Khách thể khảo sát thực trạng là học sinh và cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 79)

Thành phần Tổng số Giới tính Thuộc khối lớp

Nam Nữ 6 7 8 9

Học sinh 32 16 16 8 8 8 8

Cha mẹ học sinh 100 40 60 25 25 25 25

2.2.4. Công cụ khảo sát

- Khảo sát thông qua bảng hỏi với các câu hỏi thuộc về nội dung HĐGDPCBLHĐ và QL HĐGDPCBLHĐ (Xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2).

- Phỏng vấn học sinh một số nội dung phù hợp với nhận thức của các em về HĐPCBLHĐ ở trường THCS (Xem Phụ lục 3).

- Quan sát các hoạt động bằng việc tham dự các buổi tổ chức giáo dục HĐGDPCBLHĐ cho HS ở các trường THCS.

43

CBQL, GVCN, của nhà trường (báo cáo đánh giá sơ kết, tổng kết; tài liệu giáo dục, kết quả đánh giá các hoạt động…).

2.2.5. Phương pháp thu thập, xử lý và sử dụng kết quả khảo sát

a) Đối với bảng hỏi

Bảng hỏi tại Phụ lục 1 được khảo sát với 166 khách thể là CBQL, GV và tại Phụ lục 2 với khách thể là 100 cha mẹ học sinh lựa chọn ở 7 trường THCS được chọn khảo sát (thành phần khách thể xem Bảng 2.3 và Bảng 2.4). Thang điểm đánh giá, cách thu thập và xử lý phiếu hỏi như sau:

- Thang đánh giá các câu hỏi: Sử dụng thang điểm 4 mức độ, mỗi câu hỏi được đánh giá với 4 mức độ khác nhau: 4 điểm – rất quan trọng/tốt/thừa/ảnh hưởng mạnh/rất cần thiết/rất thường xuyên; 3 điểm – quan trọng/khá/ảnh hưởng/cần thiết/thường xuyên; 2 điểm – ít quan trọng/trung bình/ít ảnh hưởng/ít cần thiết/ít thường xuyên; 1 điểm – không quan trọng/yếu/không ảnh hưởng/không cần thiết/không thường xuyên.

- Sau khi phát bảng hỏi cho đối tượng được khảo sát thông qua hệ thống các trường THCS và thu lại phiếu này, xử lí các số liệu khảo sát nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Excel. Điểm trung bình của các nội dung khảo sát được chia ra các mức độ:

+ 1 điểm -1,75 điểm: Không quan trọng / yếu / không ảnh hưởng/ không cần thiết/không thường xuyên;

+ 1,76 điểm -2,50 điểm: Ít quan trọng / trung bình / ít ảnh hưởng/ ít cần thiết/ ít thường xuyên;

+ 2,51 điểm - 3,25 điểm: Quan trọng/khá/ảnh hưởng/cần thiết/thường xuyên; + 3,26 điểm - 4 điểm: Rất quan trọng/tốt/rất ảnh hưởng/rất cần thiết/rất thường xuyên.

b) Đối với câu hỏi phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn (câu hỏi tại Phụ lục 3) đối với 32 học sinh được mã hoá thành HS1, HS2… và được sử dụng để minh hoạ cho các nhận định, đánh giá về thực trạng có liên quan đến nội dung phỏng vấn.

44

c) Sử dụng kết quả

Toàn bộ số liệu thu thập và kết quả xử lý từ bảng hỏi, từ các câu trả lời của 166 CBQL và GV, 100 CMHS và 32 HS được sử dụng để minh chứng cho các nhận định, đánh giá về thực trạng HĐGDPCBLHĐ và QL HĐGDPCBLHĐ ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn như trình bày trong các mục 2.3, 2.4 và 2.5 dưới đây.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của giáo dục học đường giáo dục học đường

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của giáo dục học đường

Bảng 2.5 cho thấy đa số CBQL và GV các trường THCS thành phố Quy Nhơn có nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của giáo dục học đường, điểm trung bình chung của các yếu tố là 3,32. Hầu hết, CBQL và GV được khảo sát nhận thức đúng đắn rằng GDPCBLHĐ giữ vị trí là một HĐ GD có nội dung đặc thù, là một bộ phận hữu cơ trong các HĐ GD và dạy học của trường THCS(nội dung này đạt ĐTB là 3,46).

Kết quả nêu trên chứng tỏ việc GDPCBLHĐ trong các nhà trường THCS

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về bạo lực học đường

Mức độ đánh giá

ĐTB XH

GD PCBLHĐ giữ vị trí là một HĐ giáo dục có nội dung đặc thù, là một bộ phận hữu cơ trong các HĐ GD và dạy học của trường THCS

3,46 1

Giáo dục PCBLHĐ là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ 3,41 2 GDPCBLHĐ nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới GD phổ

thông 3,25 3

Giáo dục PCBLHĐ cho HS ở các trường phổ thông là xu

thế chung của nhiều nước trên thế giới 3,15 4

45

được khác thể đánh giá là rất quan trọng. Đây là một thuận lợi đối với hiệu trưởng các trường THCS trong việc tạo ra sự đồng thuận về nhận thức, từ đó tạo tiền đề cho thực hiện thành cơng các HĐGDPCBLHĐ.

2.3.2. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu của giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở đường ở các trường trung học cơ sở

Kết quả khảo sát ghi nhận ở Bảng 2.6 cho thấy hầu hết đội ngũ CBQL, GV và cha mẹ học sinh đều đánh giá việc thực hiện mục tiêu GDPCBLHĐ cho HS ở các trường THCS đạt ở mức độ “Tốt” với điểm trung bình các yếu tố là 3,38. Trong đó, mục tiêu “GDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS nhằm trang bị cho HS những kiến thức đúng về BLHĐ” được cho là đã thực hiện ở mức độ tốt nhất (3,46 điểm, xếp hạng 1). Còn mục tiêu “GDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS nhằm rèn luyện những hành vi ứng xử đúng đắn cho học sinh” được đánh giá thực hiện đạt mức độ “Khá” (3,25 điểm, xếp hạng 3).

Bảng 2.6. Thực trạng về thực hiện mục tiêu giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; XH: Xếp hạng

Điều đó cho thấy HĐGDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS chú trọng nhiều đến việc trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp; hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.

Tuy nhiên, mục tiêu GDPCBLHĐ nhằm giúp HS rèn luyện những hành vi ứng xử đúng đắn của mình cịn chưa đạt được ở mức độ cao. Đây là tiền đề để xác định đầy đủ và đúng đắn mục tiêu GDPCBLHĐ và tiếp tục có những biện pháp để

Mục tiêu của hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở trường trung học cơ sở

Mức độ đánh giá

ĐTB XH

Giúp học sinh có nhận thức đúng về BLHĐ 3,46 1

Giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước BLHĐ 3,41 2

Rèn luyện những hành vi ứng xử đúng đắn cho học sinh 3,25 3

46

HĐGDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS đạt được đầy đủ các mục tiêu đã đề ra. Nhận định trên đây cũng phù hợp với kết quả phỏng vấn của HS: Có đến 75% HS cho rằng mục tiêu giáo dục nhận thức là quan trọng nhất, 25% HS cho rằng giáo dục thái độ là mục tiêu cần ưu tiên.

2.3.3. Thực trạng về nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở sinh ở các trường trung học cơ sở

Bảng 2.7. Đánh giá về tần suất thực hiện các nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường

Nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS

Mức độ thường xuyên

CBQL,GV CMHS

ĐTB XH ĐTB XH

Giáo dục nâng cao nhận thức

1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các em về

BLHĐ, về hành vi BLHĐ 3,50 1 3,38 1

2. Trang bị cho các em hiểu biết các chủ trương, phương pháp phòng chống mọi tệ nạn xã hội nói chung, nạn BLHĐ nói riêng.

3,44 2 3,25 2

Giáo dục hình thành thái độ

3. GD để HS có thái độ và ứng xử phù hợp khi gặp

các vụ BLHĐ 3,40 4 3,16 4

4. Các em phải biết cách phản ứng, chống lại những hành vi của BLHĐ và biết khuyến khích, ủng hộ cái tốt, cái chuẩn mực

3,42 3 3,24 3

Rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh

5. GD kĩ năng nhận diện biểu hiện BLHĐ của HS 3,12 5 3,14 5 6. GD hành vi giao tiếp và xử lí các mối quan hệ của

học sinh đồng thời có kĩ năng xử lí, cách giải quyết phù hợp khi gặp các hành vi BLHĐ trong nhà trường cũng như trong cuộc sống.

47

Bảng 2.7 cho thấy nội dung GDPCBLHĐ của các nhà trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được thực hiện tương đối thường xuyên, ở những mức độ khác nhau, chia ra làm 3 nhóm:

- Nhóm các nội dung giáo dục nâng cao nhận thức về BLHĐ, gồm " Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các em về BLHĐ, về hành vi BLHĐ " và " Trang bị cho các em hiểu biết các chủ trương, phương pháp phòng chống mọi tệ nạn xã hội nói chung, nạn BLHĐ nói riêng ".

- Nhóm các nội dung GD hình thành thái độ, gồm " GD để HS có thái độ và ứng xử phù hợp khi gặp các vụ BLHĐ ", " Các em phải biết cách phản ứng, chống lại những hành vi của BLHĐ và biết khuyến khích, ủng hộ cái tốt, cái chuẩn mực ".

- Nhóm các nội dung rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh, gồm: “GD kĩ năng nhận diện các biểu hiện BLHĐ của học sinh” và “GD hành vi giao tiếp và xử lí các mối quan hệ của học sinh đồng thời có kĩ năng xử lí, cách giải quyết phù hợp khi gặp các hành vi BLHĐ trong nhà trường cũng như trong cuộc sống”.

Kết quả khảo sát thực trạng qua thăm dị thơng tin từ cả hai phía: Phía giáo dục (CBQL, GV) và phía phối hợp giáo dục (CMHS) ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn cho kết quả khá tương đồng, cụ thể là:

- Thực trạng nhóm các nội dung giáo dục nâng cao nhận thức: Cả 2 thành phần đều xếp hạng 1 và 2, trong đó CBQL và GV đánh giá tốt hơn. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các em về BLHĐ, về hành vi BLHĐ (CBQL, GV đánh giá ĐTB 3,5; CMHS đánh giá ĐTB 3,38 và đều xếp hạng 1); Trang bị cho các em hiểu biết các chủ trương, phương pháp phòng chống mọi tệ nạn xã hội nói chung, nạn BLHĐ nói riêng (lần lượt là 3,44 và 3,25 đều xếp hạng 2).

- Nội dung GD hình thành thái độ cho HS có kết quả thực hiện tốt kế tiếp: Các em phải biết cách phản ứng, chống lại những hành vi của BLHĐ và biết khuyến khích, ủng hộ cái tốt, cái chuẩn mực (ĐTB 3,42 và 3,24 đều xếp hạng 3); GD để HS có thái độ và ứng xử phù hợp khi gặp các vụ BLHĐ(ĐTB 3,4 và 3,16 đều XH 4).

- Việc rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho HS kết quả chưa thật tốt như các nhóm nội dung trên cũng là hợp lý. Đây là nội dung khó làm, cần phải có thời

48

gian và PP tốt thì mới đạt hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả đánh giá là khả quan: GD kĩ năng nhận diện các biểu hiện BLHĐ của HS (ĐTB 3,12 và 3,14 ở mức khá, xếp hạng 5) và GD hành vi giao tiếp và xử lí các mối quan hệ của HS đồng thời có kĩ năng xử lí, cách giải quyết phù hợp khi gặp các hành vi BLHĐ trong nhà trường cũng như trong cuộc sống (ĐTB 3,05 và 3,1 ở mức khá, hạng 6).

Bảng 2.8. Đánh giá về mức độ hiệu quả các nội dung giáo dục phòng chống bạo lực học đường

Kết quả khảo sát Bảng 2.8 cho thấy hiệu quả của các nội dung GDPCBLHĐ được đánh giá ở mức “Tốt”. Trong đó, nhóm nội dung “Rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh” được sử dụng không nhiều nhưng hiệu quả lại cao (ĐTB chung của nhóm này là 3,40 – xếp hạng 1). Tiếp đến, nhóm nội dung “Giáo dục hình thành thái độ” cho HS cũng được đánh giá cao (ĐTB chung của nhóm này là

Nội dung giáo dục phịng chống bạo lực học đường ở trường THCS

Mức độ hiệu quả

ĐTB XH

Giáo dục nâng cao nhận thức 3,32 III

1. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các em về BLHĐ,

về hành vi BLHĐ 3,30 6

2. Trang bị cho các em hiểu biết các chủ trương, PP phòng

chống mọi tệ nạn xã hội nói chung, nạn BLHĐ nói riêng. 3,34 4

Giáo dục hình thành thái độ 3,36 II

3. GD để HS có thái độ và ứng xử phù hợp khi gặp các vụ

BLHĐ 3,40 5

4. Các em biết cách phản ứng, chống lại những hành vi của

BLHĐ, biết khuyến khích, ủng hộ cái tốt, cái chuẩn mực 3,32 3

Rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh 3,40 I

5. GD kĩ năng nhận diện các biểu hiện BLHĐ của học sinh 3,35 3 6. GD hành vi giao tiếp và xử lí các mối quan hệ của HS đồng

thời có kĩ năng xử lí, cách giải quyết phù hợp khi gặp các hành vi BLHĐ trong nhà trường cũng như trong cuộc sống.

49

3,36 – xếp hạng 2). Trong khi đó, nhóm nội dung “Giáo dục nâng cao nhận thức” cho HS về PCBLHĐ được sử dụng thường xuyên, mặc dù ĐTB cũng khá cao nhưng xếp hạng 3. Vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành thường xuyên hơn nhóm nội dung “Rèn luyện kỹ năng, hành vi ứng xử cho học sinh” nhằm nâng cao hiệu quả GDPCBLHĐ cho HS trong các trường THCS.

Kết quả phỏng vấn sâu: Nhiều học sinh liệt kê đầy đủ các nội dung GDPCBLHĐ được tham gia (56 % nêu đủ các nhóm nội dung về nhận thức, thái độ và hành vi; 34% nêu được các nội dung cơ bản, nhưng chưa biết cách phân loại); có khoản 10% còn lúng túng trong việc nêu ra các nội dung GDPCBLHĐ mà trường THCS đã cung cấp cho mình (Ví dụ: HS 10 cho rằng chỉ cần nghe thầy cô giáo giảng bài và học tập xung quanh là đủ; HS 14 cho rằng nội dung giáo dục đạo đức và giáo dục bạo lực học đường là một; HS 19 thì lẫn lộn trong phân biệt nội dung giáo dục về nhận thức thái độ và hành vi…).

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở đường cho học sinh ở các trường trung học cơ sở

Bảng 2.9. Đánh giá tần suất thực hiện phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở TT Phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực

học đường

Mức độ đánh giá

ĐTB XH

1 Phương pháp giảng giải 3,33 5

2 Phương pháp đàm thoại 3,58 1

3 Phương pháp kể chuyện 3,26 6

4 Phương pháp rèn thói quen 3,17 7

5 Phương pháp nêu gương 3,45 2

6 Phương pháp khen thưởng, động viên thi đua 3,41 3

7 Phương pháp trách phạt 3,38 4

Bảng kết quả khảo sát 2.9 cho thấy, ở các trường THCS thành phố Quy Nhơn, dưới sự chỉ đạo của CBQL nhà trường, GV đã thực hiện GDPCBLHĐ cho HS khá thường xuyên bằng nhiều phương pháp khác nhau. Từ những phương pháp

50

truyền thống như giảng giải (ĐTB 3,33 xếp hạng 5/7), đàm thoại (ĐTB 3,58 xếp hạng 1/7) đến những phương pháp thể hiện ít nhiều sự tìm tịi, đổi mới, sinh động hoá hoạt động giáo dục được đánh giá tốt: Phương pháp nêu gương (ĐTB 3,45 xếp hạng 2); Phương pháp khen thưởng, động viên thi đua (ĐTB 3,41 xếp hạng 4).

Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy việc sử dụng các phương pháp giáo dục này chưa có sự đồng đều. Các phương pháp như rèn thói quen, kể chuyện để GDPCBLHĐ cho HS hay nêu gương cho HS thấy rõ về các hành vi BLHĐ cịn ít được thực hiện và kết quả đánh giá thấp hơn (Phương pháp kể chuyện có ĐTB 3,26 xếp hạng 6; Phương pháp rèn thói quen có ĐTB 3,17 xếp hạng 7/7).

Bảng 2.10. Đánh giá hiệu quả các phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở TT Phương pháp giáo dục phòng chống bạo lực

học đường

Mức độ hiệu quả

ĐTB XH

1 Phương pháp giảng giải 3,43 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)