CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm
3.3.1. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu được tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp 3A3 và 3A2 trường Tiểu học Tiên Cát – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.
Lớp 3A3 trường tiểu học Tiên Cát gồm 35 học sinh là lớp thực nghiệm. Lớp 3A2 trường tiểu học Tiên Cát gồm 35 học sinh là lớp đối chứng.
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều có số lượng học sinh ngang bằng nhau và cùng được dạy một chương trình kiến thức như nhau.
Xét tới giáo viên, trình độ chun mơn giảng dạy của thầy cô chủ nhiệm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đối đồng đều. Các giáo viên đều có trình độ Đại học đối với ngành giáo dục tiểu học. Cả hai thầy cơ đều có thâm niên trong cơng tác giảng dạy và đứng lớp, cụ thể: Giáo viên lớp thực nghiệm là hơn 10 năm
kinh nghiệm, giáo viên lớp đối chứng là hơn 5 năm kinh nghiệm. Điểm khác nhau giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm là:
- Lớp thực nghiệm do cô giáo Trần Thị Ký phụ trách giảng dạy và học sinh được tiếp cận tiết học theo hình thức sử dụng các bài hát, các trị chơi học tập ngắn để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài học mới.
- Lớp đối chứng do cơ giáo Đồn Thị Thu Hồng phụ trách giảng dạy và học sinh được tiếp cận tiết học theo hình thức sử dụng lời nói giới thiệu thơng thường hay sử dụng câu hỏi có sẵn ở bài tập trước để kiểm tra bài cũ.
3.3.2. Thời gian và cách thức thực nghiệm
Để đảm bảo tiến trình chương trình dạy học, các giờ thực nghiệm được tiến hành vào các giờ chính khóa theo thời khóa biểu của nhà trường. Ở các lớp đối chứng, các tiết dạy Luyện từ và câu vẫn tiến hành bình thường theo chương trình và thời khóa biểu của nhà trường quy định. Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong kỳ 2 của năm học (2020 – 2021).
Chúng tôi đã trao đổi với giáo viên dạy thử nghiệm về việc thiết kế bài học và ý đồ sư phạm của mình khi xây dựng kế hoạch bài học. Tiếp đó chúng tơi gửi các bài kế hoạch dạy học môn Luyện từ và câu cho giáo viên dạy thử nghiệm nghiên cứu, chuẩn bị về nội dung, đồng thời trao đổi những vấn đề mà giáo viên dạy thử nghiệm còn băn khoăn.
Kế hoạch bài học thử nghiệm được lập theo yêu cầu sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh đã được thiết kế sẵn như trong bài. Ở lớp thực nghiệm, chúng tơi tổ chức một nhóm dự giờ gồm một giáo viên dạy giỏi cấp trường và một giáo viên trưởng nhóm khối 1,2,3. Các thầy cơ quan sát, ghi chép các hoạt động dạy học và tổ chức đánh giá thử nghiệm.
Trong các giờ dạy, chúng tôi trực tiếp dự giờ dạy của giáo viên, quan sát và ghi chép tỉ mỉ, chính xác những diễn biến về hoạt động của giáo viên và học sinh
trong suốt q trình học. Sau mỗi tiết dạy, chúng tơi đều trực tiếp nghe và ghi lại những ý kiến của giáo viên về thuận lợi và khó khăn trong q trình thực hiện bài dạy thử nghiệm.
3.3.3. Cách thức đánh giá
Sau một thời gian tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi lấy ý kiến đánh giá của GV và HS về tiết dạy Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực HS trong môn Tiếng việt lớp 3.