Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớ p3

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 58 - 61)

7. Cấu trúc khóa luận

1.1.5.Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớ p3

Trẻ em có nhu cầu lớn trong hoạt động và tiếp xúc, xong việc hoạt động ngoài giờ lên lớp, sự tiếp xúc hằng ngày của trẻ với môi trường xung quanh, giao tiếp mọi người chỉ là ngẫu nhiên, bộc phát, hoàn toàn không chủ động. Tổ chức cho trẻ được hoạt động cả về trí tuệ lẫn thể chất, tạo môi trường cho các em tiếp xúc, giao tiếp bạn bè, thầy cô một cách tự nhiên, có nội dung, có phương pháp, có kế hoạch phục vụ mục đích giáo dục đề ra. Muốn nâng cao hoạt động giáo dục cần nắm vững đặc điểm phát triển của HS.

(1) Sự phát triển của quá trình nhận thức (nhận thức lý tính): • Tư duy

Trong Tâm lý học nhận thức, Piaget đã đưa ra thuyết hoạt động hóa nhằm mô tả các cấu trúc logic khác nhau có tính kế thừa trong quá trình phát triển trí tuệ của con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành. Ông cho rằng tư duy của trẻ hình thành và phát triển theo từng giai đoạn cụ thể. Theo ông, giai đoạn từ 0 đến 2 tuổi, trẻ chỉ sử dụng công cụ tư duy là tri giác và khả năng biểu hiện – thời kì trí tuệ cảm giác (vận động tiền ngôn ngữ). Từ 2 tuổi đến 7 tuổi trẻ có tư duy mang chức năng tượng trưng (kí hiệu), chuyển từ trí tuệ cảm giác – vận động sang trí tuệ biểu tượng. Như vậy, tư duy của trẻ đã chuyển từ tiền hoạt động sang thời kì hoạt động cụ thể, từ tiền thao tác sang thao tác. Sở dĩ có nhận định như vậy bởi trẻ trong trường hành động, tức những hành động trên đồ vật và hành động tri giác (phối hợp hoạt động của các giác quan). Thực chất của loại tư duy này là trẻ tiến hành các hành động để phân tích, so sánh, đối chiếu các sự vật. Về bản chất trẻ chưa có các thao tác tư duy với tư cách là các thao tác trí óc bên trong. Trong giai đoạn tiếp theo (thường là HS lớp 3,4) trẻ đã chuyển được các hành động phân tích , khái quát, so sánh từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong, mặc dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động đối với đối tượng thực, chưa thoát ly được chúng. Đồng thời tư duy ở trẻ hình thành tính thuận - nghịch. Ở thời kì này,

biểu hiện rõ nhất của bước phát triển trong tư duy của trẻ là đã hình thành các hoạt động tinh thần, xuất hiện sự phân loại. Trẻ đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri giác, khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác về chúng. Nhưng những khả năng mới cũng chỉ trong trường hợp hoạt động hạn chế vì vẫn phải bám giữ trên đối tượng cụ thể. [14; tr.205]

Tóm lại, tư duy của học sinh lớp 3 mang đậm tính cảm xúc và chiếm ưu thế hơn là tư duy trực quan hành động. Các phẩm chất của tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát. Hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức của HS lớp 3 còn sơ đẳng. Ở lứa tuổi này, năng lực trừu tượng hóa và khái quát hóa đang phát triển mạnh nhưng chưa đầy đủ, còn phải dựa vào những những sự vật cụ thể, những tài liệu trực quan. Các em chưa thể tự mình suy luận một cách logic và thường dựa vào những mối liên hệ ngẫu nhiên của sự vật và hiện tượng. Ở lứa tuổi này, tư duy của các em còn mang tính cảm xúc, trẻ xúc cảm rất sinh động với tất cả những điều suy nghĩ.

• Tưởng tượng

Ở lứa tuổi này khả năng tưởng tượng đã phát triển. Tuy nhiên, tưởng tượng của các em vẫn mang một số đặc điểm sau: Khả năng tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thành, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Trong giai đoạn này, tưởng tượng sáng tạo đang trong quá trình phát triển, trẻ bắt đầu khả năng làm thơ, vẽ tranh, làm văn.... Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh bởi cảm xúc, tình cảm, hìn ảnh, sự việc, hiện tượng,... Quá trình tưởng tượng của trẻ ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng chưa được gọt dũa, hay thay đổi và chưa có tính bền vững. [19; tr.204]

• Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức

Ngôn ngữ của các em phát triển mạnh cả về ngữ âm, ngữ pháp và từ ngữ. Nhờ có ngôn ngữ phát triển mà trẻ có khả năng tự đọc, tự học, tự nhận thức thế giới

xung quanh và tự khám phá bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau. Thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ, ta có thể đánh giá sự phát triển trí tuệ của trẻ.

• Chú ý và sự phát triển nhận thức của trẻ

Ở lứa tuổi này chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế. Chú ý chủ định của trẻ còn yếu, khả năng kiểm soát và điều khiển chú ý còn hạn chế. Trẻ chỉ tập trung chú ý tốt khoảng 20-25 phút, khối lượng chú ý không lớn, khả năng phân phối chú ý còn bị hạn chế nhiều, nhưng sự di chuyển chú ý lại phát triển mạnh vì hưng phấn của trẻ linh hoạt và nhạy cảm.

• Trí nhớ và sự phát triển nhận thức của trẻ

Trí nhớ của trẻ đang phát triển mạnh. Loại trí nhớ trực quan hình tượng chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ - logic. Giai đoạn này ghi nhớ máy móc phát triển tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều HS còn chưa biết cách tổ chức ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.

Nói tóm lại, khi trẻ bắt đầu bước vào trường tiểu học là một bước ngoặt lớn. Môi trường thay đổi đòi hỏi trẻ phải tập trung chú ý liên tục từ 30 – 35 phút. Chuyển từ hiếu kì, tò mò sang tính ham hiểu biết, hứng thú khám phá. Bước đầu kiềm chế dần tính hiếu động, bộc phát để chuyển thành tính kỉ luật, nề nếp, chấp hành nội quy học tập. Phát triển độ tinh nhạy và sức bền vững của các thao tác khéo léo của đôi bàn tay để tập viết... Tất cả đều là thử thách của trẻ, muốn trẻ vượt qua tốt điều này thì phải cần có sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường, gia đình và xã hội dựa trên sự hiểu biết tri thức khoa học.

( 2 ) Sự phát triển tình cảm của trẻ

Tình cảm của trẻ mang tính cụ thể, trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật, hiện tượng sinh động, rực rỡ.... Lúc này khả năng kiềm chế tình cảm của trẻ còn

non nớt . Các em dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của những người khác, tình cảm của trẻ dễ thay đổi, biểu hiện dễ thấy nhất là trẻ dễ khóc nhưng cũng rất nhanh cười, rất hồn nhiên, vô tư. Tình cảm gia đình giữ vai trò quan trọng đối với trẻ.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 58 - 61)