Thực trạng tổ chức một số trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 63 - 69)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2.2.Thực trạng tổ chức một số trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ

Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng sử dụng trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 3 bằng việc khảo sát qua phiếu về nội dung chương trình LT&C lớp 3, ý nghĩa cũng như tác dụng của trò chơi học tập, mức độ yêu thích, sự chú ý của HS với trò chơi… vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 3. Khảo sát qua dự giờ một số tiết dạy, tìm hiểu về số lượng trò chơi, sự đa dạng của các trò chơi, nhằm rút ra những kinh nghiệm bổ ích để có thể thiết kế một số trò chơi học tập vào dạy học phân môn LT&C ở lớp 3.

- Qua điều tra chúng tôi nhận được 100% ý kiến GV cho rằng trò chơi rất có tác dụng trong việc hình thành không kí vui vẻ, xúc cảm, động cơ, hứng thú học tập đối với môn học và tạo môi trường thuận lợi trong học tập; rèn luyện cho HS kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng ứng xử trong học tập và rèn luyện trí nhớ cho HS.

- Nhận thức của GVTH về mức độ cần thiết của trò chơi trong dạy học phân môn LT&C lớp 3 được thể hiện rõ qua các bảng sau:

Bảng 1.2. Mức độ cần thiết của trò chơi trong dạy học

Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

Rất cần thiết 10 83.4

Cần thiết 2 16.7

Không cần thiết 0 0

Với 83.4% số GV nhận thấy rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học là rất cần thiết, cho thấy đa số các GV đã hiểu biết được trò chơi học tập cần thiết đến mức độ nào. Tuy nhiên vẫn còn 16.7% GV cho là sử dụng trò chơi trong dạy học chỉ ở mức độ cần thiết. Nhận thức được việc sử dụng trò chơi trong dạy học là rất cần

thiết sẽ giúp người nghiên cứu cũng như GV đang giảng dạy sẽ có nhiều sáng tạo và thiết kế thêm những trò chơi mới phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, nâng cao kết quả học tập, hình thành phương pháp học tập mới ở HS.

- Với nhận thức trên, các GV đã sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học phân môn LT&C của mình với những mức độ sử dụng, hình thức tổ chức như:

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng trò chơi học tập trong dạy học

Mức độ sử dụng trò chơi Số lượng Tỉ lệ %

Không sử dụng trò chơi 0 0

Thỉnh thoảng 10 83.4

Thường xuyên 2 16.7

Qua bảng 1.3. ta nhận thấy rằng đa số các thầy cô thỉnh thoảng mới sử dụng trò chơi (83.4%), ngoài ra số lượng thầy cô thường xuyên tổ chức trò chơi cũng chiếm tỉ lệ chưa cao lắm (16.7%) cho thấy thực tế thầy cô cũng đã có ý thức rất cao trong việc vận dụng trò chơi vào dạy học LT&C. Đây không phải là vấn đề đơn giản, tuy hiệu quả của trò chơi đem lại rất cao, nhưng để tổ chức được tốt thì đòi hỏi GV phải có sự chuẩn bị rất tỉ mỉ và chi tiết. Và đây cũng là vấn đề nan giải, do rất nhiều nguyên nhân nên hơn một nửa số GV được khảo sát thỉnh thoảng mới tổ chức trò chơi như mất nhiều thời gian và công sức dẫn đến ngại tổ chức trò chơi học tập. Trong các tiết dạy số lượng trò chơi còn quá ít, chưa đáp ứng sự đa dạng của bài tập LT&C. Một phần nào đó đã làm hạn chế tính tích cực và hứng thú của HS trong tiết học, HS sẽ nhàm chán với những trò chơi quá quen thuộc.

- Với thực trạng sử dụng như trên chúng ta phần nào cũng đoán được những khó khăn GV gặp phải khi tiến hành tổ chức trò chơi cho HS. Những khó khăn mà GV gặp phải sẽ phần nào giúp cho người nghiên cứu có thể thiết kế trò chơi phù hợp với HS, khắc phục được những khó khăn hiện tại. Những khó khăn mà GV gặp phải khi tổ chức trò chơi học tập trong quá trình dạy học được cụ thể ở bảng sau:

Bảng 1.4. Khó khăn khi sử dụng trò chơi trong dạy học LT&C

Khó khăn Số lượng Tỉ lệ %

Cơ sở vật chất 3 25

Thiếu trò chơi, thiếu sách, thiếu tài liệu hướng dẫn.. 0 0

Hạn chế về trò chơi 9 75

HS không hứng thú hoặc không có khả năng học bằng phương pháp này

0 0

Có thể thấy khó khăn khi sử dụng trò chơi trong dạy học LT&C theo ý kiến của thầy cô chỉ mang tính khách quan. Cơ sở vật chất và sự hạn chế về trò chơi đã dấn đến việc tổ chức trò chơi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên sự hạn chế về trò chơi vẫn là chủ yếu (75%), là khó khăn mang tính khách quan nhưng lại là chủ quan vì vấn đề không phải là trò chơi hạn chế mà là bản thân GV không tìm kiếm, không sáng tạo, cải biến để có thêm nhiều trò chơi cho hoạt động dạy học. Điều này đã thôi thúc người nghiên cứu sáng tạo những trò chơi mới không cần sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, phù hợp với HS mà vẫn giúp HS nắm được nội dung bài học.

- Mức độ hứng thú học tập của HS cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trò chơi học tập của GV. Khảo sát ý kiến của học sinh về mức độ hứng thú khi tham gia các trò chơi học tập, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 1.5. Mức độ yêu thích các trò chơi học tập Ý kiến HS Số lượng Tỉ lệ % Rất thích 116 68,3 Thích 52 30,6 Bình thường 2 1,18 Không thích 0 0

Kết quả khảo sát ta thấy rằng đa số các em HS đều rất thích GV tổ chức trò chơi (68,3%) và có 30,6% ở mức độ thích GV tổ chức trò chơi. Tuy nhiên vẫn còn

1,18% HS cảm thấy bình thường khi GV tổ chức trò chơi trong giờ học. GV sử dụng trò chơi trong dạy học đã giúp HS rất nhiều trong học tập, các em nhận được nhiều thuận lợi trong quá trình GV tổ chức trò chơi. Có thể thấy rằng trò chơi đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho HS lẫn GV vì thế mà tổng mức độ rất thích và thích của các em chiếm rất cao (98,9%). Có 2 HS cảm thấy bình thường khi GV tổ chức trò chơi số lượng rất ít so với tổng số 170 HS được khảo sát nhưng đòi hỏi GV cần phải xem xét tổng thể HS khi lựa chọn cũng như tiến hành tổ chức trò chơi, để cả lớp đều được tham gia.

- Qua thực tiễn kiến tập và thực tập tại các trường tiểu học chúng tôi thấy: + GV đã biết tổ chức trò chơi để luyện tập, củng cố kiến thức mới hình thành.

+ Khi tổ chức trò chơi cho HS thì GV đều phổ biến bằng cách dùng lời

và làm mẫu để khi chơi các em không bị bỡ ngỡ, kết hợp với lời nói rõ ràng để các em hiểu kĩ luật chơi hơn, thông qua đó vốn ngôn ngữ của các em được mở rộng.

+ Khi tiến hành tổ chức trò chơi GV còn có nhiều hình thức khác nhau như chọn đại diện, cá nhân, nhóm, tổ chơi; chia lớp thành nhiều nhóm chơi, cho cả lớp cùng chơi,… GV vận dụng tất cả các hình thức trên để tổ chức cho HS chơi vì việc chọn hình thức tiến hành phụ thuộc vào bài học, từng loại trò chơi.

+ Kết thúc trò chơi, GV cho HS cùng nhận xét, đánh giá, công bố kết quả cùng với cô.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì vẫn còn tồn tại một số các vấn đề như: Nhiều GV chủ quan khi cho rằng trẻ đã nắm được luật chơi mà không tiến hành cho trẻ chơi thử trước khi chơi thật. Một số GV không sử dụng hoặc ngại sử dụng trò chơi ở một số tiết học là do họ ngại tốn thời gian, ảnh hưởng đến tiến trình dạy. Mặt khác phải tổ chức trò chơi đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ càng về phương tiện và đồ dùng dạy học.

Như vậy, việc thết kế trò chơi trong dạy học phân môn LT&C là rất cần thiết, đòi hỏi người GV phải có sự chuẩn bị. Qua trò chơi giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn từ, dùng từ ngữ viết văn sinh động, gợi tả, gợi cảm hơn; nhất là HS không cảm thấy nhàm chán trong giờ học LT&C. Từ đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài học, giúp các em cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học từ đó các em sẽ tư duy tốt hơn, đồng thời với vốn từ đã có và được mở rộng các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp. T

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Việc nghiên cứu và nắm vững những kiến thức cơ bản về trò chơi học tập, nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3 giúp ích rất nhiều cho người nghiên cứu cũng như cho GV, HS có nhiều thuận lợi trong việc dạy – học Luyện từ và câu lớp 3 chương trình tiếng việt ở tiểu học. Trò chơi học tập sẽ giúp ích rất nhiều trong việc dạy học tiếng việt nói chung và dạy học phân môn Luyện từ và câu nói riêng.

Phân môn Luyện từ và câu giúp HS có nhiều kiến thức và kĩ năng cần thiết để vận dụng vào những môn học khác và cuộc sống. Các kiến thức này rất phù hợp với lứa tuổi luôn tìm tòi, khám phá cuộc sống xung quanh của các em, HS có thể phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo của mình. Trò chơi học tập cần phải được thiết kế và vận dụng như thế nào cho phù hợp với sự đa dạng phong phú của phân môn Luyện từ và câu, đòi hỏi người GV cần phải nghiên cứu, tìm hiểu kĩ mới có thể phát hiện ra những vấn đề cốt lõi của nó.

Từ những thực trạng trên cho thấy, việc thiết kế các trò chơi học tập để dạy học Luyện từ và câu cho HS lớp 3 là một việc làm cần thiết về mặt tư liệu.

CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN TƯ DUY NGÔN NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 3 BẰNG VIỆC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP

TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

2.1. Mục tiêu thiết kế, tổ chức trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 63 - 69)