Lí luận về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 27 - 39)

7. Cấu trúc khóa luận

1.1.1.4.Lí luận về dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học

a. Chương trình giáo dục định hướng năng lực

Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực nay còn gọi là định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.

Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là

sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển đầu vào sang điều khiển đầu ra, tức là kết quả học tập….

Ngoài ra, tầm quan trọng của tiếng việt ở tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho học sinh. Nội dung kỹ năng sống được thể hiện ở tất cả các nội dung của môn học. Những kĩ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân…Thông qua các kỹ năng này giúp học sinh nhận biết những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để không ngừng vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tiếng việt sẽ dạy học sinh biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên.

Bởi vậy, tiếng việt là môn học bắt buộc không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học – lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về tư duy, hệ thống ngôn ngữ và nhân cách. Tiếng việt không những là “công cụ của tư duy” mà còn là bước đệm để hình thành hệ thống ngôn ngữ và nhân cách cho trẻ.

b. Quan điểm về dạy học theo hướng phát triển năng lực

Dạy học định hướng phát triển năng lực hay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học.” [3].

Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng

năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Dạy học theo hướng này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.

Khác với chương trình dạy học định hướng nội dung, chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS. Tiếp cận năng lực “đầu ra” là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những năng lực mà người học mong muốn đạt được ở cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể. Nói cách khác, cách tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học biết gì và có thể làm được gì?

Để việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực có hiệu quả cần phải bắt đầu từ bức tranh rõ ràng về năng lực quan trọng mà người học cần đạt được, tiếp đến là xây dựng và phát triển nội dung, kế hoạch dạy học và các phương pháp đánh giá nhằm đảm bảo mục đích của quá trình giáo dục. Có thể thấy yếu tố quan trọng của giáo dục là phải xây dựng được các chuẩn đầu ra rõ ràng, thể hiện mục tiêu giáo dục, thiết lập được các điều kiện và cơ hội để khuyến khích người học có thể đạt được các mục tiêu ấy. Đối với HS, mục tiêu cần đạt trước hết là những năng lực chung, những năng lực tối thiểu để con người có thể sống hòa đồng và phát triển trong một cộng đồng. Từ các năng lực chung, mỗi môn học lại xác định một số năng lực đặc thù - những năng lực mà môn học đó có ưu thế hình thành và phát triển cho HS.

Để phát triển năng lực của HS, phương hướng là phải chuyển quá trình thuyết giảng một cách bình quân, áp đặt của GV thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của HS. Mỗi HS cần biết mục tiêu học tập và được giao nhiệm vụ học tập cụ thể, có thể tự điều chỉnh hoạt động của chính mình để việc học phù hợp với

mức độ tiếp thu của bản thân. GV chủ động tổ chức cho HS thực hiện hoạt động học tập theo nhóm, theo cặp, chỉ tập trung HS để giảng giải khi cần nhận xét, đánh giá chung hoặc hướng dẫn hoạt động cho toàn lớp, cần đặc biệt quan tâm tới các dạng hoạt động thực hành và ứng dụng trong đời sống thực tế của HS, khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua các nguồn thông tin khác nhau (từ gia đình, cộng đồng, làng bản, thôn xóm).

Để HS có thể hoạt động học tập môn Tiếng việt chủ động, có cơ hội hình thành và phát triển năng lực, GV cần tích cực sử dụng kiểu dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của HS, khuyến khích tổ chức các hoạt động độc lập, tự học hoặc nhóm hợp tác của HS. GV thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập giúp HS tự phát hiện, phân tích và vận dụng kiến thức. Căn cứ vào mục tiêu bài học hoặc mức độ yêu cầu cần đạt, từ các kiến thức trong SGK, GV thiết kế các hoạt động học (theo hệ thống) và tổ chức cho HS hoạt động trong từng tiết học, hướng dẫn HS tự tìm tòi, phát hiện để HS được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự hình thành kiến thức từ chính các hoạt động học của mình, tất cả HS đều đạt được mức độ cần đạt của bài học dẫn đến đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình môn học.

Dạy học môn tiếng việt cần phải gắn liền với thực tế cuộc sống thực của HS, gắn với hoạt động đọc, nghe, nói, viết. GV dẫn dắt để HS từ những vốn kinh nghiệm đã có hình thành những kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên; động viên HS tập suy nghĩ, tập quan sát, tập nói, tập diễn đạt theo cách riêng của mình.

Để việc tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực có hiệu quả thì mỗi GV tự chịu trách nhiệm trong việc giảng dạy ở mỗi tiết học. GV cần linh hoạt áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: Nên khuyến khích HS phối hợp giữa học cá nhân, học theo nhóm nhỏ, theo tổ, lớp và cố gắng độc lập suy nghĩ trong quá trình học tập; tổ chức hoạt động nhóm hợp lí, đúng mục đích; sử dụng SGK, đồ dùng dạy học linh hoạt và hiệu quả, tránh hình thức, lãng

phí; tạo không khí thoải mái, gắn liền với thực tế, gần gũi với đời sống hằng ngày của HS. GV được điều chỉnh thời lượng quy định cho mỗi tiết học sao cho phù hợp với chương trình và đặc điểm trình độ HS trong lớp trên cơ sở thống nhất của tổ, nhóm chuyên môn. Trân trọng và khuyến khích các cách giải quyết vấn đề của HS, giúp HS chọn cách giải quyết hợp lí nhất.

Dạy học theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi các phương pháp đánh giá phù hợp để đo lường được mục tiêu giảng dạy vì đánh giá theo năng lực chủ yếu là đánh giá đầu ra nên quá trình đánh giá tập trung vào thu thập và phân tích các thông tin để có thể đánh giá được năng lực của HS so với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để đánh giá theo năng lực đạt hiệu quả, GV cần đánh giá bằng nhiều hình thức và thông qua nhiều công cụ. Trong quá trình đánh giá, GV kết hợp bài kiểm tra với các công cụ đánh giá khác như phỏng vấn, quan sát HS, tham vấn ý kiến của bên thứ ba (phụ huynh, HS, các GV bộ môn...). Ưu điểm của phương pháp này là độ tin cậy của kết quả đánh giá cao, áp lực thi cử sẽ giảm bớt do bài thi nội dung kiến thức không còn là kết quả duy nhất quyết định sự tiến bộ trong học tập của HS.

Với sự ra đời của Thông tư 22/2016 TT - BGDĐT, đánh giá chất lượng học tập môn tiếng việt của HS có thể được thực hiện ở tất cả các tiết học theo quy định của chương trình nhằm mục đích đánh giá sự tiến bộ của HS, theo dõi, động viên, khuyến khích hay nhắc nhở HS học tập tiến bộ [30]. Đồng thời GV có thể điều chỉnh hoạt động dạy học nhằm đạt hiệu quả thiết thực được tiến hành dưới các hình thức quan sát, phỏng vấn HS qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng kiến thức, kĩ năng; bằng bài kiểm tra định kì sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho GV điều chỉnh quá trình dạy học; thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ HS học tốt hơn.

Với cách đánh giá này, tất cả HS đều tự thấy được sự tiến bộ của mình. Thông qua nhận xét và tự nhận xét, HS tự thấy mình hạn chế ở phần nào, nội dung

nào trong quy trình học và sau đó bản thân đã cố gắng như thế nào để vượt qua những khó khăn đó, để đạt được mục tiêu học tập; mỗi HS đều có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, quá trình đánh giá; mỗi HS đều hoạt động, đều có nhiệm vụ và việc làm cụ thể, không khí học tập trở lên sôi nổi, kỉ luật, tích cực; HS có nhiều cơ hội tương tác, hợp tác, phát triển các kĩ năng, thái độ về giao tiếp, phương pháp trình bày, tạo niềm tin; GV có rất nhiều cơ hội để đánh giá các năng lực, phẩm chất cho các em.

Trong các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT những năm gần đây cũng đã hướng dẫn các địa phương, nhà trường tiểu học về việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, cụ thể là:

- Công văn 4612/BGDĐT - GDTH ngày 23/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017 - 2018 có ghi rõ: “Căn cứ chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong SGK hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường”[29].

- Công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học đối với giáo dục tiểu học năm học 2018 - 2019 và năm học 2019 - 2020 của Bộ GD&ĐT đã có chỉ đạo cụ thể là: “….Trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, các sở, phòng Giáo dục đào tạo giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục tiểu học xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS: Điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lí đảm bảo yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng HS các vùng miền, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày

03/10/2017 và Công văn số 5131/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2017 của Bộ GDĐT nhằm phát triển năng lực HS”.[30].

1.1.1.5. Năng lực tiếng việt và các năng lực chuyên biệt trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

a. Các năng lực tiếng việt

Việc phân chia các năng lực tiếng việt thành các năng lực cấu thành có thể dựa theo các tiêu chí sau:

- Theo tiêu chí các kỹ năng sản sinh và tiếp nhận, ta có các năng lực cụ thể của tiếng việt như: năng lực nói, năng lực đọc, năng lực nghe và năng lực viết. Chúng tôi cho rằng đây là 4 năng lực bộ phận cấu thành năng lực tiếng việt. Để hình thành và phát triển tốt 4 năng lực bộ phận này, cần hình thành cho học sinh năng lực nhận thức về các quy tắc ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ ( gọi chung là năng lực nhận thức) như: dùng từ , đặt câu, các biện pháp tu từ…Năng lực nhận thức được nói đến ở đây gồm hai mảng nhận thức cơ bản: Thứ nhất là nhận thức ngôn ngữ như một hệ thống - nhận thức về các quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ, các đơn vị ngôn ngữ, các quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ thành các đơn vị lớn hơn. Thứ hai là nhận thức văn hoá giao tiếp – nhận thức về các điều kiện sử dụng các đơn vị ngôn ngữ trong thực tiễn. Nếu nhóm nội dung thứ nhất giúp học sinh có thể sử dụng từ,đặt câu đúng với ngữ pháp của tiếng việt thì nhóm nội dung thứ hai sẽ giúp học sinh sử dụng các câu được đặt ra phù hợp với tình huống giao tiếp, giúp cho giao tiếp đạt được hiệu quả cao.

Song cần cân nhắc về cách thức hình thành nhận thức về ngôn ngữ ở học sinh – qua các bài học riêng biệt về kiến thức ngôn ngữ hay học sinh tự đúc kết, rút ra những hiểu biết về ngôn ngữ cũng như văn hoá giao tiếp thông qua việc rèn luyện các kĩ năng, các năng lực bộ phận.

Mỗi năng lực lại được chia tiếp tục thành các năng lực cụ thể theo các mức độ từ đơn giản đến phức tạp, các năng lực bộ phận có thể được chia thành các năng lực cụ thể như sau:

- Năng lực nói

+ Năng lực phát âm: phát âm đúng các phụ âm, các nguyên âm, âm tiết tiếng việt

+ Năng lực đặt câu để nói được ý trọn vẹn, đúng ngữ điệu, thể hiện đúng suy nghĩ cá nhân, bộc lộ tình cảm thích hợp

+ Năng lực thực hiện các hành động ngôn ngữ một cách hiệu quả: kể, trình bày, báo cáo, hỏi, yêu cầu, đề nghị, khuyên.

+ Năng lực độc thoại, đối thoại trong gia đình, lớp học, nhà trường và trong cuộc sống.

+ Năng lực nói về một nội dung cho trước + Năng lực thuyết phục

+ Năng lực phát biểu ý kiến, thuyết trình

+ Năng lực đối thoại, trao đổi, thoả thuận, đàm phán

- Năng lực nghe

+ Năng lực nghe-hiểu nghĩa tường minh

+ Năng lực nghe- hiểu nghĩa hàm ẩn trong đoạn hội thoại + Năng lực đánh giá, nhận xét về lời nói của người khác + Năng lực nghe, phản hồi ý kiến của người khác

+ Năng lực nghe – ghi, nghe – tóm tắt ý chính

+ Năng lực nghe- cảm nhận văn bản văn chương nghệ thuật

- Năng lực đọc

+ Năng lực đọc đúng, đọc diễn cảm, đúng ngữ điệu các loại văn bản

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 27 - 39)