Thực trạng về nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh

2.3.3. Thực trạng về nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho

Bảng 2.7. Đánh giá về tần suất thực hiện các nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường

Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS

Mức độ thường xuyên

CBQL,GV CMHS

ĐTB XH ĐTB XH

Giáo dục nâng cao nhận thức

1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các em về

BLHĐ, về hành vi BLHĐ 3,50 1 3,38 1

2. Trang bị cho các em hiểu biết các chủ trương, phương pháp phòng chống mọi tệ nạn xã hội nói chung, nạn BLHĐ nói riêng.

3,44 2 3,25 2

Giáo dục hình thành thái độ

3. GD để HS có thái độ và ứng xử phù hợp khi gặp

các vụ BLHĐ 3,40 4 3,16 4

4. Các em phải biết cách phản ứng, chống lại những hành vi của BLHĐ và biết khuyến khích, ủng hộ cái tốt, cái chuẩn mực

3,42 3 3,24 3

Rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh

5. GD kĩ năng nhận diện biểu hiện BLHĐ của HS 3,12 5 3,14 5 6. GD hành vi giao tiếp và xử lí các mối quan hệ của

học sinh đồng thời có kĩ năng xử lí, cách giải quyết phù hợp khi gặp các hành vi BLHĐ trong nhà trường cũng như trong cuộc sống.

47

Bảng 2.7 cho thấy nội dung GDPCBLHĐ của các nhà trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được thực hiện tương đối thường xuyên, ở những mức độ khác nhau, chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm các nội dung giáo dục nâng cao nhận thức về BLHĐ, gồm " Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các em về BLHĐ, về hành vi BLHĐ " và " Trang bị cho các em hiểu biết các chủ trương, phương pháp phòng chống mọi tệ nạn xã hội nói chung, nạn BLHĐ nói riêng ".

- Nhóm các nội dung GD hình thành thái độ, gồm " GD để HS có thái độ và ứng xử phù hợp khi gặp các vụ BLHĐ ", " Các em phải biết cách phản ứng, chống lại những hành vi của BLHĐ và biết khuyến khích, ủng hộ cái tốt, cái chuẩn mực ".

- Nhóm các nội dung rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh, gồm: “GD kĩ năng nhận diện các biểu hiện BLHĐ của học sinh” và “GD hành vi giao tiếp và xử lí các mối quan hệ của học sinh đồng thời có kĩ năng xử lí, cách giải quyết phù hợp khi gặp các hành vi BLHĐ trong nhà trường cũng như trong cuộc sống”.

Kết quả khảo sát thực trạng qua thăm dị thơng tin từ cả hai phía: Phía giáo dục (CBQL, GV) và phía phối hợp giáo dục (CMHS) ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn cho kết quả khá tương đồng, cụ thể là:

- Thực trạng nhóm các nội dung giáo dục nâng cao nhận thức: Cả 2 thành phần đều xếp hạng 1 và 2, trong đó CBQL và GV đánh giá tốt hơn. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các em về BLHĐ, về hành vi BLHĐ (CBQL, GV đánh giá ĐTB 3,5; CMHS đánh giá ĐTB 3,38 và đều xếp hạng 1); Trang bị cho các em hiểu biết các chủ trương, phương pháp phòng chống mọi tệ nạn xã hội nói chung, nạn BLHĐ nói riêng (lần lượt là 3,44 và 3,25 đều xếp hạng 2).

- Nội dung GD hình thành thái độ cho HS có kết quả thực hiện tốt kế tiếp: Các em phải biết cách phản ứng, chống lại những hành vi của BLHĐ và biết khuyến khích, ủng hộ cái tốt, cái chuẩn mực (ĐTB 3,42 và 3,24 đều xếp hạng 3); GD để HS có thái độ và ứng xử phù hợp khi gặp các vụ BLHĐ(ĐTB 3,4 và 3,16 đều XH 4).

- Việc rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho HS kết quả chưa thật tốt như các nhóm nội dung trên cũng là hợp lý. Đây là nội dung khó làm, cần phải có thời

48

gian và PP tốt thì mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả đánh giá là khả quan: GD kĩ năng nhận diện các biểu hiện BLHĐ của HS (ĐTB 3,12 và 3,14 ở mức khá, xếp hạng 5) và GD hành vi giao tiếp và xử lí các mối quan hệ của HS đồng thời có kĩ năng xử lí, cách giải quyết phù hợp khi gặp các hành vi BLHĐ trong nhà trường cũng như trong cuộc sống (ĐTB 3,05 và 3,1 ở mức khá, hạng 6).

Bảng 2.8. Đánh giá về mức độ hiệu quả các nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường

Kết quả khảo sát Bảng 2.8 cho thấy hiệu quả của các nội dung GDPCBLHĐ được đánh giá ở mức “Tốt”. Trong đó, nhóm nội dung “Rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh” được sử dụng không nhiều nhưng hiệu quả lại cao (ĐTB chung của nhóm này là 3,40 – xếp hạng 1). Tiếp đến, nhóm nội dung “Giáo dục hình thành thái độ” cho HS cũng được đánh giá cao (ĐTB chung của nhóm này là

Nội dung giáo dục phịng chống bạo lực học đường ở trường THCS

Mức độ hiệu quả

ĐTB XH

Giáo dục nâng cao nhận thức 3,32 III

1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các em về BLHĐ,

về hành vi BLHĐ 3,30 6

2. Trang bị cho các em hiểu biết các chủ trương, PP phòng

chống mọi tệ nạn xã hội nói chung, nạn BLHĐ nói riêng. 3,34 4

Giáo dục hình thành thái độ 3,36 II

3. GD để HS có thái độ và ứng xử phù hợp khi gặp các vụ

BLHĐ 3,40 5

4. Các em biết cách phản ứng, chống lại những hành vi của

BLHĐ, biết khuyến khích, ủng hộ cái tốt, cái chuẩn mực 3,32 3

Rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh 3,40 I

5. GD kĩ năng nhận diện các biểu hiện BLHĐ của học sinh 3,35 3 6. GD hành vi giao tiếp và xử lí các mối quan hệ của HS đồng

thời có kĩ năng xử lí, cách giải quyết phù hợp khi gặp các hành vi BLHĐ trong nhà trường cũng như trong cuộc sống.

49

3,36 – xếp hạng 2). Trong khi đó, nhóm nội dung “Giáo dục nâng cao nhận thức” cho HS về PCBLHĐ được sử dụng thường xuyên, mặc dù ĐTB cũng khá cao nhưng xếp hạng 3. Vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành thường xuyên hơn nhóm nội dung “Rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh” nhằm nâng cao hiệu quả GDPCBLHĐ cho HS trong các trường THCS.

Kết quả phỏng vấn sâu: Nhiều học sinh liệt kê đầy đủ các nội dung GDPCBLHĐ được tham gia (56 % nêu đủ các nhóm nội dung về nhận thức, thái độ và hành vi; 34% nêu được các nội dung cơ bản, nhưng chưa biết cách phân loại); có khoản 10% còn lúng túng trong việc nêu ra các nội dung GDPCBLHĐ mà trường THCS đã cung cấp cho mình (Ví dụ: HS 10 cho rằng chỉ cần nghe thầy cô giáo giảng bài và học tập xung quanh là đủ; HS 14 cho rằng nội dung giáo dục đạo đức và giáo dục bạo lực học đường là một; HS 19 thì lẫn lộn trong phân biệt nội dung giáo dục về nhận thức thái độ và hành vi…).

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)