Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà trường

CBQL nhà trường - nhân tố tích cực trong việc tổ chức HĐGDPCBLHĐ cho

HS. Thực tế cho thấy, tổ chức GDPCBLHĐ khó có thể thành cơng nếu chỉ là công việc tự phát của một người hoặc một nhóm người. Như người thuyền trưởng cầm lái cho cả con thuyền hướng ra phía trước, CBQL nhà trường là một lực lượng vô cùng quan trọng và quyết định tất cả sự thành bại của HĐGDPCBLHĐ.

Vai trò định hướng, chỉ đạo thiết kế, tổ chức của những người QL nhà trường sẽ quyết định tới chất lượng QL HĐGDPCBLHĐ cho HS THCS. Nếu CBQL nhà trường có “tâm, tầm và tài” có nhận thức đúng đắn, chú trọng tới nội dung, hình thức, phương pháp GDPCBLHĐ hoặc đặc biệt quan tâm tổ chức các HĐ tập thể, HĐ ngoại khóa thì GDPCBLHĐ cho HS sẽ được thực hiện có hiệu quả.

1.5.2.2. Trình độ, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên

Trình độ, ý thức trách nhiệm của GV là nhân tố quyết định cho thành công của HĐGDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS. Hình thức GDPCBLHĐ ở trường THCS hiện nay chủ yếu thông qua các môn học và các HĐ giáo dục NGLL.Điều đó càng địi hỏi cái tâm của người thầy, sự nhiệt huyết, bản lĩnh và kinh nghiệm của GV trong dạy học, tổ chức các HĐ, sử dụng các PP dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm giúp HS có điều kiện lĩnh hội những kiến thức mới trong quá trình học tập cũng như tiếp thu được nhiều kỹ năng ứng phó với các tình huống trong thực tế, rút ra bài học cho bản thân trong cách ứng xử với mọi người xung quanh.

Không những thế, người GV cịn tác động lên HS chủ yếu bằng lời nói, thái độ, bằng tấm gương, sự cảm hóa, sự thuyết phục. Nói cách khác, người GV dùng chính nhân cách của mình để tác động đến HS, là tấm gương sáng để các em soi rọi trong quá trình rèn luyện và tự tu dưỡng. Vì vậy, cần xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV có trình độ, năng lực, phẩm chất tốt.

37

Như đã nói, HS vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng bị quản lý trong HĐGDPCBLHĐ. Vì vậy, HS ln ở vị trí trung tâm của hoạt động này. Với tư cách là chủ thể, tinh thần, thái độ học tập của HS góp phần quyết định hiệu quả giáo dục. Với tư cách là đối tượng bị quản lý, tinh thần, thái độ hoc tập và rèn luyện của HS quyết định việc nâng cao nhận thức và hình thành thái độ, hành vi ứng xử của họ. Thiếu sự tham gia của HS với đầy đủ tinh thần, thái độ nghiêm túc, tích cực thì hiệu quả QL GDPCBLHĐ sẽ bị ảnh hưởng.

Tiểu kết Chương 1

BLHĐ là một vấn nạn của trường học, đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu. GDPCBLHĐ là một HĐ nằm trong các HĐ dạy học và GD của trường THCS. Mục tiêu của GDPCBLHĐ là nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và hành vi ứng xử có văn hố, phi bạo lực cho học sinh. Nội dung QL GDPCBLHĐ bao gồm: Kế hoạch hoá HĐGDPCBLHĐ; tổ chức, chỉ đạo các lực lượng tham gia và kiểm tra, đánh giá HĐGDPCBLHĐ. Đồng thời phải tận dụng các yếu tố tích cực, hạn chế sự tác động tiêu cực của các yếu tố liên quan. Hiểu rõ cơ sở lý luận về BLHĐ, GDPCBLHĐ và QL GDPCBLHĐ để có cái nhìn đúng đắn, từ đó định hướng giáo dục đầy đủ và có hiệu quả, là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục và quản lý giáo dục.

Kết quả nghiên cứu lý luận ở Chương 1 là cơ sở định hướng để tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý HĐGDPCBLHĐ cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ở Chương 2 và đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDPCBLHĐ cho HS ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ở Chương 3.

38

Chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)