Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.1.1. Môi trường cộng đồng, xã hội

Yếu tố môi trường cộng đồng, xã hội có một vai trị rất lớn trong sự xuất hiện của các hành vi BLHĐ và là nguyên nhân dẫn tới HS bị bạo lực trong trường học. Cụ thể là các yếu tố gia đình và cộng đồng, xã hội.

Về gia đình: Sự thiếu trách nhiệm từ cha mẹ, phương thức GD hà khắc của gia

đình; bầu khơng khí tâm lí gia đình khơng thuận lợi (quan hệ cha mẹ không êm ấm, bầu không khí tâm lí khơng vui vẻ, ấm cúng, cha mẹ thiếu sự quan tâm, quản lí con

35

chặt chẽ) gây ảnh hưởng xấu đến tâm lí, tình cảm của trẻ dẫn đến những hành vi lệch chuẩn [11]; sự bất lực trong việc giải quyết các tình huống xảy ra trong quá trình học tập ở nhà trường, thiếu sự đồng cảm từ các thầy cô, bạn bè; ảnh hưởng của phim ảnh trên Internet, mạng xã hội, những bức xúc từ môi trường sống.

Về cộng đồng: Thái độ thờ ơ, vô cảm ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại và đang trở thành vấn đề khiến nhiều người quan tâm, trăn trở. Đây chính là ngun nhân khiến tình trạng BLHĐ ngày càng gia tăng [12]. Thực tế cho thấy, những HS đã từng bị bạo lực có nhiều nguy cơ dẫn đến tâm lí bạo lực HS khác. Do đó, việc GDPCBLHĐ cho HS là tạo dựng một môi trường GD trong lành, xây dựng nếp sống văn hóa học đường, văn hóa trong đời sống xã hội.

1.5.1.2. Sự quan tâm, chỉ đạo của cơ quan quản lý các cấp

Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, các cấp các ngành liên quan có rất nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành. Sự chỉ đạo của cấp trên có tác động trực tiếp, toàn diện đến cả nội dung quản lý, điều kiện quản lý ở trường THCS.

Quản lý HĐGDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS đòi hỏi phải thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của nhiều cấp quản lí. Vì vậy, sự chỉ đạo của cấp trên có vai trị quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến HĐGDPCBLHĐ cho HS ở trường THCS. Nếu các văn bản chỉ đạo được ban hành đầy đủ, đảm bảo tính thời sự, sát với thực tiễn tại đơn vị thì nhà trường sẽ có đủ cơ sở để triển khai HĐGDPCBLHĐ cho HS được đầy đủ, đúng theo yêu cầu đặt ra.

1.5.1.3. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường

Nhà trường, gia đình và xã hội là 3 mơi trường GD chủ yếu, gắn kết với nhau. GDPCBLHĐ được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong GDPCBLHĐ cho HS là rất quan trọng. GDPCBLHĐ không thể thực hiện trong “một sớm một chiều” mà là một quá trình: Nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Gia đình là yếu tố tác động trực tiếp, liên tục, thường xuyên tới việc GDPCBLHĐ. Ngoài ra, dân cư nơi HS cư trú, các yếu tố về kinh tế, văn hóa địa phương... ảnh hưởng đến việc GDPCBLHĐ cho

36

HS. Chính vì lẽ đó, sự kết hợp nhà trường, gia đình và xã hội tất yếu sẽ là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của quản lý hoạt động PCBLHĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)