8. Cấu trúc luận văn
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường cho
3.2.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc thực hiện kế hoạch hoạt
4
Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ, GV, nhân viên, HS thực hiện hoạt động GDPCBLHĐ.
3,18 6
5 Thực hiện giám sát việc triển khai nhiệm vụ của
các cá nhân hoặc nhóm, bộ phận 3,32 3
6
Chỉ đạo tăng cường các điều kiện hỗ trợ thực hiện công tác tổ chức hoạt động GDPCBLHĐ cho học sinh
3,20 5
Điểm trung bình của các yếu tố 3,30
62
Tuy nhiên, các nội dung “Chỉ đạo tăng cường các điều kiện hỗ trợ thực hiện công tác tổ chức HĐGDPCBLHĐ cho HS” (ĐTB 3,2 xếp hạng 5/6” và “Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ, GV, nhân viên, HS thực hiện HĐGDPCBLHĐ” (ĐTB 3,18 xếp hạng 6/6) đạt kết quả thấp nhất (tuy vẫn ở mức khá) và độ chênh lệch với các yếu tố xếp hạng trên khá cao (ĐTB giữa hàng 1 và hạng 6 chênh lệch 0,27). Nhóm vấn đề này chỉ ra rằng, trong thời gian tới, các trường THCS ở thành phố Quy Nhơn cần quan tâm nhiều hơn trong chỉ đạo đảm bảo các điều kiện hỗ trợ HĐGDPCBLHĐ; đồng thời, HT cần thường xuyên đôn đốc, sâu sát, động viên khuyến khích để GV làm việc hiệu quả hơn.
2.4.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở
Kiểm tra hoạt động GDPCBLHĐ cho HS là quá trình quan sát, kiểm nghiệm mức độ thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận được phân công quyền hạn, nhiệm vụ trong HĐGDPCBLHĐ cho HS. Kiểm tra thường đi liền với đánh giá, đưa ra những phán đoán nhận định về kết quả của công việc dựa trên mục tiêu đề ra, từ đó rút kinh nghiệm cho chu kỳ quản lý tiếp sau.
Qua Bảng 2.19 cho thấy thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐGDPCBLHĐ cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định nổi lên một số vấn đề như sau:
- Nhìn chung, thực trạng kết quả hoạt động kiểm tra, đánh giá GDPCBLHĐ của HS được đánh giá cịn thấp (điểm trung bình chung các yếu tố là 3,12 điểm). Tuy sự chênh lệch giữa các yếu tố khơng nhiều, nhưng nhìn chung chỉ ở mức trên trung bình và tính sàn sàn như nhau là khá rõ.
- Những yếu tố/nội dung được đánh giá tốt hơn bao gồm:
+ “Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí phục vụ cho kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch GDPCBLHĐ” đạt mức độ “Khá” (3,24 điểm xếp hạng 1).
+ Việc xác định “Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá kết quả GDPCBLHĐ nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu GDPCBLHĐ ở từng HS, làm căn cứ đánh giá kết quả HĐ GD ở các em về học lực và hạnh kiểm” (ĐTB 3,2, xếp hạng 2/6).
63
Bảng 2.19. Kết quả thực hiện họat động kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh
STT Họat động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở
trường trung học cơ sở
Mức độ
ĐTB XH
1
Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí phục vụ cho kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch GDPCBLHĐ cho HS
3,24 1
2
Mục tiêu của kiểm tra, đánh giá kết quả GDPCBLHĐ nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu ở từng HS, làm căn cứ đánh giá kết quả HĐ GD ở các em về học lực và hạnh kiểm
3,20 2
3
Nội dung kiểm tra, đánh giá là nội dung, chương trình GDPCBLHĐ được triển khai ở nhà trường, kiểm tra đánh giá mức độ hình thành và vận dụng GDPCBLHĐ của HS trong học tập, giao tiếp và xử lí các mối quan hệ trong cuộc sống hằng ngày
3,15 4
4
Hình thức và PP kiểm tra, đánh giá kết quả GDPCBLHĐ là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì bằng nhận xét trong suốt quá trình GD; kết hợp đánh giá của GV đối với HS thông qua các biểu hiện của HS trong quá trình GD
3,10 6
5
Triển khai đến toàn thể hội đồng sư phạm, CMHS và HS về mục tiêu, nội dung, hình thức và PP kiểm tra, đánh giá kết quả GDPCBLHĐ cho HS
3,18 3
6
HT tiếp nhận, xử lý thông tin kiểm tra, đánh giá để giải quyết tình huống QL và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần)
3,12 5
64
+ Cơng tác “Triển khai đến tồn thể hội đồng sư phạm, CMHS và HS về mục tiêu, nội dung, hình thức và PP kiểm tra, đánh giá kết quả GDPCBLHĐ cho HS” cũng được quan tâm (ĐTB 3,18 xếp hạng 3/6).
Kết quả các mặt đạt tốt ở trên cho thấy việc định hướng mục tiêu, từ đó xây dựng tiêu chí kiểm tra, giảm sát để triển khai thực hiện có kết quả khả quan, được CBQL và GV đồng tình. Đây là những điểm mạnh cần được chú ý để tận dụng khi xây dựng các biện pháp quản lý.
- Bên cạnh đó, một số nội dung được đánh giá thấp gồm: “HT tiếp nhận, xử lý thông tin kiểm tra, đánh giá để giải quyết tình huống quản lý và điều chỉnh kế hoạch (nếu cần)” (ĐTB 3,12 xếp hạng 5/6), lựa chọn “Hình thức và PP kiểm tra, đánh giá kết quả GDPCBLHĐ cho HS là đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì bằng nhận xét trong suốt quá trình giáo dục; kết hợp đánh giá của GV đối với HS thông qua các biểu hiện của HS trong quá trình GD” (ĐTB 3,10 xếp hạng 6/6).
Như đã nói, điều đáng quan tâm là khoảng cách giữa những nội dung được đánh giá cao và thấp không nhiều, cho thấy những điểm yếu chưa phải là nghiêm trọng. Tuy vậy, khi xây dựng biện pháp QL, các trường THCS cần quan tâm đến việc phân công, phân cấp kiểm tra, đánh giá; xây dựng kênh thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời và xử lý tốt hơn, kịp thời hơn thơng tin quản lý; bên cạnh đó cần lựa chọn hình thức, PP kiểm tra, đánh giá phù hợp với từng hoạt động và phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.
2.4.6. Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở
Quản lý việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC - kỹ thuật cho HĐGDPCBLHĐ giúp cho HĐGDPCBLHĐ ở trường THCS đạt hiệu quả cao. Đánh giá thực trạng QL việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC - kỹ thuật cho HĐGDPCBLHĐ được ghi nhận trong Bảng 2.20.
Căn cứ kết quả khảo sát ghi nhận ở Bảng 2.20 có thể nhận xét như sau: Điểm trung bình chung các yếu tố (3,26 điểm) cho thấy nhìn chung, QL việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC-kỹ thuật cho HĐGDPCBLHĐ được đánh
65
giá tương đối “Tốt”. Các chức năng xây dựng KH, chỉ đạo và kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC-kỹ thuật cho HĐGDPCBLHĐ đều được thực hiện tốt (ĐTB là 3,34; 3,30 và 3,26 xếp hạng lần lượt là 1, 2 và 3).
Bảng 2.20. Kết quả thực hiện các chức năng quản lí trong đảm bảo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường Quản lí việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính,
cơ sở vật chất–kỹ thuật cho hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường
Mức độ đánh giá
ĐTB XH
Xây dựng KH đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính,
CSVC - kỹ thuật cho GDPCBLHĐ 3,34 1
Tổ chức đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC-
kỹ thuật cho HĐGDPCBLHĐ 3,13 4
Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC-
kỹ thuật cho HĐGDPCBLHĐ 3,30 2
Kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính,
CSVC-kỹ thuật cho HĐGDPCBLHĐ 3,26 3
Điểm trung bình chung các yếu tố 3,26
Qua kết quả ở Bảng 2.20, ta thấy được người HT đã cố gắng thực hiện khá tốt các chức năng QL trong việc đảm bảo các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC–kỹ thuật, từ công tác xây dựng KH đến khi triển khai, phân công thực hiện, kiểm tra đánh giá,… nhằm phát huy tính tích cực, hiệu quả của các nguồn lực phục vụ cho HĐGDPCBLHĐ.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát CBQL và GV cho thấy các điều kiện cho GDPCBLHĐ như yếu tố nhân lực, điều kiện CSVC và trang thiết bị dạy học, tài chính đầu tư cho HĐGDPCBLHĐ ở trường THCS hiện nay cơ bản được đảm bảo nhưng chưa đầy đủ và tồn diện. Vì thế, để HĐGDPCBLHĐ ngày càng được nâng cao chất lượng thì cần có các biện pháp QL để các điều kiện về nhân lực, tài chính, CSVC–kỹ thuật cho HĐGDPCBLHĐ được đảm bảo đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Các cấp quản lý cần quan tâm hơn đến vấn đề này.
66
Bảng 2.21. Kết quả đảm bảo các điều kiện hỗ trợ tổ chức hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường
Stt Nội dung Mức độ đánh giá
ĐTB XH
1 Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên 3,30 1
2 Cơ sở vật chất – trang thiết bị 3,25 2
3 Tài chính 3,20 3
Điểm trung bình chung của các yếu tố 3,25
Qua khảo sát Bảng 2.21 cho thấy kết quả đảm bảo các điều kiện hỗ trợ tổ chức HĐGDPCBLHĐ được đánh giá ở mức “Khá” (ĐTB chung của các yếu tố là 3,25). Đội ngũ CBQL, GV được đánh giá ở mức tốt (ĐTB là 3,30 xếp hạng 1). Đây được coi là lực lượng nòng cốt và đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để có thể thực hiện tốt các hoạt động trong nhà trường nói chung và HĐGDPCBLHĐ nói riêng. CSVC – trang thiết bị mặc dù được đánh giá ở mức “Khá” (ĐTB là 3,25 xếp hạng 2) nhưng nhìn chung chưa đầy đủ để đảm bảo tốt việc thực hiện HĐGDPCBLHĐ. Trong khi đó, yếu tố cũng quan trọng khơng kém và ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các HĐGDPCBLHĐ đó là vấn đề tài chính (ĐTB là 3,20 xếp hạng 3). Vì vậy, để có thể thực hiện tốt các hoạt động nói chung và HĐGDPCBLHĐ nói riêng thì hiệu trưởng cần phải có biện pháp quản lý tốt và khai thác hiệu quả cả 3 yếu tố trên.
2.5. Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.5.1. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS là ý thức học tập và rèn luyện của học sinh, trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên và phẩm chất, năng lực CBQL nhà trường. Kết quả khảo sát các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động GDPCBLHĐ cho học sinh ở các
67
trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định qua các đối tượng là CBQL và GV được ghi nhận trong Bảng 2.22 như sau:
Bảng 2.22. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan Các yếu tố chủ quan
Mức độ ảnh hưởng
ĐTB XH
1. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường 3,72 1 2. Trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên 3,56 2
3. Tinh thần, thái độ sống của học sinh 3,12 3
Điểm trung bình chung các yếu tố 3,47
Tất cả các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lí HĐGDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS đều được CBQL và GV đánh giá ở mức độ “Rất ảnh hưởng” với điểm trung bình chung các yếu tố là 3,47. Trong đó, yếu tố “Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường” được đánh giá ảnh hưởng nhất (3,72 điểm, xếp hạng 1); tiếp theo là “Trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên” xếp hạng 2 (3,56 điểm) và “Tinh thần, thái độ sống của học sinh” xếp hạng 3 (3,12 điểm). Qua đó, có thể thấy rằng đội ngũ CBQL và GV có vai trị vơ cùng quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của HĐGDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS.
2.5.2. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Tiến hành khảo sát các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý HĐGDPCBLHĐ cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định qua các đối tượng là CBQL và GV được ghi nhận trong Bảng 2.23.
Qua khảo sát các ý kiến của CBQL và GV cho thấy các yếu tố khách quan được đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” (điểm trung bình chung các yếu tố là 3,38). Hai yếu tố “Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường” và “Mơi trường cộng đồng, xã hội” được đánh giá “Rất ảnh hưởng” xếp hạng 1 và 2.
Tuy nhiên, yếu tố “Sự quan tâm, chỉ đạo của cơ quan quản lý các cấp” lại được đánh giá ở mức độ “Ảnh hưởng”(3,15 điểm, xếp hạng 3).
68
Bảng 2.23. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan Mức độ ảnh hưởng
ĐTB XH
1. Môi trường, cộng đồng xã hội như mơi trường gia đình, nhà trường (mối quan hệ bạn bè, kỉ luật trường học…) và môi trường sống của cộng đồng, xã hội.
3,40 2
2. Sự quan tâm, chỉ đạo của cơ quan quản lý các cấp 3,15 3 3. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà
trường 3,57 1
Điểm trung bình chung các yếu tố 3,38
Tóm lại, tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng đến quản lí HĐGDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS, đặc biệt là yếu tố “Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường” và “Trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên”. Đội ngũ CBQL cũng chính là chủ thể của q trình quản lí HĐGDPCBLHĐ cho HS ở các trường THCS. Vì vậy, người HT cần có những biện pháp hạn chế khắc phục những ảnh hưởng không tốt đến kết quả GDPCBLHĐ, phát huy những yếu tố tích cực trong GDPCBLHĐ cho HS để đạt được mục tiêu GD.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.6.1. Những thành tựu đã đạt được
Từ kết quả khảo sát thực trạng, tác giả đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế của HĐGDPCBLHĐ cũng như quản lí HĐGDPCBLHĐ ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định; từ đó làm rõ ngun nhân của thực trạng.
Ưu điểm:
- Đa số CBQL, GV, CMHS và HS đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng cũng như mục tiêu của HĐGDPCBLHĐ cho HS THCS. Đây là cơ sở tiền đề giúp cho HĐGDPCBLHĐ cho HS ở các trường THCS được thuận lợi và có thể đạt được kết quả như mong đợi.
69
- Nhìn chung, HĐGDPCBLHĐ cho HS ở các trường THCS cơ bản đảm bảo nội dung, chương trình GDPCBLHĐ cho HS và được triển khai dưới nhiều hình thức và phương pháp giáo dục tương đối phù hợp.
- Việc định hướng mục tiêu để xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí phục vụ cho kiểm tra, giám sát nhằm triển khai thực hiện có kết quả HĐGDPCBLHĐ.
- Đội ngũ CBQL và GV có vai trị vơ cùng quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả của HĐGDPCBLHĐ.
2.6.2. Những khó khăn, tồn tại, yếu kém
- Việc xây dựng KH GDPCBLHĐ của CBQL cũng như GV cịn mang tính hình thức, chung chung, chưa đi vào chi tiết và thực tế ở đơn vị; các nội dung, hình thức, phương pháp GDPCBLHĐ chưa thật đa dạng, phong phú, sáng tạo nên chưa phát huy hết tính tích cực, chủ động ở HS.
- Công tác lập kế hoạch chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm thường xuyên. Kế hoạch giáo dục phòng, chống bạo lực học đường theo năm học chưa được cụ thể hoá một cách chi tiết theo từng học kỳ, từng tháng.
- Việc xác định tầm nhìn dài hạn cho HĐGDPCBLHĐ chưa được quan tâm đúng mức.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả GDPCBLHĐ của HS còn chưa được chú trọng và hiệu quả chưa cao.
- Về CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐ giảng dạy: đa số các trường sân chơi, bãi tập còn hạn chế trong việc tổ chức các hoạt động ngoài trời, thiết bị dạy học cũng như các điều kiện hỗ trợ dạy học chưa thật sự đáp ứng được điều kiện dạy học trong giai đoạn đổi mới và phát triển giáo dục, cũng như chưa đáp ứng ở mức cao yêu cầu giáo dục kỹ năng sống, GDPCBLHĐ cho HS.