Trò chơi “ Cùng ôn tập”

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 97)

7. Cấu trúc khóa luận

2.4.2.4.Trò chơi “ Cùng ôn tập”

Được tổ chức trên ứng dụng Quizizz.com, địa chỉ trò chơi :

https://quizizz.com/admin/quiz/6098cdb40efe81001c05bf08

Ví dụ bài “ Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?” ( Tiếng Việt 3, tập 2, trang 44)

*Mục đích :

- Củng cố kiến thức cho học sinh về nhân hoá, về cách đặt và trả lời câu hỏi như thế nào?

- Rèn cho học sinh cách sử dụng dấu phẩy

- Rèn tư duy, ghi nhớ có hệ thống và sự nhanh nhẹn, chính xác. - Giúp HS tăng khả năng phản ứng nhanh với từ ngữ.

- Rèn kĩ năng xử lý thông tin và áp dụng vào thực hành * Chuẩn bị: Thiết kế trò chơi trên powerpoint

*Cách chơi:

HS tham gia chơi trên quizizz.com bằng máy tính. HS sẽ thực hiện nhập mã code mà GV cung cấp để tham gia trò chơi. Các em sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi (3 – 5 phút), trò chơi kết thúc 3 em có kết quả điểm và lượt trả lời chính xác nhất sẽ giành chiến thắng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Dạy học Luyện từ và câu cho HS lớp 3, bên cạnh việc cung cấp cho HS một số kiến thức về từ và câu, cần quan tâm và dành thời lượng thích đáng cho việc dạy thực hành, vận dụng kiến thức về từ và câu vào hoạt động sử dụng ngôn ngữ. Trong chương này, từ việc xác định yêu cầu khi thiết kế trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 tôi tiến hành giới thiệu một số trò chơi học tập được sử dụng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức từ và câu vào nói và viết thông qua các trò chơi học tập. Chúng tôi mong muốn đây sẽ là một gợi ý hữu ích cho GV khi tổ chức dạy học Luyện từ và câu ở lớp 3.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Nhằm thực hiện giáo án đã được soạn theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát huy tư duy ngôn ngữ của HS trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3. Qua đó phần nào có thể đánh giá một cách khách quan về tính khả thi của đề tài, phát huy tối đa tính tích cực học tập, sáng tạo của HS nhằm đạt hiệu quả tốt nhất mà đề tài đã nghiên cứu.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Tổ chức dạy học bài học trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 theo giáo án đã soạn tuần 28: Nhân hoá – Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than

Qua tiết dạy trên lớp chủ yếu để quan sát và đánh giá hứng thú, sự tập trung chú ý, mức độ hiểu bài và khả năng vận dụng các trò chơi vào quá trình học tập của HS như thế nào?

3.3. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực nghiệm

3.3.1. Đối tượng

Đề tài nghiên cứu được tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp 3A3 và 3A2 trường Tiểu học Tiên Cát – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ.

Lớp 3A3 trường tiểu học Tiên Cát gồm 35 học sinh là lớp thực nghiệm. Lớp 3A2 trường tiểu học Tiên Cát gồm 35 học sinh là lớp đối chứng.

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đều có số lượng học sinh ngang bằng nhau và cùng được dạy một chương trình kiến thức như nhau.

Xét tới giáo viên, trình độ chuyên môn giảng dạy của thầy cô chủ nhiệm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tương đối đồng đều. Các giáo viên đều có trình độ Đại học đối với ngành giáo dục tiểu học. Cả hai thầy cô đều có thâm niên trong công tác giảng dạy và đứng lớp, cụ thể: Giáo viên lớp thực nghiệm là hơn 10 năm

kinh nghiệm, giáo viên lớp đối chứng là hơn 5 năm kinh nghiệm. Điểm khác nhau giữa hai lớp đối chứng và thực nghiệm là:

- Lớp thực nghiệm do cô giáo Trần Thị Ký phụ trách giảng dạy và học sinh được tiếp cận tiết học theo hình thức sử dụng các bài hát, các trò chơi học tập ngắn để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài học mới.

- Lớp đối chứng do cô giáo Đoàn Thị Thu Hồng phụ trách giảng dạy và học sinh được tiếp cận tiết học theo hình thức sử dụng lời nói giới thiệu thông thường hay sử dụng câu hỏi có sẵn ở bài tập trước để kiểm tra bài cũ.

3.3.2. Thời gian và cách thức thực nghiệm

Để đảm bảo tiến trình chương trình dạy học, các giờ thực nghiệm được tiến hành vào các giờ chính khóa theo thời khóa biểu của nhà trường. Ở các lớp đối chứng, các tiết dạy Luyện từ và câu vẫn tiến hành bình thường theo chương trình và thời khóa biểu của nhà trường quy định. Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong kỳ 2 của năm học (2020 – 2021).

Chúng tôi đã trao đổi với giáo viên dạy thử nghiệm về việc thiết kế bài học và ý đồ sư phạm của mình khi xây dựng kế hoạch bài học. Tiếp đó chúng tôi gửi các bài kế hoạch dạy học môn Luyện từ và câu cho giáo viên dạy thử nghiệm nghiên cứu, chuẩn bị về nội dung, đồng thời trao đổi những vấn đề mà giáo viên dạy thử nghiệm còn băn khoăn.

Kế hoạch bài học thử nghiệm được lập theo yêu cầu sử dụng trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh đã được thiết kế sẵn như trong bài. Ở lớp thực nghiệm, chúng tôi tổ chức một nhóm dự giờ gồm một giáo viên dạy giỏi cấp trường và một giáo viên trưởng nhóm khối 1,2,3. Các thầy cô quan sát, ghi chép các hoạt động dạy học và tổ chức đánh giá thử nghiệm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các giờ dạy, chúng tôi trực tiếp dự giờ dạy của giáo viên, quan sát và ghi chép tỉ mỉ, chính xác những diễn biến về hoạt động của giáo viên và học sinh

trong suốt quá trình học. Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi đều trực tiếp nghe và ghi lại những ý kiến của giáo viên về thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện bài dạy thử nghiệm.

3.3.3. Cách thức đánh giá

Sau một thời gian tiến hành dạy thực nghiệm, chúng tôi lấy ý kiến đánh giá của GV và HS về tiết dạy Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực HS trong môn Tiếng việt lớp 3.

3.4. Tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm tại 2 lớp:

Lớp thực nghiệm: Lớp 3A3 với 35 HS - trường Tiểu học Tiên Cát – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Tổng số HS tham gia thực nghiệm là 35 HS.

Lớp đối chứng: Lớp 3A2 với 35 HS - trường Tiểu học Tiên Cát – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Tổng số HS tham gia thực nghiệm là 35 HS.

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm

- Đánh giá định tính: Việc đánh giá định tính được thực hiện thông qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh nhóm thực nghiệm.

- Đánh giá về mặt hứng thú học tập của học sinh:

+ Mức độ thích: Học sinh hào hứng khi tham gia các trò chơi, đồng thời tích cực trong quá trình chơi, trong học tập tiết học. Các em chăm chú nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học, tích cực làm bài, không mất tập trung làm việc riêng trong suốt quá trình diễn ra tiết học.

+ Mức độ bình thường: Học sinh nghe giáo viên giảng bài, làm các nhiệm vụ được giao trong giờ học, không làm chuyện riêng trong giờ học.

+ Mức độ không thích: Học sinh không chú ý nghe giáo viên giảng bài, không phát biểu ý kiến xây dựng bài, không làm các nhiệm vụ được giao trong tiết học, làm việc riêng trong giờ học.

- Sự chú ý của HS trong tiết học:

+ Mức độ 1: HS tập trung chú ý cao độ, lắng nghe giáo viên hướng dẫn và phổ biến trò chơi, nhiệm vụ của trò chơi.

+ Mức độ 2: HS chăm chú vào tiết học nhưng chưa mạnh dạn tham gia vào trò chơi vì còn chưa hiểu được nội dung, nhiệm vụ của trò chơi nên các em còn e ngại.

+Mức độ 3: HS không chú ý vào hoạt động trò chơi mà làm những công việc riêng.

- Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm với các số liệu được tập hợp và xử lý thông qua so sánh tỷ lệ các thang xếp loại hoàn thành tốt – hoàn thành – chưa hoàn thành.

3.5.2. Các bình diện được đánh giá

Chúng tôi tiến hành gửi các tiết bài dạy phân môn Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực đã thiết kế ở trên cho GV dạy lớp thực nghiệm: Lớp 3A3 trường tiểu học Tiên Cát – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ để GV lên lớp dạy thí điểm. Tiết dạy có sự tham gia dự giờ của GV tổ khối. Sau tiết dạy, chúng tôi tiến hành thu thập ý kiến của GV dự giờ bằng hình thức phiếu dự giờ, ý kiến của HS bằng phiếu khảo sát. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Xếp loại tiết dạy của GV lớp thực nghiệm

Lớp Giỏi Khá Trung bình

SL % SL % SL %

Lớp thực nghiệm 8 81.8 2 18.2 0 0

Lớp đối chứng 6 45.5 7 54.5 0 0

Qua kết quả khảo sát có thể thấy các tiết dạy của GV lớp thực nghiệm được đánh giá khá tốt (81.8% so với 45.5% ở lớp đối chứng). Các GV đều cho rằng việc tổ chức dạy học Luyện từ và câu theo định hướng phát triển năng lực có tính khả

thi cao và đem lại hiệu quả nếu được áp dụng trong thực tế. Cô N.T.H.P cho biết:

“Việc sử dụng các hoạt động được thiết kế trong giáo án phát triển năng lực giúp cho GV có thể đánh giá năng lực HS. HS có thể chủ động tiếp thu kiến thức, phát huy các khả năng, thế mạnh của bản thân mình”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với HS, qua tiết dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy: 77% HS tại lớp thực nghiệm hứng thú với tiết học, hiểu bài, tự tin dùng từ và đặt câu trong quá trình giao tiếp. Trong khi đó con số này ở các lớp đối chứng chỉ là 50.6% . Số HS không hứng thú với tiết dạy, dùng từ và đặt câu chưa đạt ở các lớp thực nghiệm (6.9%), thấp hơn so với lớp đối chứng (15.7%).

HS học tập trong không khí tự nhiên thoải mái. Các em tích cực và hào hứng nhất là ở hoạt động vận dụng. Các em sử dụng được từ trong khi nói, viết một cách tự nhiên. Qua các tiết học này, các em cũng đã rèn được rất nhiều kĩ năng: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, giải quyết vấn đề ...

Chúng tôi đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến của các em và có bảng sau: Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến của HS lớp thực nghiệm và đối chứng

Lớp Tổng

Hứng thú với tiết dạy; tự tin dùng từ, đặt câu

Chưa tự tin khi dùng từ và đặt câu

HS chưa hứng thú với tiết dạy,

dùng từ và đặt câu chưa đạt

SL % SL % SL %

Lớp thực nghiệm 35 18 77.0 15 16.1 2 6.9 Lớp đối chứng 35 19 50.6 9 33.7 7 15.7

Từ bảng 3.2 về ý kiến của học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng sau khi trải qua tiết dạy của giáo viên, ta có biểu đồ sau:

Chúng tôi nhận thấy được mức độ hứng thú của HS trong tiết học giữa hai lớp thực nghiệm và đối chứng không giống nhau:

- Hứng thú với tiết dạy; tự tin dùng từ, đặt câu: Lớp đối chứng hứng thú chiếm

50,6%, còn lớp thực nghiệm chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn lớp đối chứng là 77,0%. Từ đó thấy được rằng HS ở lớp thực nghiệm các em rất thích được giáo viên tổ chức trò chơi học tập trong giờ học LT&C và các em rất hứng thú với những trò chơi đã được thiết kế, đồng thời các em cũng đã tự tin khi dùng từ, đặt câu hơn.

- Chưa tự tin khi dùng từ và đặt câu: lớp thực nghiệm chỉ còn 16,1%. Còn ở lớp

đối chứng thì lại cao hơn nhiều so với lớp thực nghiệm (chiếm 33,7%). HS lớp đối chứng ít chủ động vào tham gia trò chơi học tập cho nên khi các em dùng từ và đặt câu các em rụt rè, dùng từ và đặt câu chưa hợp lý

- HS chưa hứng thú với tiết dạy, dùng từ và đặt câu chưa đạt : chúng tôi nhận

thấy được sự khác biệt rất rõ rệt giữa hai lớp. HS lớp đối chứng có rất nhiều em không tham gia vào trò chơi và chiếm tỉ lệ cao so với lớp thực nghiệm

Qua quá trình thực nghiệm và dự giờ dạy chúng tôi quan sát kĩ mức độ hứng thú học tập của HS 2 lớp và nhận thấy rằng: HS ở lớp thực nghiệm rất hứng thú và

0% 20% 40% 60% 80% Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Biểu đồ 3.1. Mức độ hứng thú của học sinh

Hứng thú với tiết dạy; tự tin dùng từ, đặt câu Chưa tự tin khi dùng từ và đặt câu

HS chưa hứng thú với tiết dạy, dùng từ và đặt câu chưa đạt

chú ý vào giờ học, hứng thú của các em được bộc lộ rất rõ nét. Khi giáo viên nhắc đến việc tổ chức trò chơi trong giờ học LT&C thì HS tỏ thái độ rất phấn khởi và các em thể hiện rất rõ nét với nét mặt tươi vui, nhất là được chơi các trò chơi mới. HS được tiếp xúc với đối tượng học và làm việc với đối tượng thông qua trò chơi học tập. Các em hăng hái giơ tay phát biểu, thích được thể hiện bản thân, thi đua với nhau và vận động nhẹ trong giờ học.

Trong khi đó ở lớp đối chứng chúng tôi nhận thấy được các em ngồi thụ động, ít vận động, không tham gia vào trò chơi. Các em tỏ vẻ không thích phát biểu, không làm việc cùng với nhóm. Đôi khi các em còn nói chuyện riêng với bạn, không lắng nghe giáo viên giảng bài.

Bảng 3.3: Sự chú ý của HS trong tiết học

Mức độ Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % 1 26 74.3 18 51.42 2 13 37.14 19 54.3 3 6 17.14 8 22.86 Từ bảng 3.3 ta có sơ đồ sau:

Biểu đồ 3.2. Mức độ chú ý của học sinh trong tiết học

54% 51.42% 22.86% LỚP ĐỐI CHỨNG Mức 1 Mức 2 Mức 3 74.3% 37.14% 17.14% LỚP THỰC NGHIỆM Mức 1 Mức 2 Mức 3

Qua biểu đồ ta thấy mức độ chú ý của HS trong tiết học của 2 lớp khác nhau rõ rệt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở mức độ 1: phần lớn các em ở lớp thực nghiệm tham gia tốt vào tiết học (74.3%), trong tiết học các em tập trung chú ý cao độ, lắng nghe GV hướng dẫn và phổ biến trò chơi nên các em giải quyết nhiệm vụ học tập một cách tự giác. Trong khi đó, mức độ 1 ở lớp đối chứng chỉ có 51.42%.

Ở mức độ 2: chúng tôi nhận thấy rằng ở lớp thực nghiệm các em cũng có tham gia vào tiết học, có một số em chưa chú ý sự hướng dẫn của GV nên có một số HS hiểu không rõ được trò chơi và vì thế giải quyết nhiệm vụ không được tốt (37.14%). Nhưng ở lớp đối chứng, mức độ 2 lại còn hơn rất nhiều so với lớp thực nghiệm. Phần lớn HS lớp đối chứng các em ít tập trung, ít chủ động tham gia vào trò chơi, còn e dè, ngại phát biểu. Do đó, tỉ lệ HS hiểu không rõ được nội dung trò chơi của GV là khá cao (54.3%).

Ở mức độ 3: chúng tôi nhận thấy được lớp thực nghiệm vẫn còn một số ít HS chưa thật sự tập trung vào giờ học, ít chú ý lắng nghe GV phổ biến (17.14%). Ở lớp đối chứng thì mức độ này chiếm tỉ lệ cao hơn lớp thực nghiệm (22.86%), đa phần là các em nói chuyện riêng, làm việc riêng, ít hứng thú với câu hỏi và nhiệm vụ của trò chơi mà GV phổ biến mặc dù vẫn có một số ít HS rất chú ý và tiếp thu bài tốt. Đây là những HS khá, giỏi nhưng cũng bị ảnh hưởng của các bạn khác mà phân tán sự chú ý.

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức một số trò chơi học tập trong môn luyện từ và câu nhằm phát triển tư duy ngôn ngữ cho học sinh lớp 3 (Trang 97)