Phương pháp thu thập, xử lý và sử dụng kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.5. Phương pháp thu thập, xử lý và sử dụng kết quả khảo sát

a) Đối với bảng hỏi

Bảng hỏi tại Phụ lục 1 được khảo sát với 166 khách thể là CBQL, GV và tại Phụ lục 2 với khách thể là 100 cha mẹ học sinh lựa chọn ở 7 trường THCS được chọn khảo sát (thành phần khách thể xem Bảng 2.3 và Bảng 2.4). Thang điểm đánh giá, cách thu thập và xử lý phiếu hỏi như sau:

- Thang đánh giá các câu hỏi: Sử dụng thang điểm 4 mức độ, mỗi câu hỏi được đánh giá với 4 mức độ khác nhau: 4 điểm – rất quan trọng/tốt/thừa/ảnh hưởng mạnh/rất cần thiết/rất thường xuyên; 3 điểm – quan trọng/khá/ảnh hưởng/cần thiết/thường xuyên; 2 điểm – ít quan trọng/trung bình/ít ảnh hưởng/ít cần thiết/ít thường xuyên; 1 điểm – không quan trọng/yếu/không ảnh hưởng/không cần thiết/không thường xuyên.

- Sau khi phát bảng hỏi cho đối tượng được khảo sát thông qua hệ thống các trường THCS và thu lại phiếu này, xử lí các số liệu khảo sát nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Điểm trung bình của các nội dung khảo sát được chia ra các mức độ:

+ 1 điểm -1,75 điểm: Không quan trọng / yếu / không ảnh hưởng/ không cần thiết/không thường xuyên;

+ 1,76 điểm -2,50 điểm: Ít quan trọng / trung bình / ít ảnh hưởng/ ít cần thiết/ ít thường xuyên;

+ 2,51 điểm - 3,25 điểm: Quan trọng/khá/ảnh hưởng/cần thiết/thường xuyên; + 3,26 điểm - 4 điểm: Rất quan trọng/tốt/rất ảnh hưởng/rất cần thiết/rất thường xuyên.

b) Đối với câu hỏi phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn (câu hỏi tại Phụ lục 3) đối với 32 học sinh được mã hoá thành HS1, HS2… và được sử dụng để minh hoạ cho các nhận định, đánh giá về thực trạng có liên quan đến nội dung phỏng vấn.

44

c) Sử dụng kết quả

Toàn bộ số liệu thu thập và kết quả xử lý từ bảng hỏi, từ các câu trả lời của 166 CBQL và GV, 100 CMHS và 32 HS được sử dụng để minh chứng cho các nhận định, đánh giá về thực trạng HĐGDPCBLHĐ và QL HĐGDPCBLHĐ ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn như trình bày trong các mục 2.3, 2.4 và 2.5 dưới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)