Bài học kinh nghiệm đốivới mô hình quản lý doanhnghiệp nhà nướ cở

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 66 - 69)

- Về cấu trúc tổ chức

Quá trình cổ phần hóa và tư nhân hóa DNNN tại các nước trên đều được tiến hành đồng bộ với cải cách hệ thống luật pháp, nhất là ban hành đạo luật riêng cho tiến trình cổ phần hóa và tư nhân hóa. Chính vì thế sau CPH các doanh nghiệp có khuôn khổ và vị thế hoạt động ổn định, đa số hoạt động như doanh nghiệp tư nhân, một số nhỏ còn là doanh nghiệp nhà nước cũng được đưa vào hoạt động theo chế độ thương mại bình thường. Cách làm như vậy ít nhiều có cơ hội có lợi cho DNNN sau CPH ở chỗ chúng chỉ rõ cách thức mà doanh nghiệp sẽ phải vận động, phát triển đi cùng với khuynh hướng tư nhân rõ nét, DNNN sau cổ phần hóa luôn có khuôn khổ pháp lý để hoạt động khá thuận lợi.

Việc lựa chọn mô hình tổ chức, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu sao cho thực hiện một cách tập trung thống nhất; có đầu mối để khắc phục sự chia cắt giữa các bộ do Nhà nước quản lý hết mọi việc. Bài học của Trung Quốc về đảm bảo tính chuyên trách, chuyên

nghiệp trong thực hiện có hiệu quả chức năng đại diện chủ sở hữu, xác định được thậm chí định lượng hóa được kết quả bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu. Hoặc trường hợp xác nhận định kỳ việc bảo toàn phát triển tài sản tích tụ được của doanh nghiệp trong bài học của các tập đoàn của Singapore.

Bài học về việc tạo lập môi trường kinh doanh thông qua việc xây dựng hệ thống luật pháp thống nhất, tạo môi trường bình đẳng trong hoạt động cho mọi loại hình doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp cổ phần theo phương châm các loại hình doanh nghiệp thuộc các đơn vị, các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong cạnh tranh trên thị trường như đã thể hiện trong luật doanh nghiệp.

Quan tâm đến cấu trúc doanh nghiệp cấu trúc sở hữu, cấu trúc các tầng và số lượng doanh nghiệp. Đây là những nhân tố tác động đến mô hình hoạt động và quản lý của DNNN nảy sinh phức tạp trong quá trình hoạt động quản lý của DNNN, đặc biệt cần thận trọng với cấu trúc sở hữu chéo trong DNNN và việc đầu tư thành lập quá nhiều doanh nghiệp trong DNNN, cần giám sátđể hạn chế hình thành quá nhiều tầng lớp doanh nghiệp và thành lập bao nhiêu doanh nghiệp trong DNNN.

-Về cơ chế quản lý và giám sát

Minh bạch về quản trị doanh nghiệp và quản trị nhà nước đối với doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Tiêu chuẩn quan trọng nhất là cam kết tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa sẽ nâng cấp hệ thống quản trị, nhà nước chỉ có quyền tham gia quyết định ở doanh nghiệp tương ứng với tỷ lệ cổ phần và Nhà nước nắm giữ doanh nghiệp phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường và chịu sự quản lý của nhà nước theo luật pháp như mọi doanh nghiệp khác sau cổ phần hóa. Doanh nghiệp phải thực hiện hệ thống quản trị tốt theo chuẩn mực quốc tế thông dụng, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc của thị trường đặc biệt là nguyên tắc cạnh tranh, lời ăn, lỗ chịu. Cách thức nhà nước quản lý doanh nghiệp cũng phải thay đổi, chấm dứt hoàn toàn những can thiệp hành chính vào doanh nghiệp.

Tăng cường kiểm soát vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp; một mặt tăng cường kiểm tra giám sát với nhiều hình thức đa dạng song vẫn đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm về chiến lược hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Ngoài ra khi tiến hành cổ phần hóa cần dành một tỷ lệ cổ phần thích đáng bán cho người lao động, cán bộ lãnh đạo giỏi để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tiến hành giám sát, kiểm soát thực hiện mục tiêu mục đích của doanh nghiệp nhà nước.

-Về các mối liên kết nội bộ

Liên kết nội bộ trong doanh nghiệp nhà nước sau CPH rất chặt chẽ, từ hoạt động nắm bắt nhu cầu cho đến nghiên cứu triển khai sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu đó. Điều này hàm ý quan hệ thông tin nội bộ, quy mô sản xuất là rất lớn và chặt chẽ giúp giảm thiểu chi phí nội bộ, hướng đến hiệu quả kinh tế theo quy mô.

Mối liên kết nội bộ luôn là khâu yếu của các DNNN, đề nâng cao hiệu quả và năng suất lao động cũng như năng lực cạnh tranh của các DNNN nên tập trung cải cách các thể chế, chính sách hỗ trợ, áp dụng đầy đủ khuôn khổtrong liên kết nội bộ theo hướng chuẩn quốc tế. Kinh nghiệm một số nước cho thấy khi tái cơ cấu,CPH DNNN cần tập trung vào giải quyết

các vấn đề trong liên kết nội bộ như: quan hệ giao dịch kinh doanh, liên kết đầu tư, tài chính, trao đổi thông tin...

-Về nguồn nhân lực, chính sách đối với người lao động

Tăng cường nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các DNNN theo hướng kiện toàn hệ thống quản lý nguồn nhân lực hiện tại có. Cơ chế tuyển dụng công khai và thù lao theo hiệu quả công việc nhằm tăng cường trách nhiệm của đội ngũ quản lý doanh nghiệp, đồng thời thực hiện xử lý tốt vấn đề lao động dôi dư, bảo hiểm tiền lương...

Đào tạo lao động sau khi doanh nghiệp CPH nhằm đảm bảo cho người lao động sớm ổn định công việc và đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động. Chú trọng xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội phù hợp tạo lập thị trường việc làm hỗ trợ đào tạo người lao động để tăng cơ hội tìm việc làm mới.

Về chế độ, quyền lợi của người lao động

Thu hút sự tham gia của người lao động vào quản lý các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tạo sức ép của cổ đông để doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh, hạn chế sự can thiệp của nhà nước bằng những mệnh lệnh quan liêu làm phương hại đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Sau khi cổ phần hóa người lao động được hưởng một số chính sách trong việc mua cổ phần với giá ưu đãi hoặc mua thêm bộ phận dưới giá ưu đãi. Bán cổ phiếu cho dân chúng hoặc tập thể người lao động trong xí nghiệp với giá ưu tiên nhằm tạo sự ủng hộ của những người tiếp tục làm việc trong công ty cổ phần. Ban hành các chính sách nhằm quan tâm tới người lao động sau khi cổ phần hóa mở rộng các loại hình kinh doanh bảo hiểm ưu tiên cho những doanh nghiệp có phương án giải quyết tốt lao động dôi dư. [50]

Chương 3

THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC SAU CỔ PHẦN HÓA Ở TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

3.1. KHÁI QUÁT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAMTRƯỚC CỔ PHẦN HÓA

Một phần của tài liệu Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa: Nghiên cứu trường hợp Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w