Trò chơi học tập

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 43 - 48)

7. Cấu trúc khóa luận

1.1.2.2.Trò chơi học tập

a. Khái niệm

Trò chơi không chỉ là một “công cụ” dạy học mà nó còn là con đường sáng tạo xuyên suốt quá trình học tập của HS. Trò chơi không chỉ là sự đánh giá trong quá trình dạy và học của thầy và trò mà nó còn tạo cho ta cảm giác thoải mái, tự tin, có sự sáng tạo, nhanh trí, có óc tư duy, tưởng tượng của học sinh. Dạy kết hợp với tổ chức trò chơi chính là việc GV hướng dẫn HS hoàn thành tốt phẩm chất của con người mới: Con người Xã hội Chủ nghĩa.

TCHT có thể được hiểu đó là một phương thức, cách thức truyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể nào đó đến người nghe thông qua “chơi mà học”, từ đó ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng, nhưng đầy sâu sắc và dễ hiểu. Nói cách khác, TCHT là “chiếc cầu nối” hữu

hiệu và thân thiện nhất, tự nhiên nhất giữa người dạy và người học trong giải quyết nhiệm vụ chung và cùng hướng tới đạt được mục tiêu của bài học.

Vậy TCHT là một trong những phương tiện giáo dục trí tuệ cho HS, trò chơi có nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của HS; gắn với nội dung bài học; giúp HS khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và học thông qua hoạt động trong trò chơi.

TCHT có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ chung lẫn thể chất và các phẩm chất đạo đức. Phát triển khả năng thị giác, thích giác, xúc giác… phát triển trí thông minh, nhanh trí, khả năng ngôn ngữ… Nhiều TCHT được tổ chức với các đồ chơi, các vật liệu tự nhiên, tranh ảnh và cũng có nhiều TCHT chỉ dùng lời.

b. Đặc điểm của trò chơi học tập

- TCHT khác với trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhận thức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làm việc thực sự nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú vị (chơi là phương tiện, học là mục đích). Học trong quá trình chơi là quá trình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tự nguyện và giảm thiểu sự căng thẳng.

- TCHT là trò chơi có luật dùng vào mục đích dạy học, hướng tới việc phát triển trí tuệ của HS.

- TCHT thể hiện rõ trong quá trình thực hiện hành động chơi, giải quyết nhiệm vụ chơi, luật chơi.

- TCHT là hoạt động tự nguyện của HS và có yếu tố “thi đua” ngay trong hoạt động của trò chơi.

* Ưu điểm

TCHT là một hình thức học tập bằng tư duy và hoạt động, hấp dẫn HS, do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.

Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lí thuyết mới, nâng cao hứng thú của HS.

Trò chơi có nhiều HS tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho HS. Tạo môi trường cởi mở, thân thiện. Tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, HS với GV.

HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức; được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống; được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá.

HS tiếp thu bài tự giác hơn. * Nhược điểm

Lớp học sẽ “ồn” khi GV tổ chức trò chơi.

Nếu tổ chức không tốt sẽ khó kiểm soát và dễ “cháy giáo án”.

Một số trò chơi có thể làm cho HS quá phấn khởi và có thể ảnh hưởng đến việc học những phần tiếp theo hoặc học một môn học khác.

* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng trò chơi học tập

Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian, hoàn cảnh, với điều kiện thực tế của lớp học, không gây nguy hiểm cho HS.

HS phải nắm bắt được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. Trò chơi phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Trò chơi phải luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán. GV cần cho HS thảo luận để rút ra bài học sau khi chơi.

c. Cấu trúc của trò chơi học tập

- Nhiệm vụ nhận thức: đây chính là nội dung chơi có tính chất như một bài toán mà học sinh phải giải dựa trên các điều kiện đã cho. Mỗi một trò chơi học tập có nhiệm vụ nhận thức của mình, đã làm cho trò chơi này khác trò chơi khác.

- Các hành động chơi: đây là thành phần chính của trò chơi học tập, thiếu chúng thì không còn là trò chơi nữa. Các hành động chơi như là họa tiết của chủ đề chơi. Những hành động ấy càng nhiều bao nhiêu thì bản thân trò chơi càng lí thú bấy nhiêu.

- Luật chơi: là những quy định sẵn có mà nhất thiết người chơi phải tuân thủ trong khi chơi. Luật chơi quyết định trò chơi và nếu phá vỡ chúng thì trò chơi học tập cũng bị phá vỡ theo.

- Kết quả: TCHT bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc trò chơi, người học giải quyết thành công một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà trò chơi yêu cầu.

d. Phân loại trò chơi học tập

Về ý nghĩa trò chơi, về phương diện phát triển chức năng tâm lí của HS, người ta phân trò chơi học tập thành các loại như sau:

- Trò chơi nhằm phát triển các giác quan của HS: thính giác, thị giác,… - Trò chơi nhằm phát triển các thao tác tư duy: nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái quát…

- Trò chơi nhằm phát triển óc tưởng tượng của HS: vốn sống, biểu tượng về thế giới xung quanh giúp HS có thể thực hiện tốt các thao tác chơi, nội dung chơi.

- Trò chơi nhằm phát triển trí nhớ: rèn luyện và phát triển trí nhớ của HS về những tri thức, khái niệm, biểu tượng đã lĩnh hội.

Trên đây chỉ là sự phân loại mang tính tương đối, ngoài ra còn có nhiều trò chơi giúp phát triển sự chú ý, ngôn ngữ và giúp HS có thể phát triển nhiều mặt về thể chất.

e. Vai trò của trò chơi học tập trong việc phát triển trí tuệ học sinh

TCHT là một trong những phương tiện hình thành các năng lực, trí tuệ, bởi vì trong quá trình tham gia trò chơi thì hoạt động trí tuệ của các em được đẩy mạnh

và có tính chủ định. TCHT tạo khả năng phát triển trí tưởng tượng, khả năng linh hoạt, độc lập sáng tạo.

Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tự thân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy học hiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của người học. Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp học sinh ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn.

Trong quá trình chơi, giải quyết nhiệm vụ chơi, người học phải dùng các giác quan để tiếp nhận thông tin ngôn ngữ, phải tự phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại và khái quát hóa, tùy theo nhiệm vụ nhận thức của mỗi trò chơi làm cho tư duy ngôn ngữ mạch lạc hơn, tư duy trực quan, hình tượng phát triển hơn, các thao tác trí tuệ được hình thành. Qua TCHT, người học tiếp thu, lĩnh hội và khắc sâu nhiều tri thức, nhiều khái niệm và hình thành những biểu tượng rõ rệt về các sự việc, hiện tượng xung quanh. Đối với bộ môn tiếng việt, trò chơi học tập đặt HS trước một tình huống ngôn ngữ để huy động, luyện tập, củng cố và mở rộng vốn kiến thức.

TCHT giúp học sinh lĩnh hội những tri thức và kỹ năng khác nhau mà không có chủ định từ trước. Đồng thời, giúp người học cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hành động của mình, từ đó thúc đẩy tính tích cực, mở rộng, củng cố và phát triển vốn hiểu biết của người học.

TCHT thực hiện chức năng của hoạt động thực hành, luyện tập, trong đó học sinh được củng cố, vận dụng linh hoạt tri thức, kỹ năng đã được học cùng những kinh nghiệm sống của mình. Những thiếu sót trong hoạt động trí tuệ, tri thức của các em nếu có sẽ được bộc lộ để từ đó giáo viên có biện pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời và nâng cao dần trình độ cho các em.

TCHT kích thích hứng thú nhận thức, rèn luyện kỹ năng độc lập suy nghĩ để giành phần thắng về mình.

Trò chơi có mục đích lành mạnh, tính sư phạm, tính giáo dục thì trò chơi mới đạt được hiệu quả giá trị về tinh thần và thể chất của người chơi. Việc vận dụng trò

chơi học tập trong dạy học nói chung và trong dạy học Luyện từ và câu nói riêng là một trong những biện pháp tăng cường tích cực hóa hoạt động học tập của HS. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của HS thể hiện qua các tiết học có trò chơi làm tăng thêm cảm tình của các em đối với môn học và GV.

Trò chơi là một phần không thể thiếu được trong đời sống của các em vì nó giúp cho các em hiểu được thế giới xung quanh. Các em nhận ra những khả năng, hứng thú cũng như những nhược điểm của mình. Khi được tham gia chơi, các em được tự do suy nghĩ, tìm tòi, hoạt động sôi nổi. Các em được cân bằng về trạng thái tâm lí và phát triển trí tuệ cũng như thể lực.

Vì vậy có thể nói, TCHT có ý nghĩa to lớn trong sự hình thành các mặt nhân cách của trẻ; giúp trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh nói chung, về các hoạt động của người lớn nói riêng. Nó giúp trẻ phát triển thể chất và trí tuệ, hoàn thiện các quá trình tri giác, chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng, sáng tạo, hình thành ý chí, tính cách… Phát triển xúc cảm thẩm mĩ, năng lực thưởng thức cái đẹp, kích thích các em biểu hiện tính sáng tạo và tính độc lập; hình thành và phát triển cho trẻ nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đồng thời qua trò chơi trẻ dần phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ.

Tất cả những điều nói trên cho thấy việc sử dụng có mục đích các TCHT trong dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là hết sức cần thiết và có ích.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 43 - 48)