Trò chơi “Đi tìm đồng đội”

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 88 - 89)

7. Cấu trúc khóa luận

2.4.1.10.Trò chơi “Đi tìm đồng đội”

* Mục đích

- Trò chơi này có thể được sử dụng ở các dạng bài tập trong phân môn LT&C.

- Rèn cho HS khả năng tự đánh giá, phát triển ở HS các kỹ năng giao tiếp, giúp HS mạnh dạn, tự tin trong học tập.

- HS rất linh hoạt, tự mình phát hiện ra kiến thức mới. Thông qua trò chơi này, HS có thể tự nhận xét, khẳng định được kết quả của mình tìm ra là đúng hay sai.

* Chuẩn bị

- GV chuẩn bị câu hỏi cho HS

* Cách tổ chức

- GV nêu tên trò chơi “Đi tìm đồng đội” - Chơi theo từng cặp 2 HS.

- GV mời 1 HS đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài tập. Và sau đó mời 1 bạn bất kì trả lời câu hỏi. Nếu HS trả lời đúng thì HS đã “tìm được đồng đội” của mình. Hai HS sẽ vẫy tay nhau và nói “Chào bạn”. Còn nếu HS trả lời sai thì HS chưa tìm được đồng đội và tiếp tục đi tìm đồng đội của mình bằng cách mời 1 bạn khác.

- GV nhận xét trò chơi

Ví dụ bài “Từ ngữ về thiếu nhi” ( Tiếng việt 3, tập 1, trang 16) Khi dạy bài tập 1: Tìm các từ

a. Chỉ trẻ em

b. Chỉ tính nết của trẻ em

c. Chỉ tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em

HS A đặt câu hỏi “ Bạn hãy tìm từ chỉ trẻ em”. HS A sẽ mời 1 bạn nào đó trả lời câu hỏi. HS B sẽ trả lời là “ Nhi đồng”. HS A nhận nhận xét câu trả lời của HS B là đúng. Để chứng tỏ HS A đã tìm được đồng đội của mình, hai HS sẽ vẫy tay và đồng thanh nói “Chào bạn”. Thực hiện tương tự như vậy cho đến hết bài.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 88 - 89)