Yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 73 - 76)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1.Yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện

2.2.1. Yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 Luyện từ và câu lớp 3

Trong cuốn “ Tổ chức hoạt động vui chơi ở tiểu học”, tác giả Hà Nhật Thăng đã quy trình tổ chức trò chơi gồm 4 giai đoạn và được chia làm nhiều bước cụ thể như sau:

*Giai đoạn thứ nhất: Lựa chọn trò chơi

Bước 1: Đưa ra mục tiêu của bài học, phần học, phân tích xem cần phải rèn luyện những kĩ năng nào.

Bước 2: Lựa chọn trò chơi, phân tích xem trò chơi đó rèn luyện được những kĩ năng gì.

Bước 3: Đối chiếu trò chơi với mục tiêu cần đạt tới xem có phù hợp không, có đem lại hiệu quả cao không. Nếu không phù hợp thì quay lại bước 2, chọn thử trò chơi khác và tiến hành công việc theo các bước đã định. Nếu thấy phù hợp thì chọn trò chơi đã phân tích.

*Giai đoạn thứ 2: Chuẩn bị tổ chức trò chơi Bước 4: Thiết kế “ giáo án” trò chơi

- Tên trò chơi

- Mục đích đặt ra khi học sinh chơi

- Các phương tiện phục vụ cho việc tổ chức trò chơi - Nội dung trò chơi, các hoạt động cụ thể, cách tiến hành

- Dự kiến thưởng, phạt

- Đưa ra chuẩn và thang đánh giá

Bước 5: Chuẩn bị thực hiện “giáo án” trò chơi

- Chuẩn bị đầy đủ và chất lượng các phương tiện( một phần do giáo viên, một phần do học sinh chuẩn bị).

*Giai đoạn thứ 3: Tổ chức trò chơi Bước 6: Đặt vấn đề

- Giới thiệu trò chơi

- Nêu yêu cầu của trò chơi

Bước 7: Giới thiệu rõ ràng, mạch lạc, cụ thể nội dung trò chơi với các hoạt động cụ thể ( có thể làm mẫu).

Bước 8: Cho học sinh thực hiện trò chơi theo các hoạt động đã nêu, theo dõi, uốn nắn kịp thời hành động chưa chuẩn xác, đánh giá những kết quả bộ phận.

*Giai đoạn kết thúc trò chơi

Bước 9: Tập hợp học sinh làm một số động tác thư giãn, đánh giá chung ( có thể cho học sinh tham gia đánh giá).

Bước 10: Phần thưởng ( nếu có) và kết thúc.

* Lưu ý

- Thưởng – phạt phải công minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác, làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập cyủa HS.

- Thưởng những HS, những nhóm tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật và “ thắng” trong cuộc chơi. Hình thức: khen ngợi, khích lệ bằng tràng pháo tay.

- Phạt những HS, những nhóm HS bằng những hình thức đơn giản như: Chào đội thắng cuộc, kể chuyện vui, hát một bài, múa, nhảy lò cò,…

Trên đây là quy trình lựa chọn và tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học gồm 4 giai đoạn và 10 bước cụ thể. Tuy nhiên đây là một quy trình mềm dẻo, linh hoạt,

sự phân chia các giai đoạn chỉ có tính chất tương đối.Trong thực tế các giai đoạn này có thể đan xen, hòa nhập với nhau trong một số trường hợp. Tùy thuộc vào mục đích và nội dung bài học có thể tiến hành bỏ qua một hoặc một vài bước cụ thể. Kế thừa những mặt tích cực của quy trình tổ chức trò chơi của tác giả Hà Nhật Thăng, chúng tôi đã vận dụng quy trình này vào việc thiết kế trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3

2.2.2. Yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3

* Đối với GV:

- GV là người chỉ đạo, tổ chức trò chơi. GV phải tìm hiểu, chắt lọc trò chơi nào cho phù hợp với tiết học, môn học.

- Về thời gian: Đây không phải là phương pháp chủ đạo của tiết học nên trò chơi chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhỏ (5 – 10 phút). Nhưng nếu là tiết ôn tập thì thời gian có thể dài hơn nhưng không nên quá lạm dụng trò chơi.

- Về nội dung: Trò chơi phải cô đọng để đi đến kiến thức trọng tâm, tránh những thao tác thừa, nội dung luộm thuộm, làm phân tán yêu cầu, mục đích của trò chơi.

- Về hình thức tổ chức: Nếu là trò chơi mang tính tập thể thì cần tổ chức cụ thể. Trò chơi phải có luật chơi, trật tự và có tổ chức.Khi kết thúc phải có nhận xét, đánh giá và thưởng phạt người chơi. Nếu cần chuẩn bị, GV phải nhắc HS trong tiết học trước để tránh bị động khi chơi.

* Đối với HS:

- Chính bản thân các em là người tham gia trực tiếp vào cuộc chơi, do đó bản thân các em phải là người tích cực nhất, đồng thời là những cổ động viên cho các bạn mình chơi.

- HS hiểu rõ mục đích, yêu cầu của trò chơi để không phạm luật chơi để chuẩn bị những gì cần thiết đã được phổ biến để trò chơi được tiến hành một cách có hiệu quả.

- HS sẽ cảm thấy hứng thú khi được áp dụng những kiến thức mình vừa học hoặc tự mình tìm tòi để phát hiện điều cần học. Tinh thần tập thể sẽ được nâng cao và phát huy một cách tích cực vì trò chơi đòi hỏi tính đồng đội.

2.3. Các nguyên tắc khi thiết kế, tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 73 - 76)