Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 102 - 103)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5.1.Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1.Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm

- Đánh giá định tính: Việc đánh giá định tính được thực hiện thông qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh nhóm thực nghiệm.

- Đánh giá về mặt hứng thú học tập của học sinh:

+ Mức độ thích: Học sinh hào hứng khi tham gia các trị chơi, đồng thời tích cực trong q trình chơi, trong học tập tiết học. Các em chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học, tích cực làm bài, không mất tập trung làm việc riêng trong suốt quá trình diễn ra tiết học.

+ Mức độ bình thường: Học sinh nghe giáo viên giảng bài, làm các nhiệm vụ được giao trong giờ học, không làm chuyện riêng trong giờ học.

+ Mức độ khơng thích: Học sinh khơng chú ý nghe giáo viên giảng bài, không phát biểu ý kiến xây dựng bài, không làm các nhiệm vụ được giao trong tiết học, làm việc riêng trong giờ học.

- Sự chú ý của HS trong tiết học:

+ Mức độ 1: HS tập trung chú ý cao độ, lắng nghe giáo viên hướng dẫn và phổ biến trò chơi, nhiệm vụ của trò chơi.

+ Mức độ 2: HS chăm chú vào tiết học nhưng chưa mạnh dạn tham gia vào trị chơi vì cịn chưa hiểu được nội dung, nhiệm vụ của trò chơi nên các em cịn e ngại.

+Mức độ 3: HS khơng chú ý vào hoạt động trò chơi mà làm những công việc riêng.

- Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm với các số liệu được tập hợp và xử lý thông qua so sánh tỷ lệ các thang xếp loại hoàn thành tốt – hoàn thành – chưa hồn thành.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 102 - 103)