quy mơ. Hiện tại, Petrolimex vẫn đang cịn nhiều lĩnh vực dàn trải, cần phải tiến hành thoái vốn một cách triệt để.

Tái cơ cấu Petrolimex chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào sắp xếp, cổ phần hóa, thối vốn nhà nước, các nội dung tái cơ cấu khác chưa được quantâm tương xứng. Tái cấu trúc quản trị diễn ra chậm, nếu so sánh với các chuẩn mực của công ty niêm yết hoặc ở mức độ cao hơn là so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế thì quản trị nội bộ tại Tập đồn chưa có tiến bộ đáng kể, thậm chí thấp hơn so với yêu cầu của pháp luật hiện hành. Quản trị không tốt và những bất cập của cơ chế quản lý làm cho nguồn lực nhà nước tại Tập đoàn chưa được phân bổ, quản lý và sử dụng đúng với quy luật thị trường, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tái cơ cấu và đổi mới mơ hình quản lý chưa đạt mục tiêu.

Việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tại Petrolimex đã có biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, các mặt hạn chế lâu nay về trình độ cơng nghệ, năng suất lao động, sức cạnh tranh chưa được khắc phục và cải thiện trong quá trình tái cơ cấu, đổi mới quản trị Tập đồn. Sự lạc hậu về cơng nghệ và kỹ thuật đã và đang tạo ra các sản phẩm chất lượng thấp và không ổn định, hạn chế khả năng cạnh tranh, làm giảm mức độ đóng góp của Tập đồn vào nâng cao chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cách thức quản lý, điều hành nội bộ của Tập đoàn đang là một khâu yếu và đổi mới chậm. Thiếu công cụ quản trị doanh nghiệp hiện đại dẫn đến chậm hoặc không phát hiện được các vấn đề phát sinh và những thất thoát, tiêu cực trong kinh doanh. Hiệu lực, hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ, ban kiểm soát, kiểm soát viên của Tập đồn cịn thấp, nhiều ban kiểm soát, kiểm soát viên tại một số Công ty con, doanh nghiệp liên kết bị vô hiệu hóa. Tình hình tài chính, quản trị của Tập đồn tuy đã cơng khai, minh bạch nhưng vẫn còn hạn chế nhất là trong mua sắm, đầu tư, chi tiêu, công tác cán bộ, giao dịch với người có liên quan.

Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại Tập đoàn mặc dù đã triển khai, áp dụng, tuy nhiên chưa thực sự hiện đại và đồng bộ đến mức tích hợp được tất cả các hoạt động nghiệp vụ, tin học hóa quản trị doanh nghiệp, việc hợp nhất thơng tin trong tồn hệ thống chưa tốt, chưa đảm bảo việc cung cấp chính xác các thơng tin quản lý và hệ thống báo cáo quản trị theo tiêu chuẩn cho các ban quản lý, điều hành và chủ sở hữu.

Chế độ đãi ngộ và xử lý trách nhiệm đối với cán bộ quản lý cơ bản vẫn theo nguyên tắc như đối với viên chức nhà nước. Việc ký hợp đồng với tổng giám đốc chuyên nghiệp ở các Tổng công ty trực thuộc 100% vốn do Tập đồn nắm giữ mới được thí điểm trên ý tưởng, nhưng chưa tiến hành tổ chức, triển khai, thực hiện. Chưa có cơ chế cạnh tranh trong vấn đề tuyển chọn nhân lực cao cấp và cơ chế để thu hút nhân lực chất lượng cao, không tạo được

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w