Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 50 - 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Quy Nhơn,

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định

2.1.1. Vài nét về tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Quy Nhơn

Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định, nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh, phía Đơng là biển, phía Tây giáp huyện Vân Canh, phía Bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía Nam giáp thị xã Sơng Cầu của tỉnh Phú Yên. Diện tích của thành phố Quy Nhơn là 285 km2, có 21 phường xã với dân số trên 300.000 người. Thành phố Quy Nhơn chiếm một vị thế hết sức quan trọng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố và xã hội của tỉnh Bình Định, cửa ngõ quan trọng của vùng Tây Nguyên và là một trong những đô thị hạt nhân của vùng Nam Trung Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ, giữ vị trí quan trọng trong giao lưu, trao đổi thương mại trong nước và quốc tế.

Ngày 14/04/2015, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 495/QĐ/TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Qua đó, thành phố Quy Nhơn sẽ được mở rộng lên tới 87,788 ha với quy mô dân số là 650 – 680 ngàn người. Với Quy hoạch này, thành phố Quy Nhơn sẽ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Hiện nay cơ cấu các ngành kinh tế của Quy Nhơn có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ lệ ngành nông lâm ngư nghiệp trong GDP. Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ trong GDP năm 2014 đạt: 5,5% - 47,6% - 46,9%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 918,4 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 608 triệu USD. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 6.052 USD/người. Mục tiêu phát triển của thành phố là phấn

39

đấu đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những thành phố trung tâm vùng duyên hải miền trung. Đến năm 2035 là trung tâm kinh tế biển quốc gia, đến năm 2050 là một trong những thành phố quan trọng trong hệ thống đô thị quốc gia và Đông Nam Á.

Về lĩnh vực văn hóa – xã hội, thành phố Quy Nhơn có nhiều thành tựu, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được đảm bảo. Thành phố đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XH học tập, duy trì và nâng cao kết quả đạt được về phổ cập GD. Hiện nay, tồn thành phố có 21/21 phường, xã có trung tâm học tập cộng đồng.

2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở của thành phố Quy Nhơn

Hiện nay, trên tồn thành phố có 20 trường THCS, 01 trường TH&THCS với tổng số 17.371 học sinh ở 426 lớp, có 16 trường đạt chuẩn quốc gia và 13 trường được cơng nhận kiểm định chất lượng giáo dục.

Phịng Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục phối hợp cùng các ngành rà sốt, hồn chỉnh kế hoạch sắp xếp hệ thống trường lớp trên địa bàn đến năm 2030 để trình cấp thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện nhằm thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp.

Bảng 2.1. Quy mô cấp trung học cơ sở thành phố Quy Nhơn 2015-2019

Năm học Số trường Số lớp Số học sinh

2015 – 2016 21 397 15.650

2016 – 2017 21 410 16.535

2017 – 2018 21 418 16.976

2018 - 2019 21 426 17.371

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

Bảng 2.1. cho thấy trong giai đoạn 2015 đến 2019 số trường THCS giữ ổn định (21 trường), số học sinh tăng 11% (1.721 em), bình quân mỗi năm tăng 2,75%. Trong khi đó, số lớp học chỉ tăng thêm 29 lớp đã làm cho sỹ số học sinh/lớp tăng từ 39,4 em/lớp năm học 2015-2016 lên 40,8 em/lớp ở năm học 2018-2019; cho thấy số

40

phòng học chưa được cải thiện, tăng chậm hơn số lượng học sinh.

Bảng 2.2. Chất lượng giáo dục trung học cơ sở năm học 2019-2020

Xếp loại Tốt/Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

Hạnh kiểm 14347 82,6 2747 15,81 268 1,54 9 0,05 0 0

Học lực 4371 25,2 7387 42,5 5179 29,8 427 2,46 7 0,04

(Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Quy Nhơn)

Nhìn chung, chất lượng giáo dục THCS được nâng cao qua từng năm. Về chất lượng đại trà, đến năm 2019-2020 số học sinh đạt loại giỏi là 25,2%, loại khá 42,5%, chỉ có 0,04% loại kém. Học sinh lớp 9 được cơng nhận tốt nghiệp THCS là 4056/4057 em, đạt tỷ lệ 99,98%. Với chất lượng mũi nhọn, qua các hội thi, các hoạt động khác giáo dục THCS thành phố Quy Nhơn ln dẫn đầu tồn tỉnh.

Đối với giáo dục đạo đức, có trên 88% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá, khơng có loại kém. Tuy vậy, vẫn còn 0,05% (9 em) xếp hạnh kiểm loại yếu và 1,54% (268 em) xếp loại trung bình.

Về đội ngũ giáo viên, theo nguồn từ Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Quy Nhơn, tính đến cuối năm học 2018-2019, tình hình như sau:

- Cán bộ viên chức toàn thành phố: 2099 người, trong đó nữ: 1727 người. Đảng viên 1233 người. Số GV THCS tồn thành phố: 761 người, trong đó nữ 558 người, đảng viên: 477 người.

- Tỉ lệ GV/lớp bình qn cấp THCS tồn thành phố là 761 GV/426 lớp, tỷ lệ GV/lớp là 1.78 (so với định mức quy định là 1,9 thì vẫn cịn thiếu).

- Về trình độ chuyên môn được đào tạo: 5,5% thạc sỹ, 92,4% đại học và 2,1% cao đẳng. Xét theo quy định cũ thì 100% GV đạt chuẩn, 97,9% vượt chuẩn đào tạo. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) thì vẫn cịn 2,1% giáo viên cần được đào tạo để đạt chuẩn.

- Về ngoại ngữ, tin học: 89% GV có chứng chỉ, 11% trình độ trung cấp trở lên; trên 83% có trình độ sơ cấp (83,3%) và trung cấp (0,26%) lý luận chính trị.

41

phát triển, các loại cơ cấu đội ngũ từng bước được hoàn thiện, ngày càng phục vụ hiệu quả cho hoạt động giảng dạy, giáo dục ở cấp THCS.

Hiện tại giáo dục THCS đang tập trung đổi mới phương thức dạy học, chú trọng học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng; khắc phục dạy thêm, học thêm trái quy định. Tiếp tục giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục; thực hiện sắp xếp lại nội dung dạy học để khắc phục những hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, thực hiện thường xuyên, hiệu quả phương pháp và các kỹ thuật dạy học tích cực; đổi mới nội dung, phương thức đánh giá HS phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật; tăng cường kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn, đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học của HS; tích cực và chủ động chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thành cơng việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)