- Bảng tra cứu.
e) Văn hoá, thể dục, thể thao
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội” và những vấn đề lý luận tác giả mong muốn đóng góp một phần
nhỏ vào vấn đề này. Thông qua việc vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, có thể đi đến một số kết luận chung nhƣ sau:
Một là, công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, có vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý nhà nƣớc về đất đai nói chung và cơng tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai nói riêng. Trong hệ thống quản lý đất đai hiện đại, chỉ có duy nhất một điểm tiếp xúc với cơng dân đó là cơ quan đăng ký đất đai. Xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu đăng ký đất đai và sử dụng, tra cứu hệ thống hồ sơ địa chính, đƣợc hình thành trong q trình đăng ký đất đai phục vụ cho các mục tiêu nhà nƣớc ngày càng cao và có nhiều thay đổi đòi hỏi hồ sơ địa chính phải ln đƣợc cập nhật, hoàn thiện, muốn vậy công tác đăng ký đất đai cần phải đƣợc quan tâm, chú trọng để theo kịp với sự thay đổi, biến động đất đai nhằm đáp ứng sự mong đợi, yêu cầu của công dân, tổ chức.
Hai là, thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại huyện Thạch Thất trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể nhƣ toàn huyện đã cấp đƣợc 10.057 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở với tổng diện tích cấp là 7.569 ha đạt 88,6 % số thửa đất trên bản đồ địa chính năm 1995-1997, chất lƣợng hồ sơ đạt 87,5% so với tổng số hồ sơ kê khai, đƣợc tiếp nhận tại cơ quan có thẩm quyền, cơng tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đã đi vào nền nếp, tuy nhiên q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hố diễn ra ngày càng mạnh, các chính sách đất đai thay đổi, tình trạng vi phạm pháp luật đất đai trong những năm qua còn xảy ra nhiều. Việc đăng ký đất đai cập nhật, chỉnh lý các biến động về đất đai vào hồ sơ địa chính khơng theo kịp với thực tế, tỷ lệ các biến động về đất đai đƣợc cập nhật, chỉnh lý trong hồ sơ địa chính chƣa đồng bộ, khơng phản ánh chính xác đƣợc thực tế sử dụng đất.
Ba là, từ những nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong cơng tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện nêu tại mục 2.4.3.2, đề tài đƣa ra một số giải pháp chủ yếu về pháp luật, pháp chế, chính sách giải pháp về tăng cƣờng cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cán bộ công chức, viên chức thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận; giải pháp về tài chính và một số giải pháp khác phù hợp với địa bàn nghiên cứu.
Bốn là cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án hồn thiện hồ sơ địa chính tổng thể trên địa bàn huyện Thạch Thất theo hƣớng điện tử hóa phù hợp với yêu cầu quản lý đất đai hiện đại là cần thiết, là điều kiện cần để triển khai việc thực hiện đăng ký đất đai điện tử trong những năm tiếp theo.
2. Kiến nghị
Trong khuôn khổ Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, tác giả đã rất cố gắng để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Từ các kết luận nêu trên, tác giả kiến nghị một số nội dung sau:
2.1. Đối với UBND thành phố Hà Nội
+ Thực hiện rà sốt, tổng hợp các khó khăn, vƣớng mắc trong công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, để tập trung tháo gỡ, sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tế của Thành phố; đề xuất Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ƣơng chỉ đạo, hƣớng dẫn xử lý triệt để đối với các trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền;
+ Chỉ đạo rà sốt, kiểm tra các dự án đầu tƣ (khơng thuộc trường hợp thu hồi
đất quy định tại Điều 61, 62 Luật Đất đai năm 2013) đã có quyết định thu hồi đất
nhƣng quá 3 năm chƣa thực hiện giải phóng mặt bằng, các diện tích đất, thửa đất vƣớng mắc về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chồng, lấn quy hoạch trên địa bàn Thành phố để có phƣơng án xử lý, điều chỉnh kịp thời làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;
+ Tập trung thực hiện dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đã đƣợc UBND Thành phố phê duyệt. Trƣớc mắt tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai tập trung, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
2.2. Đối với UBND huyện Thạch Thất
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất theo quy định.
+ Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, quy rõ trách nhiệm đối với các phòng, ban chuyên môn, các xã, thị trấn trong việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.
+ Kiến nghị, chủ động liên hệ, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để sớm giải quyết dứt điểm việc chồng lấn địa giới hành chính giữa xã Thạch Hồ và các xã Tiến Xuân, Yên Bình để thực hiện tốt cơng tác quản lý nhà nƣớc nói chung và cơng tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận nói riêng.
Việc đánh giá thực trạng công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận tại địa bàn huyện Thạch Thất chỉ dừng ở mức độ khái quát, chƣa có điều kiện nghiên cứu sâu, cụ thể công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận đối với từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Vì vậy, những giải pháp, kiến nghị mang tính tổng quát và gợi mở, cần đƣợc nghiên cứu sâu hơn. Do đó, tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, các cơ và các bạn, để luận văn đƣợc hồn thiện và tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình ở cấp cao hơn.
Cuối cùng, tác giả xin trân trọng cảm ơn ngƣời hƣớng dẫn khoa học - PGS.TS. Phạm Quang Tuấn và UBND huyện, Phịng Tài ngun và Mơi trƣờng, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Thạch Thất và cán bộ địa chính các xã, thị trấn thuộc huyện Thạch Thất đã nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài này.