Trò chơi “Con chữ kì diệu”

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 91 - 94)

7. Cấu trúc khóa luận

2.4.2.1.Trò chơi “Con chữ kì diệu”

* Ví dụ bài “Từ ngữ về: Tổ quốc. Dấu phẩy” (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 17)

Ô CHỮ “ ANH HÙNG”

a) Tên trò chơi : “Con chữ kì diệu”

b) Mục đích :

- Củng cố và hệ thống hóa từ ngữ về bảo vệ Tổ quốc.

- Rèn khả năng ghi nhớ các anh hùng của dân tộc và giáo dục truyền thống dân tộc.

- Phát huy khả năng tư duy, xử lý thông tin và sự nhanh nhẹn, chính xác

c) Chuẩn bị : - Bảng phụ kẻ sẵn các ô chữ : 1 A 2 N 3 H 4 H 5 Ù 6 N 7 G d ) Cách chơi :

- Chia lớp thành 3 đội, mỗi dãy bàn một đội. - Học sinh bốc thăm để giành thứ tự chọn ô.

- Học sinh chọn câu hỏi nào, giáo viên đọc câu lệnh, các em thảo luận với nhau tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con. Thời gian ghi đáp án là 15 giây.

- Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Các đội phát hiện từ cột dọc ở bất kì thời điểm nào sau câu hỏi thứ năm đều có quyền trả lời. Từ cột dọc là 30 điểm. Đội nào có tổng số điểm nhiều hơn là thắng cuộc.

• Mỗi hàng ngang có ghi tên một anh hùng, em hãy dựa vào gợi ý để tìm đúng các anh hùng đó.

1. Triệu Việt Vương hay còn gọi là gì? 2. Nữ tướng cưỡi voi đánh giặc là ai? 3. Ai được gọi là anh hùng áo vải?

4. Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam là ai?

5. Ai là người được nhân dân tôn là Bố Cái Đại Vương? 6. Người đại phá quân Nguyên trên sông Bạch Đằng là ai? 7. Ai là người đại phá quân Tống trên sông Như Nguyệt?

Đáp án:

Các anh hùng lần lượt là: Triệu Quang Phục, Trưng Trắc, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt.

1 T R I Ệ U Q U A N G P H Ụ C 2 T R Ư N G T R Ắ C 3 N G U Y Ễ N H U Ệ 4 H Ồ C H Í M I N H 5 P H Ù N G H Ư N G 6 T R Ầ N Q U Ố C T U Ấ N 7 L Ý T H Ư Ờ N G K I Ệ T

Hoặc có thể cho học sinh giải ô chữ ở phần củng cố:

Ví dụ bài: Từ ngữ về cộng đồng. Ôn tập câu Ai làm gì? ( Tiếng việt 3, tập 1, trang 65)

a) Tên trò chơi: “Con chữ kì diệu” b) Mục đích

- Rèn kĩ năng đoán nhanh từ khi biết nghĩa.

- Củng cố nghĩa từ và mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh, đồng thời rèn trí thông minh và khả năng phản ứng nhanh.

c) Chuẩn bị

- Thiết kế trò chơi trên Powerpoint.

- Nội dung:

Ô chữ: ĐỒNG CA

Các từ hàng ngang là những từ có tiếng “cộng” hoặc tiếng “đồng” có nghĩa chung là những hoạt động trong cộng đồng.

1. Khi chấp thuận một ý kiến 2. Cùng tán thành một vấn đề 3. Cùng chung một lòng.

5. Khi cùng làm chung một việc với nhau. 6. Cả lớp cùng đọc chung một bài tập đọc.

d) Cách chơi:

- Chia lớp thành 4 đội, mỗi dãy bàn một đội. - Học sinh bốc thăm để giành thứ tự chọn ô.

- Học sinh chọn câu hỏi nào, giáo viên đọc câu lệnh, các em thảo luận với nhau tìm từ có số chữ cái tương ứng ở cột ngang, ghi vào bảng con. Thời gian ghi đáp án là 15 giây.

- Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Các đội phát hiện từ cột dọc ở bất kì thời điểm nào sau câu hỏi thứ năm đều có quyền trả lời. Từ cột dọc là 30 điểm. Đội nào có tổng số điểm nhiều hơn là thắng cuộc.

Đáp án các từ hàng ngang lần lượt là: đồng ý, đồng tình, đồng lòng, đồng diễn, cộng tác, đồng thanh.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 91 - 94)