Nhóm các giải pháp cụ thể của doanhnghiệp

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 113 - 120)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp đổimới mơ hình quản lý doanhnghiệp nhà nước sau cổphần

4.3.2. Nhóm các giải pháp cụ thể của doanhnghiệp

Từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và do sự hấp dẫn của thị trường kéo theo nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là các doanh nghiệp mới sẽ được thành lập của Việt Nam, các Tập đoàn nước ngoài là các hãng kinh doanh xăng dầu nổi tiếng trên thế giới khi có cơ hội vào kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Bên cạnh việc tăng thêm số lượng thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu, cụ thể, ngay sau khi Nghị định số 83/2014/NĐ- CP có hiệu lực thì tính đến nay đã có khoảng 29 đầu mối nhập khẩu và 69 thương nhân phân phối xăng dầu tham gia thị trường xăng dầu trong nước,cạnh tranh lẫn nhau và cạnh tranh trực tiếp với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu về giá bán lẻ xăng dầu. [117]

Xăng dầu là mặt hàng nằm trong diện quản lý và bình ổn giá của Nhà nước; giá xăng dầu chưa thực sự theo cơ chế thị trường do Nhà nước vẫn điều hành và can thiệp giá bán để thực hiện các mục tiêu vĩ mô khác. Mặc dù giá xăng dầu đã được điều chỉnh theo xu thế biến động của giá xăng dầu thế giới, tuy nhiên, do mức tăng/giảm giá xăng dầu trong nước nhiều thời điểm khơng cùng xu thế hoặc có biên độ điều chỉnh không tương ứng với mức tăng/giảm

của giá xăng dầu thế giới nên có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Tập đồn. Do đó, cần phải đổi mới mơ hình cấu trúc tổ chức của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam như hiện nay bằng cách thành lập thêm các công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) được chuyển đổi từ doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty. Doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH MTV sẽ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp hiện hành.

Thiết lập mơ hình cấu trúc mới tập đồn theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con, trong đó cơng ty mẹ là Tập đồn Xăng dầu Việt Nam, dưới là các tổng công ty và công ty. Đặc biệt, sẽ thu bớt chỉ cịn 6 - 8 đầu mối có quy mô, sức cạnh tranh để tạo năng lực mới cho các đầu mối hoạt động. Rà sốt sửa đổi và hồn thiện hệ thống quy chế nội bộ phù hợp với mơ hình mới sau khi định hình tổ chức. Việc đổi mới sẽ được phân định và gắn trực tiếp trách nhiệm của cán bộ quản lý điều hành các công ty con, các bộ phận trong việc giao quyền hạn và trách nhiệm. Tăng cường quản trị rủi ro trên toàn hệ thống. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu thứ cấp - đa sở hữu, trong đó có cổ phần của Petrolimex. Trên cơ sở hệ thống cửa hàng sơ cấp và thứ cấp cũng phát triển dịch vụ giá trị gia tăng, hình thành mạng lưới kinh tế trong đó kết nối các chủ thể kinh tế độc lập vào một mạng thống nhất với mục đích tăng hiệu quả hoạt động kinh tế của từng thành viên và của tồn hệ thống. Hiệu quả của mạng đạt được thơng qua việc các thành viên cùng sử dụng những nguồn lực chung, giảm thiểu các chi phí phát sinh, đặc biệt là chi phí hợp đồng. Quan hệ giữa các doanh nghiệp trong mạng là quan hệ đối tác, trêncơ sở hợp đồng ký kết. Chính vì vậy, mạng kinh tế đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của tổ chức kinh tế hiện đại: mềm dẻo trong cấu trúc, năng động trong quản lý và bền vững trong phát triển. Mạng kinh tế cho phép các thành viên với những trình độ phát triển rất khác nhau cùng hoạt động hiệu quả. Tiến tới áp dụng mơ hình cơng ty cổ phần đại chúng đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, nhà nước chỉ giữ cổ phần đủ để chi phối và điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo định hướng đối với tập đoàn.

4.3.2.2. Đổi mới cơ chế quản lý và giám sát

Sớm sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động của Tập đoàn làm cơ sở để quản lý, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp thuộc tập đồn. Thực hiện cơng khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, công tác cán bộ; trong ký kết và thực hiện các hợp đồng với những người có liên quan đến người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Nhanh chóng triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng “Các doanh nghiệp nhà

nước, trọng tâm là các Tập đồn, Tổng cơng ty Nhà nước phải đi đầu trong đổi mới, áp dụng công nghệ và phương thức kinh doanh mới theo hướng thông minh hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn (như kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, thanh toán điện tử...) đáp ứng u cầu đổi mới cơng nghệ, mơi hình quản lý, quản trị trong kỷ ngun số và cách mạng công nghiệp 4.0.” [82]

Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ra nước ngoài, nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp; khẩn trương bàn giao phần vốn nhà nước hiện đang quản lý về cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Công khai thông tin đối với tất cả các doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với công ty đại chúng theo quy định hiện hành.

Phải tiến hành kiểm toán độc lập hàng năm dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế. Sự tồn tại của các thủ tục kiểm soát nhà nước cụ thể khơng thể thay thế cho kiểm tốn độc lập. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam phải tuân thủ cáctiêu chuẩn kế toán và kiểm toán chất lượng cao giống như các công ty niêm yết, phải công bố thơng tin tài chính và phi tài chính theo các tiêu chuẩn chất lượng cao được quốc tế cơng nhận. Tập đồn Xăng dầu Việt Nam cần công bố các thông tin quan trọng, và ngoài ra phải tập trung vào các lĩnh vực mà nhà nước với tư cách là chủ sở hữu và công chúng quan tâm. Gồm: (1) Bản cáo bạch rõ ràng cho công chúng về mục tiêu của doanh nghiệp và thành quả đạt được. (2) Quyền sở hữu và cơ cấu biểu quyết của doanh nghiệp. (3) Bất kỳ yếu tố rủi ro quan trọng nào và biện pháp quản lý các rủi ro đó. (4) Sự trợ giúp tài chính bao gồm cả bảo lãnh, nhận được từ nhà nước và cam kết nào nhà nước thực hiện nhân danh doanh nghiệp. (5) Các giao dịch vật chất với các bên có liên quan.

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn và minh bạch, cơng khai thơng tin hoạt động của Tập đồn; cải thiện cơ bản tính minh bạch, cơng khai và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn của Nhà nước, chi phí, kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận, công tác cán bộ, các giao dịch lớn, giao dịch với người có liên quan của người quản lý, tài sản và thu nhập của người quản lý theo các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật. Hồn thiện chế độ kế tốn, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán và hệ thống báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế; thực hiện đánh giá hợp lý giá trị của tài sản, xác định đúng chi phí, giá thành sản xuất. Hồn thiện chế độ cơng bố các báo cáo tài chính, thơng tin tài chính và thơng tin kinh doanh, điều hành tập đồn, tổng công ty nhà nước theo tiêu chuẩn như các công ty niêm yết; tăng cường trách nhiệm giải trình của chủ tịch HĐQT và Ban giám đốc.

4.3.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý, điều hành

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động điều hành của bộ máy quản trị, điều hành. Để có được bộ máy quản lý, điều hành Tập đoàn đáp ứng yêu cầu, Nhà nước với tư cách là cổ đơng sở hữu cần quan tâm hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, phân cấp hợp lý và điều chỉnh khi cần thiết. Hoàn thiện bộ máy quản lý, điều hành tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa phải tuân thủ pháp luật vừa phảiđảm bảo cho cơ cấu tổ chức tinh gọn, hợp lý và hoạt động có hiệu quả cao, đáp ứng với yêu cầu của tái cấu trúc doanh nghiệp mà Chính phủ yêu cầu đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.

Vấn đề nẩy sinh trong q trình tổ chức thực hiện là Cơng ty mẹ (Tập đoàn xăng dầu Việt Nam) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhưng một số Cơng ty con trong Tập đồn lại hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước vì do nhà nước nắm giữ 100% vốn, mặc dù Luật Doanh nghiệp nhà nước đã hết hiệu lực thi hành từ ngày 01.7.2010, do đó việc hồn thiện bộ máy quản lý, điều hành trong Tập đồn vẫn cịn nhiều bất cập về căn cứ pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện, nhiều khi lại vướng mắc trong việc đảm bảo tính thống nhất trên tồn bộ hệ thống quản lý của Tập đoàn. Để khắc phục được điều đó tập đồn cần:

- Khảo sát, đánh giá mơ hình, hiện trạng doanh nghiệp về mọi mặt để chỉ ra các bất hợp lý, các khiếm khuyết cần khắc phục.

- Hồn thiện mơ hình tổ chức quản lý của Cơng ty mẹ - Tập đồn xăng dầu Việt Nam: rà sốt chức năng nhiệm vụ của các phịng, ban theo khối chức năng để tránh chống chéo, lấn sân trong quản lý; ban hành các quy chế nội bộ theo quy định của pháp luật, điều lệ của Tập đoàn và yêu cầu từ thực tiễn hoạt động.

- Sát nhập, nhóm các cơng ty cùng ngành nghề để giảm đầu mối, tăng quy mơ để tiết giảm chi phí bình qn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật Doanh nghiệp về cơ cấu bộ máy với 3 bộ phận tách biệt: Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc và Ban kiểm sốt. Cổ đơng nhà nước có thể cử người đại diện cho mình ở cả 3 bộ phận hoặc cũng chỉ có thể ở một số bộ phận then chốt.

- Thực hiện sự chun mơn hóa và chun nghiệp hóa trong bộ bộ máy quản trị Tập đồn và các doanh nghiệp trực thuộc, đồng thời phải áp dụng công nghệ thông tin sâu rộng hơn nữa vào công tác quản trị, điều hành của Tập đồn nhằm đảm bảo q trình chỉ đạo thực hiện kịp thời, thông suốt, bởiđịa bàn và lĩnh vực hoạt động của Tập đồn diễn ra trên một khơng gian rộng lớn, trải dài ỏ các địa phương, vùng lãnh thổ khác nhau.

4.3.2.4. Phát triển các mối liên kết nội bộ

Hiện nay, khi xem xét dưới góc độ quản trị của mơ hình Tập đồn kinh tế đa sở hữu và xây dựng theo mạng lưới kinh tế như đã trình bày ở trên. Các mối quan hệ liên kết nội bộ trong Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cần được phát triển dựa trên các quan hệ sau:

(i)Quan hệ giao dịch kinh doanh

Quan hệ giao dịch kinh doanh nội bộ trong mạng lưới các thành viên của Tập đoàn Xăng dầu hiện nay có mục tiêu áp dụng hướng đến các doanh nghiệp cùng mặt hàng nhằm tối thiểu hóa chi phí giá thành sản xuất. Các doanh nghiệp trong Tập đồn giao dịch với nhau phải đảm bảo tính ưu tiên trong việc mua bán hàng hóa có thể thấp hơn giá cả thị trường, tuy nhiên giao dịch này phải công khai, minh bạch và thể hiện ở bảng quyết tốn và báo cáo tài chính. Bên cạnh đó cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau.

(ii)Quan hệ liên kết đầu tư, tài chính

Với mơ hình là tập đồn kinh tế đa sở hữu và có nhiều mảng kinh doanh khác nhau, do đó, quan hệ liên kết tài chính giữa các lĩnh vực của các đơn vị trong Tập đồn Xăng dầu Việt Nam phải có mối liên kết chặt chẽ đề đảm bảo công tác an tồn tài chính. Đồng thời phải hướng đến thực hiện mơ hình Giám đốc tài chính và báo cáo tài chính hợp nhất trên tồn bộ hệ thống. Trong quản lý tài chính nội bộ của Tập đồn Xăng dầu cần chú trọng nguyên tắc hoạt động của Công ty mẹ là cung cấp vốn cho các dự án kinh doanh mới, không chuyển vốn từ dự án này sang dự án khác và khơng can thiệp vào q trình hoạt động hàng ngày của các đơn vị này, chỉ quản lý trên phương diện chiến lược và kế hoạch tổng thể, tách biệt giữa vấn đề tài chính và kế tốn nghiệp vụ nhằm thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất của tồn Tập đồn chính xác, phản ánh được thực chất kết quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần sửa đổi Quy chế đầu tư của Tập đoàn sớm hoàn thiện và ban hành để cơng tác đầu tư có cơ sở triển khai nhanh chóng và hiệu quả. Quy chế đầu tư của Tập đoàn phải chú trọng xây dựng các quy định ưu tiên mối quan hệ liên kết đầu tư trong nội bộ ngành và tránh được tình trạng sở hữu chéo quáchằng chịt trong hệ thống. Mối quan hệ liên kết đầu tư

phải gắn với chiến lược phát triển chung của cả Tập đoàn, việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong Tập đồn phải đảm bảo tính kết nối và tương tác với hoạt động hiện có, theo nghĩa tăng cường và bổ khuyết cho những khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị và hệ sinh thái của toàn Tập đồn đang thiếu.

(iii)Quan hệ liên kết thơng tin

Liên kết thơng tin trong Tập đồn Xăng dầu hiện nay đang tập trung vào khâu tiêu thụ, vận chuyển, điều phối như trong quan hệ kinh doanh nội bộ, chủ yếu ở khâu sản xuất, mục đích làm giảm chi phí giá thành phát sinh ở khâu trung gian. Hoạt động trao đổi thông tin thơng suốt sẽ đảm bảo cho q trình hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển có sự hài hịa, thích ứng với sự biến động từ mơi trường bên ngồi. Hiện nay, hoạt động liên kết trao đổi thông tin chủ yếu ở dạng báo cáo tổng kết theo định kỳ, quý, năm …chưa thực sự đạt đến mức độ liên kết cao trong cùng hệ thống trên tất cả các lĩnh vực.

Sự liên kết thông tin lỏng lẻo một mặt gây khó khăn trong cơng tác kiểm tra giám sát và quản lý điều hành hoạt động chung, mặt khác lại gây ra sự rủi ro về an tồn tài chính, kinh doanh khi khơng có đủ thơng tin đề có quyết định can thiệp, xử lý kịp thời. Trong giai đoạn 1 của đề án Tái cơ cấu tổ chức bộ máy khối điều hành Cơng ty mẹ - Tập đồn thì ban quản trị rủi ro của tập đoàn vừa được thành lập, phịng cơng nghệ thơng tin và phịng quản trị ERP (Enterprise Resource Planning - hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) đang sáp nhập, [112, tr.10] nên cũng chưa thực sự chủ động và hoàn thiện sự liên kết, kết nối thông tin đầy đủ. Do vậy, trong thời gian tới, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cần đẩy mạnh cơ chế liên kêt và làm phong phú thêm hoạt động này để tạo nên mối liên kết thông suốt.

(iv)Xây dựng văn hóa Tập đồn

Với đặc điểm là doanh nghiệp nhà nước đang trong q trình chuyển đổi, vấn đề văn hóa doanh nghiệp trong Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chưa được chú trọng, mới chỉ dừng lại ở việc thực hiện các phong trào vào các ngày lễ kỷ niệm, ứng những cuộc vận động do các tổ chức, cơ quan chức năng kêu gọi. Việc xây dựng được văn hóa của Tập đồn sẽ tạo nên giá trị cao hơn, có uy tín hơn với xã hội với khách hàng, xây dựng được văn hóa của Tập đồn sẽ tạo ra sức mạnh nội tại thông qua việc xác lập vững chắcthương hiệu của Petrolimex. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Văn hóa như là linh hồn của doanh nghiệp.

Có 3 yếu tố quan trọng đối với văn hóa của một doanh nghiệp là hành vi ứng xử (behaviours), hệ thống & quy trình triển khai (systems) và các thói quen thơng lệ (practices); tất cả chúng được dẫn dắt bởi một bộ những giá trị tổng quát. Khi cả ba yếu tố này đã được gắn kết xuyên suốt và phù hợp với những giá trị khác đã được chấp nhận trước đó. Vì vậy, cần phải có chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam càng sớm càng tốt, đây chính là nền tảng của mọi mối quan hệ liên kết trong toàn hệ thống.

4.3.2.5. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Hiện nay, đội ngũ công nhân, viên chức người lao động tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam là 28.719 người, hầu hết được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ từ sơ cấp và công nhân kỹ thuật trở lên. Theo số liệu tại năm 2019 cho thấy trình độ trên đại học: 640 người; đại học: 10.524 người; trung cấp:

6.504 người; sơ cấp và công nhân kỹ thuật: 12.281 người. Như vậy, số lượng người có trình

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 113 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w