Kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện thạch thất (Trang 82 - 95)

- Bảng tra cứu.

e) Văn hoá, thể dục, thể thao

2.3.4.1. Kết quả hoạt động

* Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận lần đầu

Trong những năm qua công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thạch Thất luôn đƣợc coi là nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành chỉ tiêu hàng năm đƣợc UBND thành phố giao. Tuy nhiên, để đạt đƣợc những kết quả đó, hàng năm huyện đều giao nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận đối với từng xã và Văn phòng Đăng ký, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng. Đồng thời, chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trƣờng hàng tháng giao ban với cán bộ địa chính các xã, thị trấn nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc, đánh giá kết quả thực hiện, nguyên nhân tồn tại để đƣa ra những biện pháp khắc phục; đồng thời, tại các phiên họp giao ban hàng tháng, UBND huyện nghe Trƣởng phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai báo cáo tình hình thực hiện và cho ý kiến chỉ đạo. Giai đoạn từ năm 2009 - tháng 6/2015, toàn huyện Thạch Thất cấp đƣợc 10.057 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở với tổng diện tích cấp là 7.569 ha đạt 88,6 %

số thửa đất trên bản đồ địa chính năm 1995-1997, chất lƣợng hồ sơ đạt 87,5% so với tổng số hồ sơ kê khai, đƣợc tiếp nhận tại cơ quan có thẩm quyền.

Bảng 2.10. Tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Thạch Thất.

Năm Tổng hồ sơ kê khai xin cấp

GCN Tổng số GCN đã cấp % đạt đƣợc so với tổng số cần cấp 2009 960 837 87,2 2010 787 678 86,1 2011 1368 1052 76,9 2012 2328 2053 88,2 2013 2558 2385 93,2 2014 1543 1325 85,8 T6/2015 513 466 90,8 Cộng 10.057 8.796 87,5

Nguồn: Số liệu điều tra, thu thập tại Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Thạch Thất

Qua thu thập thông tin, số liệu tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Thạch Thất cho thấy, hồ sơ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện, hiện nay chủ yếu có các dạng sau:

- Ngƣời sử dụng đất khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, sử dụng đất ổn định trƣớc ngày 15/10/1993, đƣợc Ủy ban nhân dân xã xác nhận là phù hợp quy hoạch, không tranh chấp.

- Những trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà khơng có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013, Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, nhƣng đất đã đƣợc sử dụng trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trƣớc ngày 01 tháng 7 năm 2004.

- Các trƣờng hợp đƣợc thôn, xã, hợp tác xã nông nghiệp, tổ chức khác, cụm trƣởng cụm dân cƣ giao đất không đúng thẩm quyền, đất lấn, chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ trƣớc ngày 01/7/2014.

- Các trƣờng hợp mua bán chuyển nhƣợng mà ngƣời sử dụng đất khơng có giấy tờ nhƣng đã ở ổn định từ năm 1993 đến trƣớc ngày 01/7/2004: Đơn mua bán

nhà đất viết tay; Giấy ủy quyền; Giấy chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất viết tay ... có xác nhận hoặc khơng có xác nhận của chính quyền địa phƣơng, cơ quan công chứng.

- Trƣờng hợp ngƣời sử dụng đất thực hiện đăng ký biến động trong sử dụng đất nhƣ: thừa kế, chuyển nhƣợng, tặng cho....

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2009 - tháng 6/2015 cho thấy, mặc dù số lƣợng giấy chứng nhận cơ bản năm sau có chiều hƣớng cao hơn năm trƣớc, nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu của ngƣời dân. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, từ năm 2009 đến tháng 6/2015 huyện Thạch Thất còn tồn 1.261 thửa đất đã lập hồ sơ đăng ký nhƣng chƣa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận do chƣa hồn thiện đủ hồ sơ theo qui định, trong đó: Đất giao khơng đúng thẩm quyền 754 thửa; đất có nguồn gốc lấn chiếm 409 thửa; đất có tranh chấp, khiếu kiện 28 thửa; các trƣờng hợp tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nhƣng chƣa có giấy tờ chứng minh thời điểm sử dụng đất 15 thửa, các nguyên nhân khác 55 thửa .

Tính đến ngày 30/9/2015, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội huyện Thạch Thất chƣa cấp giấy xác nhận đăng ký đất đai cho thửa đất nào, huyện Thạch Thất dự kiến thực hiện cơ bản xong trƣớc ngày 01/7/2017 theo Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 11/10/2016 của UBND thành phố Hà Nội V/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 01/9/2016 của Thành ủy Hà Nội về tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.

Đối với những trƣờng hợp khó khăn, vƣớng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận, sau khi lấy ý kiến của các ngành chức năng, UBND xã, thị trấn, UBND huyện Thạch Thất, phịng Tài ngun và Mơi trƣờng đã ban hành nhiều văn bản, Kế hoạch triển khai, văn bản Hƣớng dẫn thực hiện nhƣ: Kế hoạch số 43 V/v xử lý các tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện, Hƣớng dẫn số 76/HD-TNMT, ngày 05/11/2012 của phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 28/6/2012 về xử lý các tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên

địa bàn huyện Thạch Thất, TP Hà Nội.

* Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong cơng tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện:

- huyện Thạch Thất là huyện có diện tích tự nhiên lớn, với 23 đơn vị hành chính cấp xã, hiện đang sử dụng bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính khơng chính quy đƣợc lập năm 1995-1997, chƣa có hệ thống bản đồ địa chính chính quy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cịn hạn chế, do vậy rất khó khăn trong việc thống kê các thửa đất chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.

- Một số hộ dân chƣa có nhu cầu cấp giấy chứng nhận do quan niệm đất ông cha để lại, không ai vào xâm chiếm, sử dụng đƣợc, vì vậy chƣa cần cấp giấy chứng nhận, nên khơng cộng tác tích cực với chính quyền địa phƣơng trong việc cấp giấy chứng nhận cho các thửa, diện tích cịn lại do cơi nới, lấn, chiếm thêm. Mặt khác, trình độ dân trí mặt bằng chung trong huyện chƣa cao, ngƣời dân có tâm lý khơng muốn tìm hiểu hoặc ngại tìm hiểu các quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, vì vậy họ chƣa thực sự quan tâm tới việc đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.

- Kinh phí dành cho cơng tác quản lý đất đai cịn hạn chế, việc điều tiết nguồn thu từ tiền sử dụng đất trích lại phục vụ cơng tác kê khai, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận còn hạn hẹp, trong khi ngân sách nhà nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của địa phƣơng.

- Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính cũng là một khó khăn trong công tác cấp giấy chứng nhận. Nhiều thửa đất đã đƣợc cấp giấy chứng nhận, xác định nghĩa vụ tài chính, nhƣng do số tiền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ phải nộp cịn cao so với mức thu nhập bình quân của ngƣời dân, nên tình trạng nợ tiền sử dụng đất, nợ lệ phí trƣớc bạ nhiều.

- Các qui định của một số văn bản pháp luật đƣợc ban hành không đồng bộ nhƣ trƣờng hợp các hộ có nhu cầu cấp giấy chứng nhận có nguồn gốc đất giao khơng đúng thẩm quyền, chƣa có cơng trình xây dựng trên đất thì khơng đƣợc xem xét cơng nhận quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận, nhƣng khi xây dựng cơng trình thì bị xử lý vi phạm do đất chƣa có giấy chứng nhận.

- Qui định pháp luật, chế độ chính sách ln thay đổi và cịn nhiều bất cập, hồ sơ lƣu trữ qua các thời kỳ không đầy đủ, việc giải quyết tồn tại trong quản lý, sử dụng đất đai chƣa đƣợc thực hiện tròn vẹn từ trƣớc đến nay, lại liên quan đến trách nhiệm của nhiều ngành chức năng, nhƣng công tác phối hợp của các ngành nhƣ cơ quan thuế, cơ quan tài ngun và mơi trƣờng, cơ quan tài chính, Uỷ ban nhân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện chƣa chặt chẽ cũng gây thêm khó khăn cho huyện trong công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

- Trình độ chun mơn của lực lƣợng trực tiếp làm công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại cơ sở nhƣ cán bộ địa chính xã, thị trấn cịn hạn chế, trên 60% cơng chức địa chính cấp xã chƣa đƣợc đào tạo chính qui, chủ yếu trình độ sơ cấp, trung cấp địa chính, quản lý đất đai.

- Thực hiện chủ trƣơng chung của thành phố Hà Nội về luân chuyển cơng chức địa chính, kế tốn ngân sách cấp xã để hạn chế tiêu cực trong công tác quản lý đất đai, tài chính tại cơ sở, UBND huyện Thạch Thất đã ln chuyển cơng chức địa chính 23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc luân chuyển cơng chức địa chính xã đến các xã mới có những hạn chế, khó khăn nhất định trong cơng tác xử lý tồn tại đất đai nhƣ: việc tra cứu hồ sơ lƣu trữ về đất đai gặp nhiều khó khăn (do hồ sơ, tài liệu về cơng tác quản lý đất đai tại cấp xã thƣờng đƣợc UBND xã giao lƣu tại bộ phận địa chính xây dựng xã, cơng chức địa chính kiêm nhiệm việc lƣu trữ, bảo quản hồ sơ, khơng có văn thƣ lƣu trữ riêng cho bộ phận địa chính-xây dựng xã nên việc lƣu trữ hồ sơ chƣa khoa học, công tác tra cứu hồ sơ phục vụ việc xử lý tồn tại, cấp giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian tìm hồ sơ. Việc nắm bắt địa bàn, xác định nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất tại các khu vực đất đƣợc giao không đúng thẩm quyền, lấn chiếm mà UBND xã, cơ quan có thẩm quyền khơng có hồ sơ lƣu trữ khơng bằng các cơng chức địa chính đã làm việc lâu năm tại cơ sở nay đã luân chuyển sang xã khác.

* Công tác đăng ký biến động đất đai:

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nƣớc, kinh tế - xã hội huyện Thạch Thất cũng có những bƣớc chuyển biến nhanh theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; theo đó đất đai ngày càng có giá và biến

động nhiều, vì vậy ngƣời dân cũng tích cực hơn trong việc thực các quyền của ngƣời sử dụng đất. Địi hỏi cơng tác cập nhật đăng ký biến động đất đai phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục để đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất. Kết quả đăng ký biến động tại cơ quan Nhà nƣớc từ năm 2009 đến tháng 6/2015 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11. Kết quả đăng ký biến động đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thất (giai đoạn từ 2009 tính đến tháng 6/2015).

Loại hình đăng ký biến động đất đai Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 6/2015 Chuyển nhƣợng 921 933 921 928 1.057 850 347 Tặng cho, thừa kế 222 751 772 836 932 816 385 Chuyển đổi 4 7 6 9 5 4 0 Chuyển mục đích sử dụng đất 169 175 186 199 218 187 93 Thế chấp 1.415 1.436 1.056 1.155 1.599 1432 746 Tăng, giảm diện tích 756 952 988 1.021 1.033 865 316 Tổng 3.487 4.254 3.929 4.148 4.844 4.154 1.887

Nguồn: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Thạch Thất

Qua bảng trên ta thấy những loại hình đăng ký biến động nhiều là chuyển nhƣợng; tặng cho, thừa kế; thế chấp bằng quyền sử dụng đất và đăng ký tăng, giảm diện tích. Kết quả cụ thể nhƣ sau:

- Chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất: Tình hình chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện có xu hƣớng đi vào ổn định trong những năm 2009 - tháng 6/2015.

- Tình hình tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất: Phần lớn các trƣờng hợp tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất là tặng cho đất ở để các hộ gia đình tự giãn, khi con cái ra ở riêng, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp khi con gái đi lấy chồng, gia đình có ngƣời đi làm ăn xa để lại đất nơng nghiệp cho các thành viên trong gia đình hoặc bố mẹ chết đi để thừa kế lại cho con cái quyền sử dụng đất của mình.

- Chuyển đổi quyền sử dụng đất: Chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số các trƣờng hợp biến động về đất đai trên địa bàn huyện.

- Chuyển mục đích sử dụng đất: Loại hình biến động này chiếm tỷ lệ không lớn; chủ yếu là do nhu cầu mở rộng đất ở từ đất vƣờn liền kề đất ở hoặc đất vƣờn, ao đã lấp xen kẹt trong khu dân cƣ chuyển sang đất ở.

- Việc thực hiện thế chấp bằng quyền sử dụng đất thực sự đã phát huy đƣợc vốn đầu tƣ đất đai, góp phần đáng kể vào q trình phát triển sản xuất, kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng nông thôn mới nên ngƣời sử dụng đất sử dụng quyền này ngày càng nhiều hơn và có xu hƣớng tăng. Kết quả điều tra cho thấy tính đến hết 30/6/2015 trên địa bàn huyện đã có 746 trƣờng hợp thế chấp bằng quyền sử dụng đất có đăng ký giao dịch đảm bảo tại văn phòng đăng ký, khơng kể các trƣờng hợp thế chấp có giá trị vay nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu đồng không phải đăng ký giao dịch đảm bảo.

Song song với việc thực hiện các thủ tục đăng ký biến động là công tác chỉnh lý biến động đất đai. Tuy nhiên, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn huyện chƣa đƣợc đồng bộ và đầy đủ ở 3 cấp: tỉnh, huyện, xã. Việc cập nhật biến động trên hồ sơ địa chính đã thực hiện nhƣng chƣa thƣờng xuyên đặc biệt là các biến động do thu hồi đất để chuyển mục đích sử dụng từ đất nơng nghiệp sang đất cơng trình cơng cộng hoặc giao thơng, cơng nghiệp.

* Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên:

Trình độ chun mơn, nghiệp vụ chỉnh lý biến động trên bản đồ của cán bộ địa chính cấp xã, cán bộ chun mơn văn phòng đăng ký còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Mặt khác, do khối lƣợng công việc nhiều, nên cán bộ địa chính cịn phải kiêm nhiệm nhiều cơng tác khác nhƣ: giải phóng mặt bằng, xây dựng (đối với cán bộ địa chính xã).

Hệ thống văn bản pháp lý, quy định quy phạm thành lập, cập nhật bản đồ địa chính thay đổi nhiều lần, quy trình, cập nhật chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính phức tạp, địi hỏi kỹ thuật cao, sai số cho phép nhỏ.

2.3.4.2. Thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại huyện Thạch Thất theo cơ chế Văn phòng đăng ký đất đai "một cấp". huyện Thạch Thất theo cơ chế Văn phòng đăng ký đất đai "một cấp".

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – huyện Thạch Thất đƣợc thành lập, chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 17/4/2015 và chịu sự quản lý trực tiếp, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, đồng thời phải thực hiện các nhiệm vụ chun mơn cũng nhƣ nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện Thạch Thất dƣới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện Thạch Thất (chi bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – huyện Thạch Thất là tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Huyện uỷ huyện Thạch Thất).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện thạch thất (Trang 82 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)