Quan điểm về dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 54 - 56)

7. Cấu trúc khóa luận

1.1.4.3.Quan điểm về dạy học Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực

lực

Trong khi dạy học theo định hướng nội dung lấy khối lượng kiến thức, kĩ năng làm mục tiêu cuối cùng thì dạy học theo định hướng phát triển năng lực lại chú ý đến mục tiêu phát triển năng lực. Nhưng điều đó không có nghĩa là xem nhẹ kiến thức. Không có kiến thức thì không thể có năng lực. Kiến thức vẫn là một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra năng lực. Dạy học phát triển năng lực giúp HS không chỉ mở mang kiến thức mà còn hiểu, biết cách tìm ra tri thức đó, biết tri thức đó giúp ích gì cho mình trong cuộc sống và vận dụng nó như thế nào, trong tình huống nào.

Để phát triển năng lực cho HS, việc xây dựng hệ thống bài tập là vô cùng cần thiết. Vận dụng quan điểm trên, bài tập luyện từ và câu được thiết kế để tăng cường những bài tập yêu cầu HS vận dụng kiến thức, kĩ năng về từ và câu đã học vào việc dùng từ và đặt câu trong nói và viết tiếng việt.

Theo GS. TS. Nikko, thang đo Bloom gồm 6 bậc là quá chi tiết và tỉ mỉ. Điều đó thật khó áp dụng cho GV trong thực tiễn giảng dạy vì ranh giới giữa một số bậc không rành mạch. Quy định 4 bậc, gồm: bậc 1 - nhận biết; bậc 2 - thông hiểu; bậc 3 - vận dụng mức độ thấp; bậc 4 - vận dụng mức độ cao, là phù hợp với yêu cầu đánh giá ngày nay. Trong đó:

- Bậc nhận biết và bậc thông hiểu là hai yêu cầu cơ bản đối với mọi người học ở mọi trình độ;

- Bậc vận dụng mức độ thấp cũng là yêu cầu phổ biến, bắt buộc đối với hầu hết HS khi các em thường xuyên “Hoàn thành” nhiệm vụ học tập. Vận dụng ở mức thấp chính là yêu cầu vận dụng thông thường, đơn giản, giải quyết các tình huống tương tự hoặc gần gũi với những gì đã học.

- Bậc vận dụng mức độ cao là vận dụng tổng hợp, sáng tạo kiến thức, kĩ năng của môn học để giải quyết các tình huống nhiệm vụ khác với những gì được học hoặc nhiệm vụ của đời sống. Bậc vận dụng này chỉ đặt ra để xác định HS “Hoàn thành tốt” nhiệm vụ học tập.

Chính vì lẽ đó, nhằm dễ áp dụng cho GV trong thực tiễn giảng dạy và trong đánh giá định kì, Thông tư số 22/2016/TT - BGDĐT ban hành ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá HS tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30 (sau đây gọi là Thông tư 22) đã quy định rõ đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo thang phân loại 4 bậc của Nikko để xác định mức độ nhận thức của HS:

- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;

- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;

- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.

GV có thể dựa vào 4 mức độ này để điều chỉnh, bổ sung các câu hỏi/bài tập trong các môn học ở tiểu học nói chung, môn Tiếng việt nói riêng nhằm vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống hoặc tình huống mới. Thông qua các bài tập này, HS hiểu được mình học kiến thức đó để làm gì, có ích như thế nào trong cuộc sống. Khi bài học trở nên gần gũi, các em cũng sẽ yêu thích, hứng thú hơn và tích cực hơn trong giờ học.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 54 - 56)